Câu hỏi:

28/08/2024 2,466

Trên giá sách có 3 quyển sách Toán, Ngữ văn và Mĩ thuật được sắp xếp theo thứ tự đó. Bạn Thành lấy ngẫu nhiên đồng thời 2 quyển sách từ trên giá.

a) Xác định không gian mẫu của phép thử.

b) Xác định các kết quả thuận lợi và tính xác suất của mỗi biến cố sau:

A: “Có 1 quyển sách Toán trong 2 quyển sách được lấy”;

B: “Không có quyển sách Mĩ thuật nào trong 2 quyển sách được lấy”;

C: “Hai quyển sách được lấy được xếp cạnh nhau trên giá”;

D: “Hai quyển sách được lấy đều là sách Ngữ văn”.

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

a) Không gian mẫu của phép thử gồm các phần tử là:

Ω = {Toán và Ngữ văn; Toán Mĩ thuật; Ngữ Văn Mĩ thuật}.

b) Số kết quả có thể xảy ra là n(Ω) = 3.

Các kết quả thuận lợi cho biến cố A là: Toán và Ngữ văn; Toán và Mĩ thuật.

Số kết quả thuận lợi cho biến cố A là n(A) = 2.

Xác suất của biến cố A là \(P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega \right)}} = \frac{2}{3}.\)

Kết quả thuận lợi cho biến cố B là: Toán và Ngữ văn.

Số kết quả thuận lợi cho biến cố B là n(B) = 1.

Xác suất của biến cố B là \(P\left( B \right) = \frac{{n\left( B \right)}}{{n\left( \Omega \right)}} = \frac{1}{3}.\)

Các kết quả thuận lợi cho biến cố C là: Toán và Ngữ văn; Ngữ văn và Mĩ thuật.

Số kết quả thuận lợi cho biến cố C là n(C) = 2.

Xác suất của biến cố C là \(P\left( C \right) = \frac{{n\left( C \right)}}{{n\left( \Omega \right)}} = \frac{2}{3}.\)

Không có kết quả nào thuận lợi cho biến cố D vì trên giá sách chỉ có 1 quyển Ngữ văn, do đó P(D) = 0.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

a) Kí hiệu (i; j) là kết quả con xúc xắc thứ nhất xuất hiện i chấm, con xúc xắc thứ hai xuất hiện j chấm.

Các kết quả thuận lợi cho biến cố A là (1; 2); (1; 3); (1; 5); (2; 1); (3; 1); (5; 1).

b) Số kết quả thuận lợi cho biến cố A là n(A) = 6.

Số kết quả có thể xảy ra là n(Ω) = 36.

Xác suất của biến cố A là \(P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega  \right)}} = \frac{6}{{36}} = \frac{1}{6}.\)

Lời giải

a) Trong nhóm học sinh lớp 9 có 10 học sinh nên số phần tử của không gian mẫu là n(Ω) = 10.

b) ⦁ Do có 5 bạn học trường Quang Trung nên số kết quả thuận lợi cho biến cố A là n(A) = 5.

Xác suất của biến cố A là \(P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega  \right)}} = \frac{5}{{10}} = 0,5.\)

⦁ Số học sinh không học trường Tây Sơn là: 5 + 3 = 8 (học sinh).

Số kết quả thuận lợi cho biến cố B là n(B) = 8.

Xác suất của biến cố B là \(P\left( B \right) = \frac{{n\left( B \right)}}{{n\left( \Omega  \right)}} = \frac{8}{{10}} = 0,8.\)