Giải SGK Địa 12 KNTT Bài 3: Sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên có đáp án
32 người thi tuần này 4.6 401 lượt thi 11 câu hỏi
🔥 Đề thi HOT:
425 câu Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý Chủ đề 4: Địa lý các vùng kinh tế
120 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Cánh diều ôn tập Chủ đề 4: Địa lí các vùng kinh tế có đáp án
20 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Kết nối tri thức Bài 1 có đáp án
30 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Cánh diều Bài 24 có đáp án
30 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Cánh diều Bài 23 có đáp án
30 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Cánh diều Bài 19 có đáp án
30 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Cánh diều Bài 22 có đáp án
30 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Kết nối tri thức Bài 28 có đáp án
Nội dung liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Lời giải
- Sự phân hóa thiên nhiên:
+ Thiên nhiên phân hóa theo chiều bắc – nam: phần lãnh thổ phía Bắc khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, cảnh quan rừng nhiệt đới gió mùa; phần lãnh thổ phía Nam khí hậu cận xích đạo gió mùa, cảnh quan rừng cận xích đạo gió mùa.
+ Thiên nhiên phân hóa theo chiều đông – tây: vùng biển và thềm lục địa, vùng đồng bằng, vùng đồi núi.
+ Thiên nhiên phân hóa theo độ cao: đai nhiệt đới gió mùa, đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi, đai ôn đới gió mùa trên núi.
- Ảnh hưởng phát triển kinh tế - xã hội: ảnh hưởng quy hoạch, hướng chuyên môn hóa sản xuất; ảnh hưởng tới hướng phát triển kinh tế - xã hội; tạo nên những nét độc đáo trong các ngành sản xuất và đời sống.
Lời giải
Phần lãnh thổ phía Bắc |
Phần lãnh thổ phía Nam |
- Toàn bộ lãnh thổ phía Bắc tới dãy núi Bạch Mã. - Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có một mùa đông lạnh. Nhiệt độ TB năm trên 20°C, mùa đông có 2 – 3 tháng nhiệt độ TB dưới 18°C, biên độ nhiệt TB năm cao. - Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng nhiệt đới gió mùa. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh, rừng ngập mặn, rừng cận nhiệt lá rộng thường xanh, rừng lá kim núi cao,… Thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra có thực vật cận nhiệt đới và ôn đới, các loài thú lông dày. |
- Từ dãy núi Bạch Mã trở vào phía Nam. - Khí hậu cận xích đạo gió mùa, nền nhiệt độ cao, trung bình năm trên 25°C, biện độ nhiệt không quá 4 - 5°C, khí hậu phân 2 mùa mưa – khô. - Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là rừng cận xích đạo gió mùa. Thành phần thực, động vật phần lớn thuộc vùng Xích đạo và nhiệt đới. Nhiều loài cây chịu hạn, rụng lá vào mùa khô, hình thành rừng thưa nhiệt đới khô. Động vật tiêu biểu là các loài thú lớn như voi, hổ, báo, bò rừng,… vùng đầm lầy có trăn, rắn, cá sấu. Vùng ven biển, cửa sông ĐB sông Cửu Long có rừng ngập mặn, rừng tràm. |
Lời giải
Từ đông sang tây (từ biển vào đất liền), thiên nhiên có sự phân hóa thành 3 dải rõ rệt:
- Vùng biển và thềm lục địa:
+ Thiên nhiên có lượng ẩm dồi dào, có sự hoạt động thường xuyên của các hoàn lưu gió mùa, Tín phong. Thiên nhiên đa dạng, giàu có, tiêu biểu cho thiên nhiên vùng biển nhiệt đới ẩm gió mùa.
+ Thềm lục địa mở rộng ở vịnh Bắc Bộ, vùng biển Nam Bộ và vịnh Thái Lanl thềm lục địa phần còn lại thu hẹp, nhất là đoạn ven biển Nam Trung Bộ.
- Vùng đồng bằng:
+ Thiên nhiên thay đổi tùy nơi phản ánh mối quan hệ giữa vùng đồi núi với vùng biển và thềm lục địa.
+ Hai đồng bằng châu thổ rộng lớn là ĐB sông Hồng và ĐB sông Cửu Long được bồi tụ, mở rộng với các bãi triều thấp, phẳng, thềm lục địa rộng, nông. Địa hình thấp, tương đối bằng phẳng, có nhiều ô trũng. Dải đồng bằng ven biển Trung Bộ hẹp ngang bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ, đường bờ biển khúc khuỷu, địa hình cồn cát, đầm phá khá phổ biến, đất kém màu mỡ hơn 2 đồng bằng châu thổ.
- Vùng đồi núi: sự phân hóa chủ yếu do tác động của gió mùa và hướng các dãy núi.
+ Dãy Hoàng Liên Sơn tạo sự khác biệt giữa vùng núi Tây Bắc với vùng núi Đông Bắc. Vùng núi Đông Bắc mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa, vùng núi thấp Tây Bắc có cảnh quan nhiệt đới ẩm gió mùa còn vùng núi cao có cảnh quan giống như vùng ôn đới.
