Câu hỏi:
28/08/2024 68Tam giác ABC cân tại A, đường cao AH, có AB = 5 cm, BC = 8 cm. Quay tam giác ABC một vòng quanh cạnh AH ta được một hình nón.
a) Tính thể tích hình nón (làm tròn kết quả đến hàng phần trăm của cm3).
b) Tính diện tích toàn phần của hình nón (làm tròn kết quả đến hàng phần trăm của cm2).
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a) Tam giác ABC cân tại A, đường cao AH.
Suy ra H là trung điểm của BC nên HC = HB = \(\frac{{BC}}{2}\) = 4 (cm).
Tam giác AHC vuông tại H nên theo định lí Pythagore ta có:
AH2 + HC2 = AC2
AH2 + 42 = 52
AH2 = 52 – 42 = 9
AH = 3 cm.
Khi đó: R = 4 cm, h = 3 cm, l = 5 cm.
Thể tích của hình nón là:
\(V = \frac{1}{3}{S_{day}}.h = \frac{1}{3}\pi {R^2}h = \frac{1}{3}\pi {.4^2}.3 = 16\pi \approx 50,26\) (cm3).
b) Diện tích toàn phần của hình nón là:
\({S_{tp}} = {S_{xq}} + {S_{day}} = \pi Rl + \pi {R^2} = \pi .4.5 + \pi {.4^2} = 36\pi \approx 113,10\) (cm2).
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Chọn phương án đúng.
Tam giác MNP vuông tại M có MN = 6 cm, MP = 8 cm. Quay tam giác MNP quanh MN ta được hình nón có đường sinh bằng
A. 8 cm.
B. 6 cm.
C. 10 cm.
D. 14 cm.
Câu 2:
Một bóng đèn huỳnh quang có dạng hình trụ được đặt khít vào một hộp giấy cứng dạng hình hộp chữ nhật. Hộp giấy có chiều dài 0,6 m, đáy là hình vuông cạnh 4 cm. Tính diện tích xung quanh và thể tích của bóng đèn (giả sử bề dày của hộp giấy không đáng kể).
Câu 3:
Cho hình chữ nhật ABCD có AB = 3 cm, BC = 4 cm. Quay hình chữ nhật quanh cạnh AB một vòng ta được một hình trụ. Tính diện tích xung quanh và thể tích của hình trụ tạo thành.
Câu 4:
Một khối gỗ dạng hình trụ có bán kính đáy là 30 cm và chiều cao là 120 cm.
a) Tính thể tích của khối gỗ đó (làm tròn kết quả tới hàng phần trăm của cm3).
b) Nếu sơn kín các mặt của khối gỗ thì diện tích cần sơn bằng bao nhiêu? (Làm tròn kết quả tới hàng đơn vị của cm2).
Câu 5:
Một dụng cụ có gồm một phần có dạng hình trụ và một phần có dạng hình nón với các kích thước như hình bên.
a) Tính thể tích thể tích của dụng cụ này.
b) Tính diện tích mặt ngoài của dụng cụ (không tính đáy của dụng cụ).
Câu 6:
Tính thể tích hình tạo thành khi cho hình ABCD quay quanh AD một vòng.
Câu 7:
Chọn phương án đúng.
Cho hình chữ nhật ABCD có AB = 3 cm, BC = 5 cm. Quay hình chữ nhật xung quanh cạnh AB ta được hình trụ có bán kính đáy bằng
A. 3 cm.
B. 4 cm.
C. 5 cm.
D. 8 cm.
về câu hỏi!