Lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của văn bản
28 người thi tuần này 4.6 4.7 K lượt thi 12 câu hỏi
🔥 Đề thi HOT:
Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 3)
Đề thi học kì 2 Ngữ văn 6 Cánh diều có đáp án (Đề 1)
Đề thi học kì 2 Ngữ văn 6 Cánh diều có đáp án (Đề 2)
Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 5)
Đề thi học kì 2 Ngữ văn 6 Cánh diều có đáp án (Đề 3)
Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 6)
Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 2)
Danh sách câu hỏi:
Câu 1
Đọc đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Chỉ còn chuyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình
Rất công bằng, rất thông minh
Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang”
(Lâm Thị Mỹ Dạ, Chuyện cổ nước mình)
a. Từ “đa tình”, “đa mang” trong đoạn thơ được hiểu như thế nào? Cho biết 2 từ trên còn có ý nghĩa nào khác? Nêu một vài ví dụ cụ thể.
……………………………………………………………………………………….………………
Đọc đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Chỉ còn chuyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình
Rất công bằng, rất thông minh
Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang”
(Lâm Thị Mỹ Dạ, Chuyện cổ nước mình)
a. Từ “đa tình”, “đa mang” trong đoạn thơ được hiểu như thế nào? Cho biết 2 từ trên còn có ý nghĩa nào khác? Nêu một vài ví dụ cụ thể.
……………………………………………………………………………………….………………
Lời giải
Trả lời:
a.
- Từ “đa tình”, “đa mang” trong đoạn thơ được hiểu như sau:
+ Đa tình: giàu tình cảm
+ Đa mang: lo lắng, quan tâm đến nhiều người, nhiều việc
- Nghĩa khác:
+ Đa tình là người có nhiều tình cảm, nhiều mối quan hệ.
Ví dụ: Một người đàn ông có thể cùng lúc yêu/ thích rất nhiều cô gái.
+ Đa mang là những người hay ôm đồm nhiều thứ, kể cả những việc không liên quan đến mình.
Ví dụ: Một người dù công việc rất bận rộn nhưng vẫn luôn quan tâm, ngó nghiêng đến công việc của người khác mặc dù họ không nhờ vả mình.
Câu 2
b. Từ ngữ “thiết tha” có vai trò như thế nào trong đoạn thơ? Có thể sử dụng từ khác để thay thế được không? Vì sao?
……………………………………………………………………………………….…………………………
b. Từ ngữ “thiết tha” có vai trò như thế nào trong đoạn thơ? Có thể sử dụng từ khác để thay thế được không? Vì sao?
……………………………………………………………………………………….…………………………Lời giải
Trả lời:
b.
- Từ “thiết tha” có vai trò quan trọng trong việc lưu giữ những nét phong tục tập quán, phẩm chất đạo đức của ông cha còn được gửi gắm trong mỗi câu chuyện.
- Không thể thay thế từ “thiết tha” vì khi sử dụng từ khác sẽ làm mất đi sự tinh tế, giản dị cũng như ý nghĩa trong câu thơ.
Câu 3
Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: “Rất công bằng, rất thông minh/ Vừa độ lượng lại đa tình, đa mạng”.
……………………………………………………………………………………….………………………
Lời giải
Trả lời:
c. Biện pháp tu từ: liệt kê
- Tác dụng: Liệt kê ra hết các giá trị nhân văn cao đẹp, thể hiện tấm lòng nhân hậu, yêu thương con người của dân tộc ta
Câu 4
“Bến quê nước đục sông gầy
Có con thuyền giấy chở đầy mộng mơ”
(Nguyễn Đức Mậu, Hoa bìm)
a. Chỉ ra nét đặc sắc trong cách sử dụng từ “sông gầy”.
……………………………………………………………………………………….…………
“Bến quê nước đục sông gầy
Có con thuyền giấy chở đầy mộng mơ”
(Nguyễn Đức Mậu, Hoa bìm)
a. Chỉ ra nét đặc sắc trong cách sử dụng từ “sông gầy”.
……………………………………………………………………………………….…………Lời giải
Trả lời:
a. Nét đặc sắc trong cách sử dụng từ “sông gầy” là:
Từ “gầy” vốn được dùng để chỉ người nay được dùng để chỉ sự vật “sông”.
Câu 5
b. Chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ trên.
……………………………………………………………………………………….……………………
b. Chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ trên.
