Câu hỏi:

24/07/2024 790

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 61 đến 65:

Trước ngày 9 tháng 3, biết bao lần Việt Minh đã kêu gọi người Pháp liên minh để chống Nhật. Bọn thực dân Pháp đã không đáp ứng lại thẳng tay khủng bố Việt Minh hơn nữa. Thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng.

Tuy vậy, đối với người Pháp, đồng bào ta vẫn giữ một thái độ khoan hồng và nhân đạo. Sau cuộc biến động ngày 9 tháng 3, Việt Minh đã giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thùy, lại cứu cho nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật và bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ.

Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

(Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh)

Đoạn trích trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Ở đây là phong cách ngôn ngữ chính luận (được dùng trong lĩnh vực chính trị xã hội,... Người viết bày tỏ lập trường, chính kiến, thái độ, đối với những vấn đề chính trị, xã hội,... lập luận dựa trên quan điểm chính trị nhất định). Chọn B.

Câu hỏi cùng đoạn

Câu 2:

Từ “liên minh” trong đoạn trích có thể được thay thế bằng từ nào? 

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Từ có thể thay thế là “kết hợp”. (Liên minh: là sự cam kết chính thức giữa các quốc gia nhằm phối hợp hay tương trợ lẫn nhau để đối phó với các vấn đề an ninh, chống lại các mối đe dọa chung; Kết hợp: gắn với nhau để bổ sung cho nhau).

Lưu ý: HS có thể dễ nhầm lẫn và chọn phương án A, tuy nhiên từ “cộng tác” chưa đúng. “Cộng tác” là cùng góp sức hoàn thành một công việc nhằm một mục đích chung, nhưng có thể không cùng chung một trách nhiệm. Chọn B.

Câu 3:

Đoạn trích sử dụng thao tác lập luận chủ yếu nào?

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Đối với dạng câu hỏi này, HS cần nắm chắc kiến thức lí thuyết, hiểu được đặc điểm nhận dạng của từng loại thao tác lập luận. Đọc và phân tích kĩ dẫn chứng. Ở đoạn trích, sử dụng thao tác lập luận khẳng định rằng:

+ Ở đây tác giả bác bỏ quan điểm nói ta giành độc lập từ tay Pháp, tác giả khẳng định rằng ta giành độc lập từ tay Nhật.

+ Tác giả so sánh tương phản giữa sự nhẫn tâm, vô nhân đạo, tội ác man rợ của thực dân Pháp “giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng” với tấm lòng bao dung, thái độ khoan hồng, nhân đạo của nhân dân ta “Việt Minh đã giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thùy, lại cứu cho nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật và bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ”.

Chọn C.

Câu 4:

Tác giả khẳng định: “Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa.” nhằm mục đích gì? 

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Tác giả khẳng định “Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa.” nhằm mục đích xóa bỏ mọi quan hệ với Pháp. Chọn C.

Câu 5:

Chủ đề của đoạn trích là gì?

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Chủ đề, hay nói cách khác là vấn đề chính của văn bản. Đoạn 1 của văn bản nêu tội ác của Pháp; đoạn 2 làm rõ sự khoan hồng và nhân đạo của nhân dân ta; đoạn 3 khẳng định ta không còn là thuộc địa của Pháp và quá trình nổi dậy giành độc lập của dân ta. Từ đó, ta có thể xác định chủ đề chính của đoạn trích là sự khoan hồng, chiến thắng chính nghĩa của quân ta và những hành động vô nhân đạo của Pháp. Chọn C.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

Trên giao tuyến \(\Delta \) của hai mặt phẳng \((P),\,\,(Q)\) ta lấy lần lượt 2 điểm \[A,\,\,B\] như sau:

• Lấy \(A\left( {x\,;\,\,y\,;\,\,1} \right) \in \Delta \), ta có hệ phương trình: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x - y = 0}\\{x + 2y = 0}\end{array} \Rightarrow x = y = 0 \Rightarrow A\left( {0\,;\,\,0\,;\,\,1} \right)} \right..\)

• Lấy \(B\left( { - 1\,;\,\,y\,;\,\,z} \right) \in \Delta \), ta có hệ phương trình: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{y + z = 0}\\{2y + z = 2}\end{array} \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{y = 2}\\{z =  - 2}\end{array} \Rightarrow B\left( { - 1\,;\,\,2\,;\,\, - 2} \right)} \right.} \right..\)

Vì \(\Delta  \in (\alpha )\) nên \(A,\,\,B \in (\alpha ).\) Do đó, ta có: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{2 + b = 0}\\{ - a + b - 6 = 0}\end{array} \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{a =  - 8}\\{b =  - 2}\end{array}} \right.} \right..\)

Vậy \(a + 4b =  - 8 + 4 \cdot \left( { - 2} \right) =  - 16.\) Chọn A.

Câu 2

Lời giải

Yêu cầu bài toán \( \Leftrightarrow f'\left( x \right) = 4m \cdot {x^3} + 16\left( {m - 6} \right)x \le 0\,;\,\,\forall x \in \left( {1\,;\,\,2} \right)\)

\( \Leftrightarrow 4x\left[ {m{x^2} + 4\left( {m - 6} \right)} \right] \le 0\,;\,\,\forall x \in \left( {1\,;\,\,2} \right)\)

\( \Leftrightarrow m{x^2} + 4m - 24 \le 0 \Leftrightarrow m\left( {{x^2} + 4} \right) \le 24 \Leftrightarrow m \le \frac{{24}}{{{x^2} + 4}}\,;\,\,\forall x \in \left( {1\,;\,\,2} \right)\)

\( \Leftrightarrow m \le {\min _{\left[ {1\,;\,\,2} \right]}}\left( {\frac{{24}}{{{x^2} + 4}}} \right) = 3\).

Mà \(m \in \left( { - 10\,;\,\,10} \right)\) suy ra có tất cả \(3 - \left( { - 9} \right) + 1 = 13\) giá trị nguyên của \(m\) cần tìm.

Chọn D.

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Câu 4

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Câu 5

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP