Giải SGK GDCD 9 Cánh diều Bài 4. Khách quan và công bằng có đáp án

62 người thi tuần này 4.6 463 lượt thi 10 câu hỏi

🔥 Đề thi HOT:

1301 người thi tuần này

Đề thi cuối kì 1 GDCD 9 KNTT có đáp án ( Đề 1)

3.3 K lượt thi 26 câu hỏi
365 người thi tuần này

Đề thi cuối kì 1 GDCD 9 CTST có đáp án (Đề 1)

1.1 K lượt thi 26 câu hỏi
325 người thi tuần này

Đề thi cuối kì 1 GDCD 9 KNTT có đáp án ( Đề 2)

2.3 K lượt thi 26 câu hỏi
233 người thi tuần này

Đề thi cuối kì 1 GDCD 9 Cánh Diều có đáp án (Đề 1)

832 lượt thi 26 câu hỏi
197 người thi tuần này

Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 4 (có đáp án): Bảo vệ hòa bình

10 K lượt thi 10 câu hỏi
196 người thi tuần này

Đề thi giữa kì 1 môn GDCD lớp 9 KNTT có đáp án (Đề 1)

685 lượt thi 26 câu hỏi
166 người thi tuần này

Đề thi cuối kì 1 GDCD 9 Cánh Diều có đáp án (Đề 2)

765 lượt thi 26 câu hỏi
154 người thi tuần này

Đề thi cuối kì 1 GDCD 9 CTST có đáp án (Đề 2)

885 lượt thi 26 câu hỏi

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 2:

a) Em hãy xác định việc làm thể hiện sự khách quan của Ngô Sĩ Liên trong câu chuyện trên và giải thích ý nghĩa của những việc làm đó.

b) Em hãy nêu một số trường hợp thể hiện sự khách quan, thiếu khách quan trong cuộc sống và đưa ra nhận xét cho mỗi trường hợp.

NGÔ SĨ LIÊN - NGƯỜI VIẾT SỬ NỔI TIỀNG

Ngô Sĩ Liên là người huyện Chương Mỹ, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Ông là nhà sử học nổi tiếng, làm quan dưới ba triều đại nhà Lê.

Tên tuổi của Ngô Sĩ Liên gắn với cuốn Đại Việt Sử ký toàn thư, là cuốn sách được biên soạn để khảo xét, đính chính lại hai sách Đại Việt Sử ký toàn thư của Lê Văn Hưu và của Phan Phu Tiên.

Trong quá tình biên soạn, một mặt, Ngô Sĩ Liên đánh giá cao những nhà sử học tiền bối: “Văn Hưu là đại thủ bút đời Trần, Phu Tiên là bậc cố lão của thánh triều ta, đều vâng chiếu biên soạn lịch sử nước ta, tìm thêm các sách vở còn sót lại, gom hợp thành sách để cho người xem đời sau không còn gì phải tiếc nữa là được”. Mặt khác, ông cũng nêu lên những nhược điểm của hai bộ quốc sử: “Ghi chép có chỗ chưa đủ, nghĩa lệ còn có chỗ chưa đáng, văn tự còn có chỗ chưa ổn, người đọc không khỏi còn có chỗ chưa vừa ý ... ".

Tài viết sử của Ngô Sĩ Liên được đánh giá là: ghi chép đầy đủ, nghĩa lí thích đáng, chữ nghĩa chắc chắn, khuyến khích răn đe công luận rõ ràng. Phần bình luận về các nhân vật lịch sử, ngòi bút của ông thẳng thắn, công tội phân minh, ông bình luận về vua Lý Thái Tông rằng: “Sử khen vua là người nhân triết thông tuệ, có đại lược văn võ, lục nghệ không nghề gì không tinh tường. Vì có tài đức ấy, nên có thể làm mọi việc, song câu nệ về lễ yến hưởng vua tôi, đương lúc đau thương mà cũng vui chơi, khiến cho đạo chỉ hiếu còn có thiếu sót ... ".

 (Theo Đỗ Văn (2023), Kể chuyện Danh nhân Việt Nam, NXB Thanh niên, HN, trang 112-114)


Câu 3:

a) Em hãy xác định các biểu hiện của sự công bằng trong câu chuyện trên và giải thích ý nghĩa của những biểu hiện đó.

b) Em hãy nêu một ví dụ về công bằng trong cuộc sống hằng ngày. Nếu thiếu sự công bằng trong trường hợp này thì điều gì sẽ xảy ra? Vì sao?

BA CHIẾC BA LÔ

Trong những ngày sống ở Việt Bắc, mỗi lần Bác đi công tác thường có hai đồng chí đi cùng. Vì sợ Bác mệt, nên hai đồng chí định mang hộ ba lô cho Bác, nhưng Bác nói:

- Đi đường rừng, leo núi ai mà chẳng mệt, tập trung đồ vật cho một người mang đi thì người đó càng chóng mệt. Cứ phân ra mỗi người mang một ít.

Khi mọi thứ đã được phân ra cho vào ba chiếc ba lô, Bác còn hỏi thêm:

- Các chú đã chia đều rồi chứ?

Hai đồng chí trả lời:

- Thưa Bác, rồi ạ!

Ba người lên đường, qua một chặng, mọi người dừng chân. Bác đến chỗ đồng chí bên cạnh, xách chiếc ba lô lên.

- Tại sao ba lô của chú nặng mà của Bác lại nhẹ?

Sau đó, Bác mở cả ba chiếc ba lô ra xem thì thấy ba lô của bác nhẹ nhất, chỉ có chăn, màn. Bác không đồng ý và nói:

- Chỉ có lao động thật sự mới đem lại hạnh phúc cho con người.

Hai đồng chí kia lại phải san đều các thứ vào ba chiếc ba lô.

(Theo Nguyễn Văn Khoan (2007), Bác Hồ - Con người & phong cách, NXB Trẻ, HCM, trang 103-104)


Câu 4:

a) Em hãy nhận xét lời nói, hành động của các nhân vật trong hai trường hợp hợp trên?

b) Nếu là N, em sẽ thuyết phục bạn K như thế nào?

c) Dựa trên nguyên tắc khách quan và công bằng, em hãy đề xuất một số cách để giải quyết khúc mắc giữa bạn M và người chị họ.

Trường hợp 1. Bạn N và bạn K cùng tham gia một dự án học tập, với đề tài: Khảo sát thực tế mức độ ô nhiễm môi trường ở khu vực em đang sinh sống. Bạn N lên kế hoạch: “Bọn mình nên xây dựng mẫu phiếu để đi khảo sát, sau đó đi quan sát thực tế để lấy số liệu viết báo cáo” nhưng bạn K gạt đi: “không cần phải phiền phức thế, lấy tư liệu trên mạng xã hội để viết báo cáo là đủ rồi, bây giờ ở đâu mà chẳng ô nhiễm, cứ kết luận ô nhiễm là được".

Trường hợp 2. Vào dịp nghỉ hè, bạn M rất hay về quê. Ở quê có nhiều chỗ vui chơi, lại được ông bà chiều chuộng. Mỗi lần về, M rất thích chơi với chị họ cùng trạc tuổi. Tuy nhiên, thường chỉ chơi được một lúc là lại xảy ra mâu thuẫn, khi thì tranh giành đồ ăn, lúc thì tranh giành đồ chơi, chỗ chơi, thậm chí còn giành tối được ngủ với bà. Những lúc như vậy, bà của M lại yêu cầu chị họ nhường cho M và giải thích: "Em ở xa, lâu ngày mới về, cháu là chị phải nhường cho em mới đúng".


4.6

93 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%