……………………………………………………………………………………….……………………
Lời giải
Trả lời:
b. Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa “sông gầy”
= > Tác dụng: Giúp cho cảnh thiên nhiên trở nên thân thuộc, gần gũi, sống động với người đọc và bộc lộ được cảm xúc, nỗi nhớ của mình với quê hương tuổi thơ.
Câu 6
c. Tìm các từ có nghĩa tương đồng hoặc gần giống với từ “mộng mơ” trong câu thơ trên.
……………………………………………………………………………………….…………………
……………………………………………………………………………………….…………………
Lời giải
Trả lời:
Câu 7
Tìm và điền các từ ngữ phù hợp vào chỗ trống.
Từ ngữ: chĩnh tương, đầy, hay, cao lương, buồn, canh,…
a.
Nhà em có vại cà…
Có ao rau muống, có đầy…
Dầu không mĩ vị…
Trên thờ cha mẹ, dưới nhường anh em.
Một nhà vui vẻ êm đềm
Đói no trong cảnh không…lụy ai.
Tìm và điền các từ ngữ phù hợp vào chỗ trống.
Từ ngữ: chĩnh tương, đầy, hay, cao lương, buồn, canh,…
a.
Nhà em có vại cà…
Có ao rau muống, có đầy…
Dầu không mĩ vị…
Trên thờ cha mẹ, dưới nhường anh em.
Một nhà vui vẻ êm đềm
Đói no trong cảnh không…lụy ai.
Lời giải
Trả lời:
a. Nhà em có vại cà đầy
Có ao rau muống, có đầy chĩnh tương
Dầu không mĩ vị cao lương
Trên thờ cha mẹ, dưới nhường anh em
Một nhà vui vẻ êm đềm
Đói no tuỳ cảnh, không buồn lụy ai
Lời giải
Trả lời:
b. Bữa ăn có cá cùng canh
Anh chưa mát dạ bằng anh thấy nàng.
Lời giải
Trả lời:
c. Bây giờ gặp phải hội này
Khi trời hạn hán, khi hay mưa dầm.
Câu 10
Đặt câu với những từ ngữ sau đây:
a. ruộng đồng, đồng quê, đồng áng, cánh đồng
……………………………………………………………………………………….…………………
Đặt câu với những từ ngữ sau đây:
a. ruộng đồng, đồng quê, đồng áng, cánh đồng
……………………………………………………………………………………….…………………
Lời giải
Trả lời:
a.
- Thời chiến vì đói ăn, dân làng phải bỏ ruộng đồng, nhà cửa để đi tìm một nơi có đời sống khá giả hơn.
- Đồng quê bát ngát thẳng cánh cò bay.
- Mẹ em tất bật chăm lo việc đồng áng.
- Em yêu cánh đồng quê em.
Lời giải
Trả lời:
b.
- Cứ mỗi lần gần đến Tết, cả xóm làng lại nhao nhao đi mua đồ về làm bánh.
- Sau bao năm xa làng quê, Hoa ao ước ngắm nhìn nó thêm một lần.
- Mỗi dịp Trung thu, các thôn xóm lại tổ chức cắm trại, rước đèn cùng các cháu.
- Văng vẳng nơi xa, trên các bản làng ta lại nghe thấy tiếng chày giã gạo.
Câu 12
Tìm các từ có nghĩa tương đồng (hoặc gần giống) với các từ dưới đây:
Ví dụ: phong cảnh, cảnh quan, cảnh vật.
a. xinh đẹp: ………………………………………………………………………….
b. nhỏ bé: ……………………………………………………………………………
c. yên tĩnh: …………………………………………………………………………...
d. tin tưởng: …………………………………………………………………………
Tìm các từ có nghĩa tương đồng (hoặc gần giống) với các từ dưới đây:
Ví dụ: phong cảnh, cảnh quan, cảnh vật.
a. xinh đẹp: ………………………………………………………………………….
b. nhỏ bé: ……………………………………………………………………………
c. yên tĩnh: …………………………………………………………………………...
d. tin tưởng: …………………………………………………………………………
Lời giải
Trả lời:
a. xinh đẹp: đẹp đẽ, xinh xinh, xinh xắn, mĩ lệ, xinh tươi, tươi đẹp, đẹp xinh,...
b. nhỏ bé: bé nhỏ, nho nhỏ, nhỏ xinh,…
c. yên tĩnh: tĩnh lặng, yên lặng, tĩnh mịch, im ắng,…
d. tin tưởng: tin cậy, chắc chắn,…
948 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%