🔥 Đề thi HOT:

4996 người thi tuần này

Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)

43.2 K lượt thi 11 câu hỏi
2327 người thi tuần này

Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 3)

40.5 K lượt thi 11 câu hỏi
1921 người thi tuần này

Đề thi học kì 2 Ngữ văn 6 Cánh diều có đáp án (Đề 1)

19.7 K lượt thi 11 câu hỏi
1915 người thi tuần này

Đề thi học kì 2 Ngữ văn 6 Cánh diều có đáp án (Đề 2)

19.7 K lượt thi 11 câu hỏi
1265 người thi tuần này

Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 5)

39.4 K lượt thi 11 câu hỏi
1240 người thi tuần này

Đề thi học kì 2 Ngữ văn 6 Cánh diều có đáp án (Đề 3)

19 K lượt thi 11 câu hỏi
1129 người thi tuần này

Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 6)

14.3 K lượt thi 11 câu hỏi
878 người thi tuần này

Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 2)

39 K lượt thi 11 câu hỏi

Danh sách câu hỏi:

Câu 1

Dấu hiệu nào giúp em nhận biết văn bản Việt Nam quê hương ta thuộc thể thơ lục bát?

……………………………………………………………………………………….………………

Lời giải

Trả lời:

Dấu hiệu giúp em nhận biết văn bản Việt Nam quê hương ta thuộc thể thơ lục bát là:

- Thể thơ có sự kết hợp giữa nhiều các biện pháp nghệ thuật

- Đặc điểm của thể thơ: một cặp câu thơ cơ bản gồm một câu sáu âm tiết và một câu tám âm tiết, phối vần với nhau. Một bài thơ lục bát gồm nhiều câu tạo thành không hạn chế số câu.

Câu 2

Nêu nội dung chính của từng khổ thơ.

……………………………………………………………………………………….……………………

Lời giải

Trả lời:

- “Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập rờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều”

Đoạn thơ ca gợi sự giàu có, mênh mông của cánh đồng lúa Việt Nam, đoạn thơ thể hiện sự yên bình tươi đẹp của đất nước.  

- “Quê hương biết mấy thân yêu

Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau

Mặt người vất vả in sâu

Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn.”

→ Đoạn thơ ca ngợi tính cần cù, chăm chỉ của bao thế hệ người dân Việt Nam vì cuộc sống vì kháng chiến.  

- “Đất nghèo nuôi những anh hùng

Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên

Đạp quân thù xuống đất đen

Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”

Đoạn thơ thể hiện thể hiện lòng căm thù giặc, không khuất phục trước những khó khăn. Đồng thời cũng thể hiệm sự biết ơn đối với những người anh hùng đã hi sinh cho đất nước.

- “Việt Nam đất nắng chan hoà

Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh

Mắt đen cô gái long lanh

Yêu ai yêu trọn tấm tình thủy chung”

Đoạn thơ ca ngợi sự phong phú, đa dạng của thời tiết và hoa thơm quả ngọt nơi đây. Đồng thời cũng khẳng định người dân Việt Nam luôn hiền lành, chỉ khi đấu tranh mới kiên cường, bất khuất. Đấu tranh vì dân tộc, đuổi quân xâm lược.

- “Đất trăm nghề của trăm vùng

Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem

Tay người như có phép tiên

Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ”

Đoạn thơ ca ngợi sự đa dạng và khéo léo của người dân khi làm nghề, mỗi vùng có những nghề tiêu biểu nổi bật khác nhau hấp dẫn khách du lịch. Và không thể không nói đến một đất nước với hàng nghìn bài thơ hay và ý nghĩa.

Câu 3

Liệt kê những từ ngữ miêu tả hình ảnh, âm thanh trong văn bản Việt Nam quê hương ta. Qua đó, nhận xét cảm xúc của tác giả dành cho quê hương, đất nước.

Yếu tố

Dẫn chứng

Cảm xúc của tác giả

Từ ngữ/ hình ảnh

………………………….

…………………………..

…………………………..

…………………………..

………………………….

………………………….

…………………………..

…………………………..

…………………………..

………………………….

Âm thanh

………………………….

…………………………..

…………………………..

…………………………..

………………………….

………………………….

…………………………..

…………………………..

…………………………..

………………………….

Lời giải

Trả lời:

Từ ngữ/ hình ảnh

+ "biển lúa".

+ "cánh cò".

+ "mây mờ".

+ "núi Trường Sơn".

+ "hoa thơm quả ngọt".

