Câu hỏi:

13/07/2024 18,675

Cho (O; R), lấy điểm A cách O một khoảng bằng 2R. Kẻ các tiếp tuyến AB và AC với đường tròn (B, C là các tiếp điểm). Đoạn thẳng OA cắt đường tròn (O) tại I. Đường thẳng qua O và vuông góc với OB cắt AC tại K.

a) Chứng minh: Tam giác OBA vuông tại B và Tam giác OAK cân tại K.

b) Đường thẳng KI cắt AB tại M. Chứng minh rằng KM là tiếp tuyến của đường tròn (O).
c) Tính chu vi tam giác AMK theo R.

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Lời giải

Media VietJack

a) Xét (O; R) có AB là 2 tiếp tuyến tại điểm B

Suy ra AB OB hay tam giác OAB vuông tại B

Ta có AB OB, OK OB

Nên AB // OK

Suy ra \(\widehat {{O_1}} = \widehat {{A_2}}\) (hai góc so le trong)

Xét (O;R) có AB , AC là 2 tiếp tuyến cắt nhau tại A

Suy ra AO là tia phân giác của góc BAC, AC = AB

Do đó \(\widehat {{A_1}} = \widehat {{A_2}}\)

Mà \(\widehat {{O_1}} = \widehat {{A_2}}\) (chứng minh trên)

Nên \(\widehat {{O_1}} = \widehat {{A_1}}\)

Suy ra tam giác OAK cân tại K

b) Vì I thuộc (O; R) nên OI = R

Mà OA = 2R (giả thiết)

Suy ra IA = OI = R

Do đó I là trung điểm của OA

Xét tam giác OAK cân tại K có KI là đường trung tuyến

Suy ra KI là đường cao

Nên KI OA

Hay KM OA

Suy ra KM là tiếp tuyến của đường tròn (O)

c) Vì tam giác OAB vuông tại O nên OA2 = OB2 + AB2 (định lý Pytago)

Hay AB2 = OA2 – OB2 = (2R)2 – R2 = 3R2

Suy ra \(AB = R\sqrt 3 \)

Xét (O;R) có KC, KI là 2 tiếp tuyến cắt nhau tại K

Nên KI = KC

Xét (O;R) có MB, MI là 2 tiếp tuyến cắt nhau tại M

Nên MI = MB

Chu vi tam giác MKA :

MK + MA + AK

= MI + IK + MA + AK

= MB + CK + MA + AK

= (MB + MA) +  (MB + MA)

= AB + AC

\[ = 2AB = 2R\sqrt 3 \].

Vậy chu vi tam giác AKM bằng \[2R\sqrt 3 \].

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

Lời giải

Media VietJack

a) Xét ∆ABH và ∆CBA có:

\(\widehat {BHA} = \widehat {BAC} = 90^\circ \)

\(\widehat {ABC}\) chung.

Do đó  (g.g)

Suy ra \(\frac{{AB}}{{CB}} = \frac{{BH}}{{BA}}\) (tỉ số đồng dạng)

Do đó AB2 = BH . BC.

b) Vì tam giác AHC vuông tại H nên  \(\widehat {HCA} + \widehat {HAC} = 90^\circ \)(trong tam giác vuông, tổng hai góc nhọn bằng 90°)

\(\widehat {BAH} + \widehat {HAC} = \widehat {BAC} = 90^\circ \)

Suy ra \(\widehat {BAH} = \widehat {HCA}\)

Xét ∆AHB và ∆CHA có:

\(\widehat {BHA} = \widehat {AHC} = 90^\circ \)

\(\widehat {BAH} = \widehat {HCA}\)(chứng minh trên)

Do đó  (g.g)

Suy ra \(\frac{{AH}}{{CH}} = \frac{{BH}}{{AH}}\) (tỉ số đồng dạng)

Do đó AH2 = BH . CH.

c) Ta có \[{S_{ABC}} = \frac{1}{2}AB.AC = \frac{1}{2}AH.BC\]

Suy ra AB . AC = AH . BC.

d) Xét ∆CAH và ∆CBA có:

\(\widehat {CHA} = \widehat {BAC} = 90^\circ \).

\(\widehat {ACB}\) chung.

Do đó  (g.g)

Suy ra \(\frac{{AC}}{{BC}} = \frac{{HC}}{{AC}}\) (tỉ số đồng dạng)

Do đó AC2 = CH . BC.

Lời giải

Lời giải

Ta có n(Ω) = \({\rm{C}}_{12}^3\) = 220

a) Gọi biến cố A: “ trong 3 bóng lấy ra có ít nhất 2 bóng tốt ”

+) Trong 3 bóng có 2 bóng tốt, 1 bóng không tốt: \({\rm{C}}_5^1.{\rm{C}}_7^2\)

+) Trong 3 bóng có 3 bóng tốt: \({\rm{C}}_7^3\)

Suy ra n(A) = \({\rm{C}}_5^1.{\rm{C}}_7^2\) + \({\rm{C}}_7^3\) = 140

Vậy xác suất để lấy được ít nhất 2 bóng tốt là \(P\left( A \right) = \frac{{140}}{{220}} = \frac{7}{{11}}\).

b) Gọi biến cố B: “ trong 3 bóng lấy ra có ít nhất 1 bóng tốt ”

Gọi \(\overline {\rm{B}} \) là biến có đối của biến cố B: “ trong 3 bóng lấy ra đều là bóng không tốt ”

Nên \({\rm{n}}\left( {\overline B } \right){\rm{ = }}\,{\rm{C}}_5^3 = 10\)

Suy ra \(P\left( {\overline B } \right) = \frac{{10}}{{220}} = \frac{1}{{22}}\).

Vậy xác suất để lấy được ít nhất 1 bóng tốt là: \(P\left( B \right) = 1 - P\left( {\overline B } \right) = 1 - \frac{1}{{22}} = \frac{{21}}{{22}}\).

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP