Danh sách câu hỏi
Có 2,892 câu hỏi trên 58 trang
Chuẩn bị:
Hoá chất: mẫu nước có màu, các vật liệu lọc đã rửa sạch (than hoạt tính dạng hạt, cát, sỏi).
Dụng cụ: chai nhựa (có đục nhiều lỗ nhỏ ở đáy), bông y tế, chậu nhựa, cốc thuỷ tinh loại 100 mL.
Tiến hành:
- Cho một lớp bông xuống đáy chai nhựa, cho lớp sỏi vào chai.
- Thực hiện tương tự để tạo ba lớp vật liệu lọc theo thứ tự: cát, than hoạt tính, cát. Bề dày của mỗi lớp vật liệu lọc từ 2 đến 3 cm.
- Đặt cốc thủy tinh 100 mL vào chậu nhựa, đặt chai nhựa trên cốc 100 mL. Đổ mẫu nước có màu vào chai nhựa, nước lọc chảy xuống đáy cốc.
Quan sát hiện tượng xảy ra và nhận xét màu sắc của nước trước và sau khi lọc.
Chuẩn bị:
Hoá chất: phèn chua (hoặc phèn nhôm), nước đục (nước sông, hồ, ao,...).
Dụng cụ: cốc thuỷ tinh loại 250 mL, cốc thuỷ tinh loại 100 mL, ống đong loại 10 mL, đũa thuỷ tinh, thìa thuỷ tinh.
Tiến hành:
- Cho vào 2 cốc thuỷ tinh loại 250 mL, mỗi cốc khoảng 200 mL nước đục.
- Cho 1 thìa thuỷ tinh phèn chua (khoảng 0,05 g) vào 1 cốc loại 100 mL, thêm khoảng 5 mL nước sạch, khuấy đều cho tan hết.
- Cho toàn bộ dung dịch phèn chua vào một trong hai cốc nước đục, khuấy nhanh khoảng 1 phút rồi để yên khoảng 30 phút.
Quan sát hiện tượng và thực hiện yêu cầu sau:
So sánh độ đục của nước trong hai cốc và rút ra nhận xét về khả năng làm trong nước của phèn chua.
Hiện nay, trữ lượng các mỏ quặng kim loại ngày càng cạn kiệt, trong khi nhu cầu sử dụng kim loại ngày càng tăng và lượng phế thải kim loại tạo ra ngày càng nhiều. Do đó, tái chế kim loại là công việc cần thiết, vừa đảm bảo nguồn cung, vừa gia tăng giá trị kinh tế, bảo vệ môi trường và thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. Vậy, quy trình tái chế kim loại (nhôm, sắt, đồng, …) trên thế giới và ở Việt Nam như thế nào?
Viết phương trình hoá học của phản ứng và cơ chế tạo thành sản phẩm chính khi cho các hợp chất dưới đây tác dụng với nước (có mặt H2SO4 loãng).
\(\begin{array}{l}a)\,C{H_2} = \mathop C\limits_{\left| {} \right.} - C{H_3}\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,C{H_3}\end{array}\) \[\begin{array}{l}b)\,C{H_3} - C{H_2} - \mathop C\limits_{\left| {} \right.} = CH - C{H_3}\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,C{H_3}\end{array}\]
Điền các từ hoặc cụm từ trong khung vào chỗ trống của các phát biểu sau cho phù hợp (mỗi từ hoặc cụm từ có thể điền vào một hoặc nhiều chỗ trống).
amine, base, hai, khử, hydrogen, acid, alcohol, alkyl halide, xanh, một
a) Khi thay thế một hay nhiều nguyên tử ...(1)... trong phân tử ammonia bằng một hay nhiều gốc hydrocarbon, ta thu được hợp chất ...(2).... Tuỳ thuộc vào số nguyên tử ...(3)... bị thay thế mà có ...(4)... bậc khác nhau. Trên nguyên tử nitrogen còn ...(5)... cặp electron hoá trị riêng.
b) Các amine có tính chất chung là tính ...(6)... nên amine tác dụng được với ...(7)... tạo muối và một số dung dịch amine làm quỳ tím chuyển màu ...(8)...
c) Có thể điều chế alkylamine các bậc bằng cách cho ammonia tác dụng với ...(9)... theo tỉ lệ mol thích hợp.