Câu hỏi:
13/07/2024 904Kinh nghiệm thời tiết nào được đề cập trong các câu tục ngữ bên dưới?
Câu tục ngữ |
Kinh nghiệm |
Trời nắng chóng trưa, trời mưa chóng tối. |
|
Trăng quần thì hạn, trăng tán thì mưa. |
|
Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão. |
|
Tháng Giêng rét đài, tháng Hai rét lộc, tháng Ba rét nàng Bân. |
|
Chuồn chuồn bay thấp thì mưa Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm. |
|
Đêm tháng Năm, chưa nằm đã sáng Ngày tháng Mười, chưa cười đã tối. |
|
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (600 trang - chỉ từ 140k).
Quảng cáo
Trả lời:
Câu tục ngữ |
Kinh nghiệm |
Trời nắng chóng trưa, trời mưa chóng tối. |
Trời nắng ráo người ta có cảm giác như ở giữa ban ngày (buổi trưa), trời mưa thì cảnh vật u ám gây cảm giác trời nhanh về chiều, chóng tối. |
Trăng quần thì hạn, trăng tán thì mưa. |
Khi trăng quầng, thời tiết sẽ oi bức, nóng nực hoặc rất ít mây. Khi trăng tán là dấu hiệu dự báo trời dễ, sắp có mưa. |
Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão. |
Kinh nghiệm dự báo thời tiết. Khi trời nối gió heo may và chuồn chuồn bay ra nhiều thì sắp có bão. |
Tháng Giêng rét đài, tháng Hai rét lộc, tháng Ba rét nàng Bân. |
rét đài: rét khá đậm làm hoa rụng cánh chỉ còn trơ lại đài; rét lộc: ẩm ướt, thuận lợi cho sự hồi sinh của cây cỏ sau những ngày đông tháng giá; rét nàng bân: rét ngắn ngày, với câu chuyện nàng Bân may áo rét cho chồng. Kinh nghiệm về thời tiết của nhân dân ta. |
Chuồn chuồn bay thấp thì mưa Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm. |
Kinh nghiệm này phản ánh khá đúng thực tiễn. Chuồn chuồn bay thấp hay bay cao phụ thuộc vào áp suất của khí quyển. Áp suất khí quyển lại liên quan đến nhiệt độ và độ ẩm của không khí. Người ta nhận thấy khi sắp mưa những hạt hơi nước nhỏ bé sẽ đọng lại trên các cánh mỏng của chuồn chuồn, làm tăng tải trọng và khiến chúng phải bay thấp là dà sát mặt đất. |
Đêm tháng Năm, chưa nằm đã sáng Ngày tháng Mười, chưa cười đã tối. |
Tháng năm thì thời gian ban ngày dài hơn thời gian ban đêm. Còn vào tháng mười thì thời gian ban ngày ngắn hơn thới gian ban đêm. |
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Gạch chân các thành ngữ và phân tích tác dụng của chúng.
a. Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công
(Tú Xương – Thương vợ)
Câu 2:
Lập dàn ý cho bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống được gợi từ câu tục ngữ mà em yêu thích dựa vào cấu trúc bên dưới:
Mở bài:
- Giới thiệu về vấn đề cần bàn luận:
- Ý kiến chung của người viết về vấn đề cần bàn luận:
Thân bài:
- Giải thích vấn đề cần bàn luận: từ ngữ / hình ảnh / câu:
- Khẳng định ý kiến tán thành hay phản đối:
- Trình bày các ý kiến kèm lí lẽ, bằng chứng:
+ Ý kiến 1:
Lí lẽ:
Bằng chứng:
+ Ý kiến 2:
Lí lẽ:
Bằng chứng:
+ Ý kiến 3:
Lí lẽ:
Bằng chứng:
Kết bài:
- Khẳng định lại ý kiến về vấn đề bàn luận:
- Bài học rút ra:
Câu 4:
Viết đoạn văn (5 – 7 câu) có sử dụng thành ngữ (hoặc tục ngữ) về một chủ đề tự chọn.
Câu 5:
Nhận diện đặc điểm tục ngữ và nêu tác dụng của cách gieo vần trong các câu sau theo gợi ý.
Câu tục ngữ |
Đặc điểm |
Trời nắng chóng trưa, trời mưa chóng tối. |
Vần cách 2 vế, 8 chữ |
Trăng quần thì hạn, trăng tán thì mưa. |
|
Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão. |
|
Tháng Giêng rét đài, tháng Hai rét lộc, tháng Ba rét nàng Bân. |
|
Chuồn chuồn bay thấp thì mưa Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm. |
|
Đêm tháng Năm, chưa nằm đã sáng Ngày tháng Mười, chưa cười đã tối. |
|
Tác dụng của cách gieo vần: |
Câu 6:
b. Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề
Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm.
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng.
(Ca dao)
về câu hỏi!