Câu hỏi:

13/07/2024 1,451

Lập dàn ý cho bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống được gợi từ câu tục ngữ mà em yêu thích dựa vào cấu trúc bên dưới:

Mở bài:

- Giới thiệu về vấn đề cần bàn luận:

- Ý kiến chung của người viết về vấn đề cần bàn luận:

Thân bài:

- Giải thích vấn đề cần bàn luận: từ ngữ / hình ảnh / câu:

- Khẳng định ý kiến tán thành hay phản đối:

- Trình bày các ý kiến kèm lí lẽ, bằng chứng:

+ Ý kiến 1:

Lí lẽ:

Bằng chứng:

+ Ý kiến 2:

Lí lẽ:

Bằng chứng:

+ Ý kiến 3:

Lí lẽ:

Bằng chứng:

Kết bài:

- Khẳng định lại ý kiến về vấn đề bàn luận:

- Bài học rút ra:

Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).

20 đề Toán 20 đề Văn Các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Mở bài:

- Giới thiệu về vấn đề cần bàn luận: câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.

- Ý kiến chung của người viết về vấn đề cần bàn luận: lòng kiên trì có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người

Thân bài:

- Giải thích vấn đề cần bàn luận: từ ngữ / hình ảnh / câu:

+ Sắt là một loại kim loại cứng, khó gọt đẽo.

+ Kim là dụng cụ để khâu vá có hình dáng rất nhỏ, mảnh mai.

=> Ý nghĩa: Nói về quá trình mài sắt thành cây kim tinh xảo- một việc làm tưởng như không thể, câu tục ngữ là hình ảnh ẩn dụ cho ý chí nghị lực và lòng kiên trì của con người. Có nỗ lực và cố gắng không ngừng nghỉ thì khó khăn dù lớn đến mấy thì cũng có thể vượt qua.

- Khẳng định ý kiến tán thành hay phản đối: Tán thành với tính đúng đắn của câu tục ngữ. Câu tục ngữ xuất phát chính là từ trong thực tế đời sống

- Trình bày các ý kiến kèm lí lẽ, bằng chứng:

+ Ý kiến 1: Biểu hiện của người có lòng kiên trì

Lí lẽ: Biết đặt ra mục tiêu cho bản thân mình, luôn nỗ lực, cố gắng hết sức để thực hiện mục tiêu, công việc mình đề ra bằng ý thức tự giác nhất. Luôn hướng về phía trước, khi gặp vấp ngã, thất bại biết đứng lên, rút ra bài học và đi tiếp con đường mình đã chọn. Người có lòng kiên trì luôn sống với ước mơ, nhiệt huyết của mình, biết tận dụng thời gian và tiết kiệm thời gian của bản thân cũng như của người khác.

Bằng chứng: Luôn cố gắng tự hoàn thành các bài tập, công việc được giao. Không bỏ cuộc dù cho khó khăn đến đâu. Từ xa xưa, ông cha ta đã dạy cho con cháu bài học tương tự về lòng kiên trì như “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”, “Thất bại là mẹ thành công”…

+ Ý kiến 2: Ý nghĩa của lòng kiên trì

Lí lẽ: Lòng kiên trì, nhẫn nại, tích cực theo đuổi mục tiêu đề ra sẽ giúp con người có được thành công, đạt được những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống. Kiên trì là đức tính tốt đẹp của con người, nó khiến bản thân mỗi người sống có lí tưởng, trở nên tốt đẹp hơn. Nếu xã hội con người ai sống cũng có lòng kiên trì thì xã hội này sẽ ngày càng phát triển tốt hơn.

Bằng chứng: Vincent Van Gogh từng nói rằng “Chúng ta càng tiến bước trên đường đời, mọi việc lại càng khó khăn hơn, nhưng chính trong khi chống lại sự gian khổ mà sức mạnh nội tâm của con tim được”. Chính trong sự kiên trì, nỗ lực không ngừng nghỉ ấy mà con người có thể khám ả ra những sức mạnh nội lực của bản thân bởi nhiều khi chúng ở sâu đến nỗi chính ta cũng không nhận ra.

+ Ý kiến 3: Phản biện

Lí lẽ: Trong xã hội vẫn còn có nhiều người nóng vội, muốn đạt được thành quả nhanh chóng, lại có người dễ nản chí, bỏ cuộc khi gặp khó khăn,… những người này đáng bị xã hội chỉ trích, phê phán.

Bằng chứng: Những người này dễ thất bại, sẽ không bao giờ có được thành công.

Kết bài:

- Khẳng định lại ý kiến về vấn đề bàn luận: Lòng kiên trì là một đức tính đáng quý và đáng có của con người. chúng ta nên giữ gìn và phát huy đức tính này, tạo dựng cho mình một đức tính cho bản thân mình.

- Bài học rút ra: Là một người học sinh, trước hết chúng ta cần kiên trì, nỗ lực trong học tập, rèn luyện bản thân để trở thành một người tốt; sống có ước mơ, lí tưởng, tích cực trau dồi với lòng kiên trì để trở thành con người mà ta mơ ước; biết đứng dậy sau khi vấp ngã,…

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Gạch chân các thành ngữ và phân tích tác dụng của chúng.

a. Một duyên hai nợ âu đành phận

Năm nắng mười mưa dám quản công

(Tú Xương – Thương vợ)

Xem đáp án » 13/07/2024 3,070

Câu 2:

Viết đoạn văn (5 – 7 câu) có sử dụng thành ngữ (hoặc tục ngữ) về một chủ đề tự chọn.

Xem đáp án » 13/07/2024 1,297

Câu 3:

Đặt câu với các thành ngữ, tục ngữ vừa tìm được ở bài tập 5.

Xem đáp án » 13/07/2024 1,293

Câu 4:

Kinh nghiệm thời tiết nào được đề cập trong các câu tục ngữ bên dưới?

Câu tục ngữ

Kinh nghiệm

Trời nắng chóng trưa, trời mưa chóng tối.

 

Trăng quần thì hạn, trăng tán thì mưa.

 

Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão.

 

Tháng Giêng rét đài, tháng Hai rét lộc, tháng Ba rét nàng Bân.

 

Chuồn chuồn bay thấp thì mưa

Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.

 

Đêm tháng Năm, chưa nằm đã sáng

Ngày tháng Mười, chưa cười đã tối.

 

Xem đáp án » 13/07/2024 1,187

Câu 5:

b. Người ta đi cấy lấy công

Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề

Trông trời, trông đất, trông mây

Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm.

Trông cho chân cứng đá mềm

Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng.

(Ca dao)

Xem đáp án » 13/07/2024 1,172

Câu 6:

Nhận diện đặc điểm tục ngữ và nêu tác dụng của cách gieo vần trong các câu sau theo gợi ý.

Câu tục ngữ

Đặc điểm

Trời nắng chóng trưa, trời mưa chóng tối.

Vần cách

2 vế, 8 chữ

Trăng quần thì hạn, trăng tán thì mưa.

 

Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão.

 

Tháng Giêng rét đài, tháng Hai rét lộc, tháng Ba rét nàng Bân.

 

Chuồn chuồn bay thấp thì mưa

Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.

 

Đêm tháng Năm, chưa nằm đã sáng

Ngày tháng Mười, chưa cười đã tối.

 

Tác dụng của cách gieo vần:

Xem đáp án » 13/07/2024 1,150

Bình luận


Bình luận