Câu hỏi:
22/07/2024 333Bác Hưng đầu tư 300 triệu đồng vào hai khoản: mua trái phiếu doanh nghiệp với lãi suất 8% một năm và gửi tiết kiệm ngân hàng với lãi suất 6% một năm. Cuối năm, bác Hưng nhận được 22 triệu đồng tiền lãi. Hỏi bác Hưng đã đầu tư vào mỗi khoản bao nhiêu tiền?
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Gọi số tiến bác Hưng dùng để mua trái phiếu doanh nghiệp là x (triệu đồng) (0 ≤ x ≤ 300).
Khi đó, số tiền bác Hưng gửi tiết kiệm ngân hàng là 300 – x (triệu đồng).
Số tiền lãi bác Hưng thu được từ việc mua trái phiếu doanh nghiệp là 0,08x (triệu đồng) và số tiền lãi thu được từ việc gửi tiết kiệm ngân hàng là 0,06(300 – x) (triệu đồng).
Theo để bài, ta có phương trình: 0,08x + 0,06(300 – x) = 22.
Giải phương trình:
0,08x + 0,06(300 – x) = 22.
0,08x + 18 – 0,06x = 22
0,08x – 0,06x = 22 – 18
0,02x = 4
x = 200.
Giá trị này của x phù hợp với điều kiện của ẩn.
Vậy bác Hưng đã dùng 200 triệu đồng để mua trái phiếu doanh nghiệp và 100 triệu đồng để gửi tiết kiệm ngân hàng.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nhân dịp khai trương, một siêu thị điện máy đã giảm giá nhiều mặt hàng để thu hút khách hàng. Tổng giá niêm yết của một chiếc ti vi loại A và một chiếc tủ lạnh loại B là 36,8 triệu đồng. Trong dịp này, tivi loại A được giảm giá 30% và tủ lạnh loại B được giảm 25% nên bác Cường đã mua một chiếc ti vi và một chiếc tủ lạnh nói trên với tổng số tiền là 26,805 triệu đồng. Hỏi giá niêm yết của một chiếc ti vi loại A và mỗi chiếc tủ lạnh loại B là bao nhiêu?
Câu 2:
Cô Lan đi siêu thị mua một món hàng đang có chương trình khuyến mãi giảm giá 20%. Do có thẻ khách hàng thân thiết của siêu thị nên cô được giảm thêm 2% trên giá đã giảm, do đó cô Lan chỉ phải trả 294 nghìn đồng cho món hàng đó.
a) Hỏi giá ban đầu của món hàng đó nếu không khuyến mãi là bao nhiêu?
b) Ở một siêu thị khác, món đồ cô Lan đã mua cũng có cùng giá ban đầu nhưng có chương trình khuyến mãi giảm 22%. Cô Lan không có thẻ khách hàng thân thiết tại siêu thị này thì mua món đồ đó tại đây có được lợi hơn không?
Câu 3:
Hai công ty viễn thông đưa ra hai gói cước cho điện thoại cố định như sau:
|
Cước thuê bao hằng tháng (đồng) |
Giá cước mỗi phút gọi (đồng) |
Công ty A |
32 000 |
900 |
Công ty B |
38 000 |
700 |
a) Gọi x là số phút gọi trong tháng. Hãy biểu thị theo x, số tiền phải trả trong tháng (tính theo nghìn đồng) khi sử dụng mỗi gói cước nói trên.
b) Hỏi với bao nhiêu phút gọi thì số tiền phải trả trong tháng khi sử dụng dịch vụ của hai công ty viễn thông này là như nhau?
Câu 4:
Chị Linh làm việc trong một ngân hàng và được thưởng Tết bằng 2,5 tháng lương. Tổng thu nhập một năm của chị Linh bao gồm lương 12 tháng và thưởng Tết là 290 triệu đồng. Hỏi lương hằng tháng của chị Linh là bao nhiêu?
Câu 5:
Chọn phương án đúng.
Sử dụng dữ kiện sau để trả lời câu hỏi:
Một tàu chở hàng khởi hành từ ga Hà Nội với vận tốc 36 km/h. Sau đó 2 giở một tàu chở khách cũng khởi hành từ ga Hà Nội và đi theo cùng tuyến đường đó với vận tốc 48 km/h, Gọi x (giờ) là thời gian chạy của tàu chở hàng.
Giải phương trình ở câu 4 ta được thời gian x (giờ) để tàu chở khách đuổi kịp tàu chở hàng là
A. x = 0.
B. x = 8.
C. x = 6.
D. x = 14.
Câu 6:
Một đội thợ mỏ lập kế hoạch khai thác than với định mức mỗi ngày đội phải khai thác được 40 tấn. Khi khai thác thực tế, mỗi ngày đội khai thác được 45 tấn. Do đó đội hoàn thành sớm hơn kế hoạch 2 ngày và vượt mức 10 tấn than. Hỏi theo kế hoạch đội phải khai thác bao nhiêu tấn than?
Đề kiểm tra Cuối kì 1 Toán 8 KNTT có đáp án (Đề 1)
10 Bài tập Bài toán thực tiễn gắn với việc vận dụng định lí Thalès (có lời giải)
10 Bài tập Các bài toán thực tiễn gắn với việc vận dụng định lí Pythagore (có lời giải)
15 câu Trắc nghiệm Toán 8 KNTT Bài 1: Đơn thức có đáp án
10 Bài tập Bài toán thực tiễn liên quan đến thể tích, diện tích xung quanh của hình chóp tứ giác đều (có lời giải)
Đề kiểm tra Cuối kì 1 Toán 8 KNTT có đáp án (Đề 2)
Đề kiểm tra Cuối kì 1 Toán 8 CTST có đáp án (Đề 1)
10 Bài tập Bài toán thực tiễn gắn với việc vận dụng định lí Thalès (có lời giải)
về câu hỏi!