Bài 21: Đột biến gen
32 người thi tuần này 4.6 4.8 K lượt thi 5 câu hỏi
🔥 Đề thi HOT:
20 câu hỏi Trắc nghiệm Xác định giới tính có đáp án
Trắc nghiệm Sinh Học 9 HỆ SINH THÁI Bài 49: Quần thể xã sinh vật
Trắc nghiệm Sinh Học 9 HỆ SINH THÁI Bài 47: Quần thể sinh vật
35 câu hỏi Trắc nghiệm Con người - Môi trường (đề 1) có đáp án
35 câu hỏi Trắc nghiệm Con người - Môi trường (đề 2) có đáp án
25 câu hỏi Trắc nghiệm Môi trường - Sinh vật (đề 1) có đáp án
Danh sách câu hỏi:
Lời giải
- Số lượng và trình tự các cặp nucleotit ở đoạn (b), (c), (d) khác so với đoạn (a)
+ Đoạn (b) là đột biến gen dạng mất (cặp X-G)
+ Đoạn (c) là đột biến gen dạng thêm (cặp T-A)
+ Đoạn (d) là đột biến gen dạng thay thế (cặp A-T thành cặp G-X)
- Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen do ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong và ngoài cơ thể tới phân tử ADN xuất hiện trong điều kiện tự nhiên hoặc do con người gây ra.
Lời giải
Hình 21.2 , 21.3 là đột biến gen có hại.
Hình 21.4 là đột biến gen có lợi cho bản thân sinh vật và cả con người.
Lời giải
- Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến 1 hoặc 1 số cặp nuclêôtit.
- Một số ví dụ về đột biến gen:
+ Bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm ở người là do dạng đột biến thay thế một cặp nuclêôtit.
+ Bệnh bạch tạng do đột biến gen lặn gây nên.
+ Đột biến gen trội gây nên tay 6 ngón, ngón tay ngắn.
+ Bệnh máu khó đông, bệnh mù màu do đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể X.
Lời giải
- Đột biến gen biểu hiện ra kiểu hình thường có hại cho bản thân sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hoà trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin.
- Vai trò của đột biến gen: đột biến gen đa số tạo ra các gen lặn, chúng chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi ở thể đồng hợp và trong môi trường thích hợp. Qua giao phối, nếu gặp tổ hợp gen thích hợp, một đột biến vốn có hại có thể trở thành có lợi, làm tăng khả năng thích ứng của sinh vật với các điều kiện ngoại cảnh, có ý nghĩa đối với chăn nuôi và trồng trọt. Ví dụ: Đột biến làm tăng khả năng chịu hạn và chịu rét ở lúa…
Lời giải
* Đột biến do con người tạo ra:
+ Tạo ra đột biến mai vàng 150 cánh.
+ Sầu riêng cơm vàng hạt lép (ở Cái Mơn - Bến Tre).
+ Đột biến làm tăng khả năng chịu hạn và chịu rét của cây lúa.
+ Đột biến gen do chất độc màu da cam.
* Đột biến phát sinh trong tự nhiên:
+ Bò 6 chân.
+ Củ khoai có hình dạng giống người.
+ Người có bàn tay 6 ngón.
+ Bê con có cột sống ngắn.
+ Gà con có đầu dị dạng, chân ngắn.
+ Chó dị dạng năm chân.
965 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%