Danh sách câu hỏi tự luận ( Có 35,395 câu hỏi trên 708 trang )

Văn bản sau thuật lại sự kiện kí kết Hiệp định Pa-ri nhưng thứ tự các phần trong văn bản đó đã bị đảo lộn. Em hãy sắp xếp lại để có một văn bản phù hợp. 27-1-1973: Kí Hiệp định Pa-ri chấm dứt chiến tranh  lập lại hoà bình ở Việt Nam (1) Trong những ngày tháng Giêng năm bảy mươi ba đó, tất cả các báo chí đài phát thanh và vô tuyến truyền hình ở Pa-ri cũng như ở trên thế giới đều liên tiếp đưa tin về Hội nghị Pa-ri và bản Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình, Việt Nam. Trung tâm Hội nghị quốc tế ở Đại lộ Kle-bo (Kleber) đã trở thành trụ tâm thu hút sự chú ý của dư luận toàn thế giới.  (2) Báo Nhân Dân số ra ngày Chủ nhật 28-1-1973 đã in trên trang nhất những dòng chữ to, nét đậm, in hai màu đỏ và đen nổi bật: Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã giành được thắng lợi vĩ đại.  | Hiệp định Pa-ri đã được kí chính thức. [...]  (3) Như thế là sau 4 năm, 8 tháng, 14 ngày, với 202 phiên họp công khai và 24 đợt gặp riêng, cuộc đấu tranh của nhân dân ta trên bàn thương lượng đã giành được thắng lợi. Tập văn bản Hiệp định và các nghị định thư bằng hai thứ tiếng Việt và Anh đã được thoả thuận xong. Buổi lễ kí kết đã diễn ra trong khung cảnh trang nghiêm tại phòng họp lớn của Trung tâm Hội nghị quốc tế Kle-bơ. Ở bên ngoài, dọc Đại lộ Kle-bơ, hàng ngàn đại biểu Việt kiều và nhân dân Pháp đã nồng nhiệt vỗ tay, vẫy cờ đỏ sao vàng và cờ xanh đỏ có sao vàng ở giữa, hộ khẩu hiệu chào mừng các đại biểu Việt Nam chiến thắng.  (4) Những ngày lịch sử nối tiếp nhau dồn dập.  Ngày 22-1-1973, các chuyên viên của Việt Nam và Hoa Kỳ so lại lần cuối cùng các văn kiện đã thoả thuận xong giữa hai bên.  Ngày 23-1-1973, đúng 12 giờ 30 phút (giờ Pa-ri), Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam đã được kí tắt giữa cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ và Kít-xinh-giơ (Kissinger).  Ngày 27-1-1973, đúng 11 giờ (giờ Pa-ri), Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam đã được kí chính thức giữa các Bộ trưởng Ngoại giao của các bên.  Cùng ngày, bốn nghị định thư của Hiệp định cũng đã được ký kết.  (Theo maxreading.com)

Xem chi tiết 209 lượt xem 1 năm trước

Cho đề bài: Thuật lại một sự kiện đáng nhớ mà trường em tổ chức. Bảng dưới đây có những gợi ý giúp em thực hiện nhiệm vụ viết. Tuy nhiên, thông tin về các sự việc / hoạt động, địa điểm chưa được sắp xếp phù hợp. Em hãy sắp xếp lại thông tin và có thể bổ sung sự việc / hoạt động nếu em muốn. Sự kiện Các sự việc/ hoạt động Địa điểm Trải nghiệm “Văn hóa và công nghệ” - Nghe trình bày về cách trồng rau thời hiện đại - Tham quan Bảo tàng Dân tộc học - Thực hành lắp kính thực tế ảo - Nêu cảm nhận, suy nghĩ sau khi tham gia hoạt động Vườn trường Trải nghiệm “Người làm vườn” - Mua rau, thức ăn, hoa quả,… theo thực đơn phù hợp - Xem phim 3D về văn hóa các vùng miền của đất nước bằng kính thực tế ảo - Nêu cảm nhận, suy nghĩ sau khi tham gia hoạt động - Sơ chế, làm sạch các loại thực phẩm Bảo tàng Trải nghiệm “Nấu cơm giúp mẹ” - Quan sát, ghi tên các loại rau, trao đổi về đặc điểm, các món ăn chế biến từ những loại rau này - Nấu các món ăn và thưởng thức - Nêu cảm nhận, suy nghĩ sau khi tham gia hoạt động - Nhổ cỏ, bắt sâu, tưới nước cho rau Sân trường   a) Sự kiện: Trải nghiệm “Văn hóa và công nghệ” - Các sự việc / hoạt động: - Địa điểm:

Xem chi tiết 268 lượt xem 1 năm trước

b) Về thăm mẹ là bài thơ hay của nhà thơ Đinh Nam Khương. Bài thơ thể hiện tình cảm yêu thương, rưng rưng, xúc động trước sự: tảo tần; chắt chiu; lam lũ và tình yêu; sự chăm chút mà mẹ dành cho mình. Bài thơ có nhiều yếu tố nghệ thuật đặc sắc, trong đó, em tâm đắc với biện pháp tu từ nhân hóa được tác giả sử dụng trong câu thơ Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa. Cái nón ấy, khi xưa mẹ đội ra đồng làm mọi công việc của một nhà nông (“nón mê xưa đứng”), nay đã sờn cũ, hỏng vành vẫn được mẹ dùng để đậy chum tương, cái chum thấp, dáng khum khum, được đội chiếc nón lên trên, trong buổi trời òa mưa rơi nhìn như dáng người ngồi (“nay ngồi dầm mưa”). Hành động đứng, ngồi dầm mưa trong phép hoán dụ đã khiến cho hình ảnh chiếc nón mê hiện ra như bóng dáng lam lũ, vất vả, nhọc nhằn, tảo tần suốt bốn mùa nắng mưa của mẹ. Nhờ cách diễn đạt này, tác giả đã thể hiện tình cảm yêu thương, gắn bó với mẹ và mái nhà của mẹ. Chưa hết, bài thơ kết lại bằng một khổ thơ thật đặc biệt, chỉ có hai dòng. Dấu ba chấm ở cuối câu thơ lục: “Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn…” như khoảng lặng dưng dưng không nói thành lời, đang dâng lên trong lòng con. Sự xúc động, tình yêu thương, biết bao điều con đang nghĩ về mẹ,…, tất cả mở ra mênh mang, không lời sau dòng thơ đó. Những chỗ sai Cách sửa - Ví dụ: Bài thơ thể hiện tình cảm yêu thương, rưng rưng, xúc động trước sự: tảo tần; chắt chiu; lam lũ và tình yêu; sự chăm chút mà mẹ dành cho mình. (Dùng dấu hai chấm và dấu chấm phẩy không đúng) - ……………………………………… ……………………………………….. - ……………………………………… ………………………………………... - …………………………………… ………………………………………... - Bài thơ thể hiện tình cảm yêu thương, rưng rưng, xúc động trước sự tảo tần, chắt chiu, lam lũ và tình yêu, sự chăm chút mà mẹ dành cho mình. (Bỏ dấu hai chấm và thay dấu chấm phẩy bằng dấu phẩy) - ……………………………………… ……………………………………….. - ……………………………………… ………………………………………... - ……………………………………… ………………………………………...

