Câu hỏi:

28/08/2024 413 Lưu

Chị Hằng thống kê lại thời gian chạy cự li 800 m của mình ở một số lần luyện tập trong năm 2016 và 2017 như sau:

Thời gian (giây)

[122; 123)

[123; 124)

[124; 125)

[125; 126)

[126; 127)

Tần số năm 2016

11

15

7

5

2

Tần số năm 2017

28

18

4

0

0

a) Tần số tương đối của các lần chị Hằng chạy hết ít hơn 124 giây trong mẫu số liệu năm 2016 là

A. 35%.

B. 46%.

C. 60%.

D. 65%.

b) Tần số tương đối của các lần chị Hằng chạy hết nhiều hơn 125 giây trong mẫu số liệu năm 2017 là

A. 0%.

B. 8%.

C. 10%.

D. 17,5%.

c) So với số liệu năm 2016, trong số liệu năm 2017, tần số tương đối của các lần chị Hằng chạy hết ít hơn 123 giây tăng thêm

A. 155%.

B. 17%.

C. 19%.

D. 28,5%.

d) Một lần chạy được gọi là đạt thành tích thấp nếu thời gian chạy không đạt dưới 124 giây. So với số liệu năm 2016, trong số liệu năm 2017, tần số tương đối của các lần chị Hằng đạt thành tích thấp giảm

A. 27%.

B. 22,8%.

C. 28,6%.

D. 11%.

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Tổng số lần chị Hằng chạy năm 2016 là: 11 + 15 + 7 + 5 + 2 = 40.

Tổng số lần chị Hằng chạy năm 2017 là: 28 + 18 + 4 + 0 + 0 = 50.

a) Đáp án đúng là: D

Tần số chị Hằng chạy hết ít hơn 124 giây trong mẫu số liệu năm 2016 là: 11 + 15 = 26.

Tần số tương đối của các lần chị Hằng chạy hết ít hơn 124 giây trong mẫu số liệu năm 2016 là

\(\frac{{26}}{{40}} \cdot 100\% = 65\% .\)

b) Đáp án đúng là: A

Tần số chị Hằng chạy hết nhiều hơn 125 giây trong mẫu số liệu năm 2017 là: 0 + 0 = 0.

Tần số tương đối của các lần chị Hằng chạy hết nhiều hơn 125 giây trong mẫu số liệu năm 2017 là: \(\frac{0}{{50}} \cdot 100\% = 0\% .\)

c) Đáp án đúng là: D

Tần số chị Hằng chạy ít hơn 123 giây trong mẫu số liệu năm 2016 là: 11.

Tần số tương đối của các lần chị Hằng chạy hết ít hơn 123 giây trong mẫu số liệu năm 2016 là: \(\frac{{11}}{{40}} \cdot 100\% = 27,5\% .\)

Tần số chị Hằng chạy ít hơn 123 giây trong mẫu số liệu năm 2017 là: 28.

Tần số tương đối của các lần chị Hằng chạy hết ít hơn 123 giây trong mẫu số liệu năm 2017 là: \(\frac{{28}}{{50}} \cdot 100\% = 56\% .\)

Như vậy, so với số liệu năm 2016, trong số liệu năm 2017, tần số tương đối của các lần chị Hằng chạy hết ít hơn 123 giây tăng thêm 56% – 27,5% = 28,5%.

d) Đáp án đúng là: A

Tần số chị Hằng chạy đạt thành tích thấp (thời gian chạy không đạt dưới 124 giây) giây trong mẫu số liệu năm 2016 là: 7 + 5 + 2 = 14.

Tần số tương đối của các lần chị Hằng chạy đạt thành tích thấp (thời gian chạy không đạt dưới 124 giây) giây trong mẫu số liệu năm 2016 là: \(\frac{{14}}{{40}} \cdot 100\% = 35\% .\)

Tần số chị Hằng chạy đạt thành tích thấp (thời gian chạy không đạt dưới 124 giây) giây trong mẫu số liệu năm 2017 là: 4 + 0 + 0 = 4.

Tần số tương đối của các lần chị Hằng chạy đạt thành tích thấp (thời gian chạy không đạt dưới 124 giây) giây trong mẫu số liệu năm 2017 là: \(\frac{4}{{50}} \cdot 100\% = 8\% .\)

Như vậy, so với số liệu năm 2016, trong số liệu năm 2017, tần số tương đối của các lần chị Hằng đạt thành tích thấp giảm 35% – 8% = 27%.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

Tổng các tần số tương đối là 15% + 25% + 35% + 25% = 100%, nên nếu có số liệu về tần số tương đối sai thì phải có ít nhất hai số liệu sai.

Mà chỉ có một số liệu sai trong bảng nên các giá trị tần số tương đối đều chính xác.

Ta có \(\frac{{10}}{{15}} \ne \frac{{20}}{{25}} = \frac{{28}}{{35}} = \frac{{20}}{{25}}\) do đó số liệu tần số 10 là sai.

Theo tính chất tỉ lệ thức, ta có giá trị đúng là \(\frac{{15 \cdot 20}}{{25}} = 12.\)

Vậy bảng số liệu đúng như sau:

Giá trị

2

3

4

7

Tần số

12

20

28

20

Tần số tương đối

15%

25%

35%

25%

Lời giải

a) Trong các số liệu trên, có 6 giá trị khác nhau là: 0; 1; 2; 3; 4; 5.

Tần số của các giá trị 0; 1; 2; 3; 4; 5 lần lượt là: 2; 6; 6; 9; 3; 4.

b) Bảng tần số:

Số cuộc gọi

0

1

2

3

4

5

Tần số

2

6

6

9

3

4

c) Biểu đồ cột:

Cô Lan ghi lại số cuộc gọi điện thoại cô thực hiện mỗi ngày trong tháng 9/2023 ở bảng sau:  a) Trong bảng số liệu trên, có bao nhiêu giá trị khác nhau? Tìm tần số của các giá trị đó. (ảnh 2)