Câu hỏi:
13/07/2024 3,669Hãy xác định hàm số y = ax + b biết đồ thị của hàm số là đường thẳng đi qua các điểm sau:
a) A(1; 5) và B(0; 2).
b) M(1; 9) và N(0; 1).
c) P(0; 2) và Q(1; 0).
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Lời giải
a) Đồ thị của hàm số y = ax + b đi qua điểm A(1; 5) và B(0; 2).
Thay A(1; 5) và B(0; 2) vào hàm số ta có hệ phương trình:
\[\left\{ \begin{array}{l}a.1 + b = 5\\a.0 + b = 2\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a + b = 5\\b = 2\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a + 2 = 5\\b = 2\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = 3\\b = 2\end{array} \right.\].
Vậy hàm số cần tìm có phương trình y = 3x + 2.
b) Đồ thị của hàm số y = ax + b đi qua điểm M(1; 9) và N(0; 1).
Thay M(1; 9) và N(0; 1) vào hàm số ta có hệ phương trình:
\[\left\{ \begin{array}{l}a.1 + b = 9\\a.0 + b = 1\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a + b = 9\\b = 1\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a + 1 = 9\\b = 1\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = 8\\b = 1\end{array} \right.\].
Vậy hàm số cần tìm có phương trình y = 8x + 1.
c) Đồ thị của hàm số y = ax + b đi qua điểm P(0; 2) và Q(1; 0).
Thay P(0; 2) và Q(1; 0) vào hàm số ta có hệ phương trình:
\[\left\{ \begin{array}{l}a.0 + b = 2\\a.1 + b = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}b = 2\\a + 2 = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}b = 2\\a = - 2\end{array} \right.\]
Vậy hàm số cần tìm có phương trình y = –2x + 2.CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Hãy xác định hàm số y = ax + b trong mỗi trường hợp sau:
a) Đồ thị của hàm số là đường thẳng đi qua điểm B(–1; 2) và cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 3.
b) Đồ thị của hàm số là đường thẳng song song với đường thẳng y = –3x + 1 và cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng 3.
c) Đồ thị của hàm số là đường thẳng cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng –6 và cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng 2.
Câu 2:
Cho hàm số y = ax + 2. Tìm hệ số góc a, biết rằng:
a) Đồ thị của hàm số đi qua điểm A(1; 3).
b) Đồ thị của hàm số song song với đường thằng y = –2x + 1.
Câu 3:
Đồ thị của hàm số là đường thằng d1 đi qua gốc toạ độ. Hãy xác định hàm số trong mỗi trường hợp sau:
a) Đồ thị của hàm số đã cho đi qua điểm A(3; 4).
b) Đồ thị của hàm số là đường thẳng có hệ số góc bằng \[\frac{{ - 4}}{7}\].
c) Đồ thị của hàm số là đường thẳng song song với đường thẳng d2: y = –6x – 5.
Câu 4:
Cho hàm số y = 2x + b. Tìm b trong mỗi trường hợp sau:
a) Với x = 4 thì hàm số có giá trị bằng 5.
b) Đồ thị của hàm số đã cho cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 7.
c) Đồ thị của hàm số đã cho đi qua điểm A(1; 5).
Câu 5:
Cho hai hàm số y = 2mx + 11 và y = (1 – m)x + 2. Với giá trị nào của m thì đồ thị của hai hàm số đã cho là:
a) Hai đường thẳng song song với nhau?
b) Hai đường thẳng cắt nhau?
về câu hỏi!