+ “chịu thương chịu khó”

+ “Áo nâu nhuộm bùn”

+ “nuôi những anh hùng”

+Chìm trong máu lửa vùng đứng lên”.

+ “Đạp quân thù xuống đất đen”.

- Cảm xúc tự hào của tác giả về một đất nước tươi đẹp, yên bình.

- Tự hào và biết ơn đến những thế hệ cha anh đã chăm chỉ, dũng cảm và kiên cường đứng lên bảo vệ đất nước, bảo vệ hòa bình cho tổ quốc.

Âm thanh

Không có

Không có

Câu 4

Trong văn bản, hình ảnh quê hương được cảm nhận thông qua những giác quan nào? Dựa vào đâu em biết?

……………………………………………………………………………………….………………………

Lời giải

Trả lời:

Trong văn bản, hình ảnh quê hương được cảm nhận thông qua những giác quan là: thị giác, xúc giác

- Thị giác: nhìn thấy

- Xúc giác: Cảm nhận được thông qua các từ ngữ hình ảnh nói về con người, cây cối…

Câu 5

“Đất trăm nghề của trăm vùng

Khách phương xa đến lạ lùng tìm xem

Tay người như có phép tiên

Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ”

Tìm biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên. Tác dụng của biện pháp tu từ đó là gì? Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 câu) trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ.

Biện pháp tu từ:

……………………………………………………………………………………….………………

Tác dụng:

……………………………………………………………………………………….………………

Viết đoạn văn:

……………………………………………………………………………………….………………

Lời giải

Trả lời:

- Biện pháp tu từ: So sánh “Tay người như có phép tiên”.

- Tác dụng: Giúp cho việc thể hiện tài năng của con người nơi đây trở nên tinh tế, sinh động hơn.

- Đoạn văn tham khảo:

      Trong bốn câu thơ trên, em thấy được sự kì diệu của con người thời xưa. Tác giả đưa hình ảnh tay người được ví như có phép tiên để nói về sự khéo léo, chăm chỉ của người dân, từ đó làm cho việc khắc họa thành công vẻ đẹp tài hoa của con người Việt Nam trong lao động trở nên đầy sinh động và giàu hình ảnh. Đồng thời, với hình ảnh tre – một trong biểu tượng vô cùng quen thuộc, lại dệt nên “nghìn bài thơ”, ta thấy được ở đó là đời sống tâm hồn phong phú, và cũng nói lên tiếng nói của tâm hồn, tình cảm. Qua đó, ca ngợi vẻ đẹp con người, không chỉ cần cù, chăm chỉ mà còn rất khéo léo và tài hoa đã tạo nên sự tươi đẹp, trù phú biết bao cho đất nước Việt Nam ta.

Câu 6

Từ văn bản Việt Nam quê hương ta, em hình dung phong cảnh quê hương Việt Nam như thế nào? Hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 7-10 câu) thể hiện hình dung đó.

……………………………………………………………………………………….………………

Lời giải

Trả lời:

Đoạn văn tham khảo

      Nhắc đến mỗi vùng quê nông thôn thì hẳn mỗi chúng ta đều biết đến những cánh đồng lúa. Nhìn từ xa, cánh đồng trải dài tít tắp nối đuôi nhau không dứt. Ở mỗi thời kì khác nhau thì cánh đồng lúa lại mang vẻ đẹp khác nhau. Những cây lúa mỏng manh bắt đầu cong cong về một hướng khi mang trên mình những người bạn mới. Những hạt lúa xanh xanh lớn dần lên trong sự kết tinh của bùn đất, của nắng, của gió và công lao chăm sóc của bàn tay con người. Khi lúa bắt đầu ngả vàng thì những bông lúa cong cong như lưỡi liềm nặng trĩu hạt như đang chờ bàn tay thu hoạch của con người. Hoạt động sinh hoạt của người đan mới thực sự đông vui và tấp nập nhất là khi đến vụ mùa. Những tiếng cắt lúa xoèn xoèn, những tiếng máy nổ tuốt lúa rồi cùng hương thơm của mùi rơm mới phơi đầy trên con đường hòa quyện vào nhau. Cánh đồng lúa cũng đi vào thơ ca một cách tự nhiên:

“Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập rờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.”

Cánh đồng, dòng sông…nó mang một nét đẹp bình dị, mộc mạc. Thật tự hào khi quê hương tôi luôn chứa đựng những vẻ đẹp tuyệt vời này. Đến với quê hương tôi, ngắm nhìn vẻ đẹp thơ mộng của quê hương các bạn sẽ ngỡ như đang lạc về miền cổ tích yêu thương.