Xem chi tiết 1.5 K lượt xem 1 năm trước

Chỉ ra và nêu cách sửa những lỗi sai của các đoạn văn sau: a) Bàn thơ À ơi tay mẹ của tác giả Đinh Nam Khương được in trong tập Thơ lục bát, Tác giả - tác phẩm được bình chọn, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2003. Đầy là bài thơ đạt giải A trong cuộc thi Thơ Lục bát do Tuần báo Văn nghệ tổ chức năm 2002. Cả bài thơ cho thấy tình yêu thương, đức hy sinh của người mẹ. Trong bài thơ chi tiết để lại trong em nhiều cảm xúc và suy nghĩ là đôi bàn tay của mẹ. Bàn tay biết hát ru ấy không phải là phép mầu của ông Bụt, bà Tiên trong thế giới cổ tích mà là bàn tay đã nhận về mình bao nắng mưa vất vả, để “chắt chiu” từ đó những gì tốt đẹp nhất giành cho con, cho cuộc đời. Có thể nói, phép mầu nhiệm của đôi tay mẹ được sinh ra từ vất vả, lam lũ, nhọc nhằn, dầu dãi. Bài thơ còn cho ta thấy cội nguồn phép mầu của đôi bàn tay mẹ đến từ những yêu thương vô bờ mẹ dành cho con, Ru cho đời nín cái đau/ À ơi… Mẹ chẳng một câu ru mình. Có thể khẳng định, hình ảnh đôi bàn tay biết hát ru của mẹ trở thành biểu tượng đẹp về sức mạnh kì diệu; mầu nhiệm của tình yêu thương; đức hy sinh thầm lặng của mẹ. Những chỗ sai Cách sửa - Ví dụ: Bàn thơ À ơi tay mẹ của tác giả Đinh Nam Khương được in trong tập Thơ lục bát, Tác giả - tác phẩm được bình chọn, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2003. (Sai tên tác giả bài thơ) -………………………………………. ……………………………………….. -………………………………………. ……………………………………….. -……………………………………… ……………………………………….. - Ví dụ: Bàn thơ À ơi tay mẹ của tác giả Bình Nguyên được in trong tập Thơ lục bát, Tác giả - tác phẩm được bình chọn, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2003. (Sửa lại tên tác giả)   -………………………………………. ……………………………………….. -………………………………………. ……………………………………….. -……………………………………… ………………………………………..

Xem chi tiết 386 lượt xem 1 năm trước

Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một trong các bài thơ, ca dao lục bát viết về những người thân trong gia đình sau đây: Nhà không có bố Nguyễn Thị Mai Nhà không có bố buồn saoCái đinh cũng thiếu, con dao thì cùnBơm xe chẳng hiểu cái junRát tay bật lửa, đá cùn, xăng khôKhông có bố, không thì giờBữa ăn sớm muộn, chẳng chờ, chẳng mâmNgày đông gió bấc mưa dầmĐậy che mái dột, âm thầm mẹ conChẳng vui tiếng điếu rít giònBia không mua uống, em còn bán chaiNước đun sôi để nguội hoàiNhà không có bố, biết ai pha tràCho dù bãi mật phù saMà không bên lở chẳng là dòng sông. (Theo thivien.net) Bà tôi Kao Sơn Bà hành khất đến ngõ tôiBà tôi cung cúc ra mời vào trongLưng còng đỡ lấy lưng còngThầm hai tiếng gậy…tụng trong nắng chiều. Nhà nghèo chẳng có bao nhiêuGạo còn hai ống chia đều thảo thơmNhường khách ngồi chiếc chổi rơm.Bà ngồi dưới đất - mắt buồn… ngó xa. Lá tre rụng xuống sân nhàThoảng hương nụ vối…chiều qua…cùng chiều (Thơ lục bát, Tác giả - tác phẩm được bình chọn, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2003) Thương ông Trần Lâm Bình Thức chong nhịp thở bãi bồi Ngực trần, chân đất, ông ngồi canh đêm Bấm tay tính nước triều lên Một đời bùn đất, một miền bão dông. Đi thì lội phía hừng đông Về thì bì bõm giữa mênh mông chiều Bãi bồi gió táp, nắng thiêu Ông tôi như ngọn thủy chiều…bể dâu Ngõ làng nắng gọi hương cau Thương ông quặn thắt nỗi đau kiếp người Cháu xin thắp nén hương trời Rưng rưng trái ngọt bãi bồi … dâng ông! (Thơ lục bát, Tác giả - tác phẩm được bình chọn, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2003)   Anh em nào phải người xa, Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân Yêu nhau như thể tay chân, Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy. (Ca dao) a) Tìm ý bằng cách trả lời các câu hỏi sau: - Em thích bài thơ, ca dao nào trong các bài trên? - Cảm nghĩ chung của em về bài thơ, bài ca dao đó là gì? - Trong bài thơ, ca dao em thích, những dòng thơ hoặc câu thơ, hình ảnh, cách ngắt nhịp, giọng điệu, biện pháp tu từ,… nào gây ấn tượng hoặc để lại trong em nhiều cảm xúc, suy nghĩ nhất? Vì sao? - Đọc xong bài thơ, ca dao đó, em nhớ đến ai? Hãy nêu điểm gần gũi hoặc tương đồng giữa tình cảm của người viết trong bài thơ với tình cảm của em dành cho người thân mà em nhớ đến.