+ Dãy Trường Sơn tạo sự khác biệt giữa vùng đông Trường Sơn và tây Trường Sơn. Đông Trường Sơn có một mùa mưa vào thu đông trong khi Tây Nguyên lại là mùa khô. Khi Tây Nguyên vào mùa mưa thì sườn đông Trường Sơn nhiều nơi chịu tác động của gió Tây khô nóng.
Lời giải
- Đai nhiệt đới gió mùa:
+ Ở miền Bắc: độ cao TB từ khoảng 600 – 700 m trở xuống, ở miền Nam từ khoảng 900 – 1000 m trở xuống.
+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa: tổng nhiệt độ hoạt động TB năm trên 7500°C, mùa hạ nóng (nhiệt độ TB tháng trên 25°C), độ ẩm thay đổi tùy nơi.
+ Đất có 2 nhóm chính: đất phù sa ở vùng đồng bằng (phù sa sông, đất phèn, đất mặn, đất cát,…), nhóm đất feralit ở vùng đồi núi thấp (feralit đỏ vàng, feralit nâu đỏ phát triển trên đá badan, đá vôi).
+ Sinh vật: hệ sinh thái rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh hình thành ở những vùng núi thấp, mưa nhiều, ẩm ướt; hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa (rừng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng nhiệt đới khô,…); các hệ sinh thái khác phát triển trên các loại thổ nhưỡng đặc biệt (rừng nhiệt đới thường xanh trên đá vôi, rừng ngập mặn trên đất ngập mặn ven biển,…)
- Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi:
+ Ở miền Bắc, từ khoảng 600 – 700 m đến 2600 m, ở miền Nam từ khoảng 900 – 1000 m đến 2600 m.
+ Khí hậu mát mẻ, tổng nhiệt độ dao động từ 4500°C - 7500°C, mùa hè mát (nhiệt độ TB tháng dưới 25°C), mưa nhiều (trên 2000 mm), độ ẩm cao.
+ Đất: hình thành các loại đất feralit mùn (ở độ cao 600 – 700 m đến 1600 – 1700 m), đất xám mùn trên núi (ở độ cao trên 1600 – 1700 m).
+ Sinh vật phổ biến là các loài cận nhiệt đới, xen kẽ một số loài nhiệt đới. Trong rừng xuất hiện các loài chim, thú cận nhiệt đới như gấu, sóc,…
- Đai ôn đới gió mùa trên núi
+ Độ cao từ 2600 m trở lên (có ở dãy Hoàng Liên Sơn).
+ Khí hậu mang tính chất ôn đới, tổng nhiệt độ hoạt động dưới 4500°C, quanh năm nhiệt độ dưới 15°C, mùa đông nhiệt độ xuống dưới 5°C.
+ Đất chủ yếu là đất mùn núi cao.
+ Thực vật ôn đới chiếm ưu thế như đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam với rừng trúc lùn, rừng rêu mưa mù trên núi phát triển.
Lời giải
- Địa hình, đất:
+ Địa hình đa dạng, đồi núi thấp chiếm ưu thế, hướng các dãy núi theo hướng vòng cung, cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam. Đồng bằng tương đối rộng và bằng phẳng. Địa hình các-xtơ khá phổ biến (Hà Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng,…). Bờ biển đa dạng: nơi thấp phẳng, nơi nhiều vịnh, đảo như vùng biển tỉnh Quảng Ninh.
+ Đất có nhiều loại, tiêu biểu là đất feralit trên các loại đá mẹ ở vùng đồi núi thấp, đất phù sa ở ĐB sông Hồng, đất mặn, đất phèn ở vùng ven biển.
- Khí hậu: chịu ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc của gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa đông lạnh, có tình trạng rét đậm, rét hại. Miền có mùa đông lạnh điển hình nhất.
- Sông ngòi: các sông lớn như sông Hồng, sông Chảy,… chảy theo hướng tây bắc – đông nam. Khu vực Đông Bắc có các sông như sông Lô, sông Gâm, sông Lục Nam,… chảy theo hướng vòng cung.
- Sinh vật phong phú và đặc sắc, thuộc khu hệ thực vật Việt Bắc – Hoa Nam, có tới 50% thành phần loài bản địa. Nhiều loài động vật quý hiếm như voọc đầu trắng, voọc quần đùi trắng, công,…được bảo tồn tại các vườn quốc gia (Ba Bể, Tam Đảo, Cát Bà,…). Cảnh quan thiên nhiên thay đổi theo mùa, theo khu vực.
- Khoáng sản đa dạng: than đá ở Quảng Ninh, Thái Nguyên; than nâu ở ĐB sông Hồng; sắt ở Thái Nguyên; chì – kẽm ở Bắc Kạn; thiếc ở Cao Bằng; khí tự nhiên ở bể Sông Hồng,…
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
80 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%