Câu 7

Từ đoạn thơ cuối của văn bản Việt Nam quê hương ta, em liên tưởng đến sản phẩm thủ công độc đáo nào của Việt Nam? Kể tên một vài sản phẩm thủ công khác mà em biết.  

……………………………………………………………………………………….…………………………

Lời giải

Trả lời:

- Từ đoạn thơ cuối của văn bản Việt Nam quê hương ta, em liên tưởng đến sản phẩm thủ công như: sách thẻ tre.

- Một vài sản phẩm thủ công khác là: Se lanh dệt vải, thổ cẩm, kim hoàn,…

Câu 8

Là người Việt Nam, em suy nghĩ gì về việc gìn giữ những sản phẩm thủ công truyền thống? Hãy viết dưới dạng nhật kí cho một người bạn để chia sẻ những suy nghĩ của em.

……………………………………………………………………………………….……………………………

Lời giải

Trả lời:

Bài viết tham khảo

Lan thân mến!

      Không biết bạn có cảm thấy giống mình không? Trong thời kì hội nhập quốc tế, chuyển dần sang nền kinh tế thị trường, công nghiệp hóa hiện đại hóa, các làng nghề truyền thống đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thử thách. Mình đã rất băn khoăn và đi tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến điều đó. Nguyên nhân khách quan có thể là do sản phẩm làng nghề làm ra không có thị trường tiêu thụ. Thay vì sử dụng những sản phẩm thủ công, khách hàng sẽ ưu tiên lựa chọn những sản phẩm công nghiệp có giá thành rẻ và nhiều mẫu mã hơn. Nguyên nhân thứ hai – nguyên nhân chủ quan phát triển từ chính bên trong các làng nghề truyền thống. Số thợ lành nghề, các nghệ nhân đã ở tuổi “xưa nay hiếm”, còn lớp trẻ chưa thật sự có tình yêu với nghề truyền thống. Chính vì vậy, trước biến cố của thời gian, nhiều làng nghề đang có nguy cơ bị xóa sổ. Chính điều đó dẫn đến sự mai một các làng nghề truyền thống. Và khó khăn lớn nhất đối với các làng nghề chính là không tìm được đầu ra cho sản phẩm. Các sản phẩm của những làng nghề chưa thể vươn ra thị trường trong nước và quốc tế. Tính chất khép kín trong việc sản xuất hàng hóa đã kìm hãm sự phát triển của làng nghề trong thời đại công nghệ và hội nhập như hiện nay.

       Đứng trước tình trạng nhiều làng nghề đang bị mai một, những người trẻ tuổi - là tương lai của đất nước, nắm trong tay vận mệnh dân tộc càng cần phải có trách nhiệm trong việc gìn giữ và phát huy những nét đẹp truyền thống đó. Là một người con của đất nước Việt Nam, một người trẻ tuổi mình đang nung nấu thành lập một câu lạc bộ nhằm tôn vinh, tuyên truyền và thúc đẩy việc giữ gìn các làng nghề truyền thống. Mình sẽ rất vui nếu cậu trở thành thành viên của câu lạc bộ.  Khi câu lạc bộ ổn định và dần đi vào hoạt động, chúng ta sẽ giúp mọi người hiểu rằng chúng ta cần phải trang bị một thái độ trân trọng, tích cực tìm hiểu về những làng nghề truyền thống, thay vì sử dụng nhiều vật dụng hiện đại không cần thiết, người trẻ có thể sử dụng chính những sản phẩm thủ công của người lao động nước ta. Bên cạnh đó, tuyên truyền và giới thiệu những sản phẩm truyền thống của dân tộc đến bạn bè quốc tế cũng là một việc làm có ý nghĩa. Hơn thế nữa, ở các làng nghề cũng cần phải có những bước thay đổi về mẫu mã, tích cực quảng bá thương hiệu… để giúp làng nghề tồn tại trong thời kì đổi mới và cả sau này. Từ đó chúng ta nêu cao tinh thần và thông điệp: Một dân tộc mất đi bản sắc văn hóa là tự giết chết chính mình, tự xóa tên của mình trên bản đồ thế giới.

Đó là tất cả suy nghĩ cũng như kế hoạch của mình về việc giữ gìn những sản phẩm thủ công truyền thống. Hãy phản hồi lại cho mình khi bạn đọc được nó nhé.

                                                                          Thân mến!

                                                                          Thu Hương

4.6

948 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%