Xem chi tiết 1.3 K lượt xem 1 năm trước

Đọc đề bài sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một trong hai bài thơ lục bát viết về đề tài người mẹ sau đây: Tóc của mẹ tôi Phan Thị Thanh Nhàn Mẹ tôi hong tóc buổi chiều Quay quay bụi nước bay theo gió đồng Tóc dài mẹ xõa sau lưng Bao nhiêu sợi bạc chen cùng sợi đen. Tóc sâu của mẹ, tôi tìm Ngón tay lần giữa ấm mềm yêu thương Bao nhiêu sợi bạc màu sương Bấy nhiêu lần mẹ lo buồn vì tôi. Con ngoan rồi đấy mẹ ơi Ước gì tóc mẹ bạc rồi lại xanh. (Con muốn mặc áo đỏ đi chơi, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2016)   Mẹ tôi Nguyễn Trọng Tạo mẹ tôi dòng dõi nhà quêtrầu cau thừ thuở chưa về làm dâuáo sồi nâu, mấn bùn nâutrắng trong dải yếm bắc cầu nên duyêncha tôi chẳng đỗ trạng nguyênông đồ hay chữ thường quên việc nhàmẹ tôi chẳng tiếng kêu cahai tay đồng áng lợn gà nồi niêuchồng con duyên phận phải chiềuca dao ru lúa câu Kiều ru congái trai bảy đứa vuông trònchiến tranh mình mẹ ngóng con, thờ chồngbây giờ phố chật người đôngđứa nam đứa bắc nâu sồng mẹ thăm(tuổi già đi lại khó khănthương con nhớ cháu đêm nằm chẳng yên)mẹ tôi tóc bạc răng đennhớ thương xanh thắm một miền nhà quê. (Theo thivien.net) a) Tìm ý bằng cách trả lời các câu hỏi sau: - Bài thơ lục bát mà em thích là bài nào? - Chi tiết nội dung hoặc yếu tố nghệ thuật nào của bài thơ khiến em thích? Vì sao? - Em có cảm xúc, suy nghĩ gì về bài thơ?

Xem chi tiết 3.1 K lượt xem 1 năm trước

Chỉ ra và nêu cách khắc phục những chỗ sai của các đoạn văn sau: a) Sáng nào cũng thế! Linh đều qua nhà tôi và chở tôi đi học. Không phải nhà tôi không có xe nhưng tôi không biết đi xe đạp. Cứ như thế, Linh chở tôi mấy năm niền. Cho đến những ngày cuối cấp Tiểu học. Đó là một ngày cuối tuần. Tôi đứng trông mãi mà không thấy Linh đến. Tôi bèn qua nhà Linh để xem cô nàng có ngủ quên hay không. Khi đến nhà Linh, bà ngoại Linh bảo rằng cậu ấy đã đi học rồi. Tôi bắt đầu thấy nóng nảy trong người. Và tôi đi bộ đến trường với sự giận dữ. Có lẽ, lúc nhỏ, tôi là cô bé được chiều yêu nên tôi hay tỏ ra khó chịu khi có việc không vừa ý mình. Giờ nghĩ lại thấy mình thật không nên như vậy. Những chỗ sai Cách sửa - Ví dụ: Sáng nào cũng thế! Linh đều qua nhà tôi và chở tôi đi học. (Sai khi dùng dấu chấm than) -……………………………………… -……………………………………… -……………………………………… - Sáng nào cũng thế, Linh đều qua nhà tôi và chở tôi đi học. (Thay dấu chấm than bằng dấu chấm) -……………………………………… -……………………………………… -………………………………………

Xem chi tiết 387 lượt xem 2 năm trước

c) Dựa vào dàn ý đã lập, em hãy thực hiện các yêu cầu sau: - Viết phần mở bài: Mở bài thường nêu lên bối cảnh của câu chuyện. Em hãy viết tiếp phần mở bài của đề văn trên với hai câu mở đầu sau:  Đó là một ngày tháng Năm đỏ rực trời hoa phượng. Tại nơi này, dưới mái trường Tiểu học Kim Đồng, sẽ còn đọng lại mãi trong tôi một câu chuyện………………… - Viết đoạn nêu các lí do vì sao chuyện ấy lại là kỉ niệm sâu sắc, đáng nhớ. Nêu lí do tức trả lời câu hỏi vì sao câu chuyện ấy, kỉ niệm ấy lại khiến bố, mẹ, thầy, cô buồn hoặc vui. Em hãy viết tiếp đoạn văn nêu các lí do của đề văn trên với câu mở đầu.  Sở dĩ câu chuyện ấy khiến bố, mẹ (hoặc thầy, cô) tôi buồn (hoặc vui) vì nhiều lí do. Thứ nhất, tôi đã……………………………………………………………………… - Viết phần kết bài: Kết bài thường nêu lên cảm nghĩ của người viết về câu chuyện, kỉ niệm đã kể lại. Em hãy viết tiếp phần kết bài của đề văn trên với hai câu mở đầu sau:  Cho đến bây giờ, đã hai năm trôi qua, nhưng tôi không bao giờ quên được câu chuyện ấy. Nó như một kỉ niệm……………………………………………………

Xem chi tiết 456 lượt xem 2 năm trước

Ở đoạn trích “Trong lòng mẹ”, nhà văn Nguyên Hồng đã kể về kỉ niệm khi gặp lại mẹ sau một thời gian xa cách. Tuy nhiên, các đoạn văn trong đó đã bị đảo lộn. Em hãy sắp xếp lại để có một đoạn trích như tác giả đã viết: (1) Nếu người quay lại ấy là người khác thì thật là một trò cười tức bụng cho lũ bạn tôi, chúng nó khua guốc inh ỏi và nô đùa ầm ĩ trên hè. Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc. (2) Chiều hôm đó, tan buổi học ở trường ra, tôi chợt thoáng thấy một bóng người ngồi trên xe kéo giông giống mẹ tôi. Tôi liền đuổi theo, gọi bối rối: - Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi!... (3) Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn làm nổi bật màu hồng của hai gò má. (4) Xe chạy chầm chậm… Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tổi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo: - Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà. (5) Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường. - Thứ tự đúng: ………………………………………………………………………

Xem chi tiết 564 lượt xem 1 năm trước

Viết một bài thơ lục bát (ngắn, dài tùy ý) về một người mà em yêu mến. - Em muốn viết bài thơ về ai (cha, mẹ, ông, bà hay thầy, cô, bạn bè,…)? - Những điều em ấn tượng về người đó là gì (tình cảm yêu thương, hình dáng, cử chỉ, hành động,…)? - Viết bài thơ: + Bắt đầu bằng hình ảnh của người em muốn viết (ví dụ: Bàn tay mẹ chắn mưa sa – Bình Nguyên) hoặc hành động, suy nghĩ, tình cảm em dành cho người ấy (ví dụ: Con về thăm mẹ chiều đông – Đinh Nam Khương),… + Lựa chọn từ ngữ thích hợp để thể hiện hình ảnh mà em muốn viết và diễn tả tình cảm của em về người đó. Thử vận dụng các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ,… + Sắp xếp các từ ngữ theo quy định về số tiếng, vần, nhịp của thơ lục bát. - Em hãy kiểm tra và chỉnh sửa bài thơ lục bát của mình theo hướng dẫn sau: Câu hỏi đánh giá Nội dung chỉnh sửa (Nếu có) 1. Bài thơ đã đảm bảo số tiếng, vần, nhịp và luật bằng trắc của thơ lục bát chưa? Có mắc lỗi chính tả không?   2. Bài thơ có tập trung thể hiện về người em chọn viết và tình cảm của em với người đó không?   3. Có nên thay thế từ ngữ nào để bài thơ diễn tả chính xác hoặc hay hơn không?  

Xem chi tiết 1.6 K lượt xem 2 năm trước