Câu hỏi:
27/07/2024 147Mối liên hệ giữa không gian mùa xuân của làng quê Bắc Bộ và dòng tâm trạng, cảm xúc của cô gái: ..........................
Những hình ảnh thể hiện mối liên hệ đó: ....................................................................
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Mối liên hệ giữa không gian mùa xuân của làng quê Bắc Bộ và dòng tâm trạng, cảm xúc của cô gái: không gian mùa xuân hiện lên với những đặc trưng của làng quê Bắc Bộ và đồng điệu với tâm trạng cô gái.
- Những hình ảnh thể hiện mối liên hệ đó:
+ Ở khổ thơ 2 – 3, không gian mùa xuân làng quê với những hình ảnh mưa xuân phơi phới bay, hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy, lễ hội truyền thống rộn ràng tương đồng với tâm trạng vui tươi và hi vọng của cô gái. Hình ảnh mưa xuân phơi phới bay diễn tả niềm vui háo hức lan toả trong tâm hồn cô. Việc lặp lại từ lớp (lớp lớp) tái hiện hình ảnh hoa xoan rụng rất nhiều, hết lớp này đến lớp khác, liên tiếp, dồn dập; từ đó làm nổi bật sức sống, vẻ đẹp của hoa cỏ mùa xuân và tâm hồn trẻ trung, yêu đời của người thiếu nữ.
+ Ở khổ thơ 8 – 9, không gian làng quê khi “mùa xuân đã cạn ngày, lễ hội đã kết thúc qua cảm nhận của cô gái có đặc điểm tàn tạ, héo úa, rất tương đồng với tâm trạng buồn tủi, thất vọng của cô: mưa xuân đã ngại bay (biện pháp tu từ nhân hoá), hoa xoan đã nát dưới chân giày, hội chèo tan. Biện pháp tu từ điệp ngữ (lặp từ đã) nhấn mạnh những hiện tượng đã xảy ra, không níu kéo hay thay đổi được. Sự đối lập hình ảnh ở khổ thơ 5 và 8, “mưa bụi không ướt áo” – “mưa nặng hạt”; “cách có một thôi để” – “có ngắn gì đâu một dải để thể hiện - tâm trạng, cảm xúc của cô gái trước và sau khi xem hội: trước hội vui phơi phới, tràn đầy hi vọng – sau hội buồn bã, thất vọng.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ Mưa xuân: .................................................................
Chủ đề của bài thơ: .....................................................................................................
Căn cứ để xác định chủ đề của bài thơ: ......................................................................
Câu 2:
Số tiếng trong mỗi dòng, cách gieo vần, ngắt nhịp của bài thơ Mưa xuân:
Số tiếng trong mỗi dòng thơ: ......................................................................................
Cách gieo vần: ............................................................................................................
Cách ngắt nhịp: ..........................................................................................................
Câu 3:
Bố cục của bài thơ: ......................................................................................................
Mạch cảm xúc của bài thơ: ..........................................................................................
Câu 4:
Cảm nhận về sự thay đổi tâm trạng của cô gái từ lúc “mưa xuân phơi phới bay” đến khi “mùa xuân đã cạn ngày”: ............................
Câu 5:
Câu chuyện về cô gái được thể hiện qua lời tự tình của “em” trong bài thơ: .................
Câu 6:
Nhận xét về ngôn ngữ của bài thơ: ...............................................................................
về câu hỏi!