Soạn văn 8 Cánh diều Nghị luận về một vấn đề của đời sống có đáp án

273 lượt thi câu hỏi

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 1:

Suy nghĩ của em về hiện tượng háo danh và “bệnh” thành tích.

a) Chuẩn bị

- Đọc kĩ và tìm hiểu đề để biết các thông tin trước khi viết: nội dung chính, kiểu bài viết và phạm vi bằng chứng cần huy động.

- Tìm hiểu nghĩa của các từ: háo danh, “bệnh” thành tích.

- Đọc sách, báo và tìm những bằng chứng về hiện tượng háo danh, “bệnh” thành tích.

- Ghi chép lại những thông tin liên quan đến các hiện tượng nêu ra trong đề, kể cả tranh, ảnh, bảng biểu, sơ đồ,…(nếu có).

b) Tìm ý và lập dàn ý

- Tìm ý cho bài viết bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi:

+ Thế nào là hiện tượng háo danh và “bệnh” thành tích?

à Hiện tượng háo danh: là sự ham muốn, thèm khát một cái tên định vị cho mình, trong mối tương quan của cá nhân với cộng đồng.

Bệnh “thành tích”: “bệnh” ở đây là thói xấu hoặc khuyết điểm về tư tưởng tạo nên những hành động đáng chê trách hoặc gây hại, “thành tích” là kết quả được đánh giá tốt do nỗ lực mà đạt được, “bệnh thành tích” là tư tưởng thích được khen ngợi, đánh giá cao nên tạo ra những thành tích không có thật hoặc chạy theo thành tích bên ngoài mà không chú trọng đến thực chất và các mặt lợi, hại của nó khi giá trị thực bên trong không được đảm bảo.

+ Các biểu hiện cụ thể của hiện tượng háo danh và “bệnh” thành tích là gì?

à Vì thành tích, chạy theo thành tích mà bất chấp điều kiện và nhu cầu thực tế tạo ra những thành tích giả tạo cốt để tạo uy tín cá nhân, để che mắt dư luận hoặc đế nhận sự khen thưởng của cấp trên...

+ Có những ví dụ nào tiêu biểu về hiện tượng háo danh và “bệnh” thành tích?

à Thời phong kiến, ở làng xã phải nộp tiền để mua danh, nói hình tượng rằng “muốn đỏ môi thì phải tốn tiền”. Chẳng hạn như “kỳ mục” là danh vị mà làng nào cũng có,… + Hiện tượng háo danh và “bệnh” thành tích có liên quan với nhau như thế nào?

+ Vì sao cần phê phán hiện tượng háo danh và “bệnh” thành tích?

à Rất nguy hại, dễ dàng làm tha hóa một bộ phận trong xã hội, vì vậy, nhận diện đúng căn bệnh để phòng ngừa, chữa trị, không để lây lan,...

+ Làm thế nào để khắc phục được hiện tượng háo danh và “bệnh” thành tích?

à - Đối với người quản lí và chính sách quản lí:

+ Cần xem xét một cách toàn diện mối quan hệ giữa thành tích đạt được với cách thức và quá trình đạt được nó để xác định chính xác thực chất giá trị của thành tích.

+ Cần đặt ra những mục tiêu có tính thực tế, những kế hoạch cụ thế đế tạo cơ sở thực tế cho những thành tích sau này.

+ Cần quản lí chặt chẽ và điều tra nghiêm túc để loại bỏ những thành tích ảo.

- Đối với mỗi cá nhân:

+ Cần nâng cao hiểu biết để nhận rõ cái lợi, cái hại, điều cần thiết và những gì không thực sự cần cho sự phát triển chung.

- Lập dàn ý cho bài viết bằng cách tổ chức hệ thống các ý đã tìm được theo cấu trúc ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.

c) Viết

Dựa vào dàn ý để viết bài văn nghị luận về một hiện tượng của đời sống; trong khi viết, chú ý vận dụng cách huy động bằng chứng, trình bày và phân tích bằng chứng.

d) Kiểm tra và chỉnh sửa

Tham khảo các yêu cầu đã nêu ở Bài 1, phần Viết, mục d (trang 32) và đối chiếu với dàn ý đề văn đã làm ở bài này.


Câu 1:

- Nhận biết hai loại bằng chứng trong hai đoạn văn sau:

+ Đoạn 1: “Trên lĩnh vực kinh tế, thời gian có những vụ án thất thoát hàng ngàn tỉ đồng sau khi bị phanh phui đều thấy có bóng dáng của “bệnh” thành tích, háo danh. Biểu hiện thường thấy của “bệnh” này là đẩy nhanh tiến độ dự án, công trình để chào mừng một sự kiện nào đó. Do đó, người ta sẵn sàng bỏ bớt công đoạn trong quy trình từ chi tiền, thi công đến nghiệm thu,…miễn sao có thành tích kịp và vượt thời gian phục vụ cho “cắt băng khánh thành”. Và hậu quả của việc chạy theo thành tích bằng mọi giá là công trình, dự án nhanh chóng xuống cấp, không đảm bảo chất lượng. (tuyengiao.vn, 24-09-2019).

+ Đoạn 2: “Háo danh là “căn bệnh” được nhà viết kịch Mô-li-e thể hiện rất sinh động và hài hước trong vở hài kịch Trưởng giả học làm sang. Ở văn bản Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục, chỉ vì được đám phó may, thợ phụ gọi là “ông lớn”, “cụ lớn”, “đức ông”,…mà ông đã sung sướng, hả hê: “Cụ lớn, ồ, ồ, cụ lớn! Chú mày thong thả tí đã. Cái tiếng “cụ lớn” đáng thương lắm. “Cụ lớn” không phải là một tiếng tầm thường đâu nhé. Này, cụ lớn thưởng cho các chú đây”. Kết quả là ông đã mất rất nhiều tiền thưởng vì cái “bệnh” háo danh ấy.”.

- Tìm thêm một bằng chứng từ thực tế đời sống và một bằng chứng trong thơ văn cho đề bài ở mục 2.1. Thực hành viết theo các bước.


4.6

55 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%