Câu hỏi:
31/08/2024 175Bối cảnh lịch sử gắn với thời gian ra đời của thể loại ngâm khúc có đặc điểm Gì nổi bật? Đặc điểm này có liên quan như thế nào với đặc trưng cơ bản trong nội dung của văn học nói chung và thể loại ngâm khúc nói riêng?
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Văn bản đã nêu rõ những thông tin về thời gian, hoàn cảnh lịch sử, đặc điểm xã hội gắn với sự ra đời của thể loại ngâm khúc. Những thông tin đáng chú ý là:
+ Sự suy thoái của nhà nước phong kiến Việt Nam giữa thế kỉ XIII: “Nhà nước phong kiến Việt Nam sau thời kì cực thịnh ở thế kỉ XV, đã dần dần xuống dốc. Trái qua các thế kỉ XVI, XVII, đến giữa thế kỉ XVIII thì nhà nước này không chỉ suy thoái theo cái nghĩa thông thường, mà nó thực sự trở nên khủng hoảng, bế tắc”.
+ Sự xuất hiện các phong trào đấu tranh của quần chúng: “Quần chúng đói khổ đã vùng dậy đấu tranh chống lại, khởi nghĩa nông dân nổ ra liên tiếp và có quy mô lớn.”.
+ Sự xuất hiện và phát triển của nền kinh tế đô thị: “Ở các đô thị, nền kinh tế hàng hoá trong bối cảnh hỗn loạn đó không bị nhiều câu thúc, đã phát triển có phân thoải mái hơn trước, đã góp thêm gió vào cơn bão của thời đại…”
- Bối cảnh chính trị, xã hội, kinh tế với ba đặc điểm nổi bật nói trên dẫn đến sự thay đổi về ý thức xã hội, thay đổi về quan niệm đạo đức và giá trị của đời sống con người: “Và người ta thấy gì trong cơn bão ấy? Thấy kỉ cương của xã hội phong kiến bị phá vỡ, những ý tưởng thống trị xã hội hàng mấy trăm năm phút chốc bộc lộ tất cả sự giả dối và bất lực của nó. Chế độ phong kiến với ý thức hệ Nho giáo đã đề cao đạo đức và những thiết chế xã hội khác để ràng buộc con người phải phục tùng nó, thì bây giờ những đạo đức, thiết chế ấy không còn hiệu lực nữa. Con người đã đứng cao hơn các thiết chế. “Người ta là hoa đất, câu tục ngữ này rất có thể ra đời vào giữa thế kỉ XVIII; ở đây “người ta” vừa chỉ con người nói chung, đồng thời cũng là chỉ những cá nhân con người cụ thể. Như vậy, con người, đặc biệt là con người cá nhân trở thành một giá trị được phát hiện, thừa nhận. Điều này có mối quan hệ mật thiết với việc thể hiện con người cá nhân với những cung bậc cảm xúc riêng tư, phong phú trong ngâm khúc nói riêng và văn học nói chung. Không có sự phát hiện và thừa nhận con người với đời sống cá nhân và chiều sâu nội tâm phong phú thì không có sự xuất hiện của ngâm khúc với “khuynh hướng đi sâu vào nội tâm con người”.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Vì sao tác phẩm Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn và đặc biệt là bản dịch Chinh phụ ngâm khúc của Đoàn Thị Điểm (?) được xem là đánh dấu sự ra đời của thể loại ngâm khúc?
Câu 2:
Trong dự án Văn học – lịch sử tâm hồn, có những tác phẩm văn học đã gợi cho em cảm hứng sáng tạo, khiến em không chỉ là một độc giả tiếp nhận tác phẩm mà còn muốn trở thành một “độc giả đặc biệt” – thể hiện cảm nhận về tác phẩm đã đọc dưới hình thức một sáng tác văn học. Chọn một tác phẩm yêu thích và thể hiện cảm nhận của em trong vai trò “độc giả đặc biệt” đó.
Câu 3:
Những phương diện nào của lịch sử thể loại ngâm khúc được trình bày trong văn bản?
Câu 4:
Đặc điểm nổi bật về hình thức của thể loại ngâm khúc là gì?
Câu 5:
Dựa vào kết quả của bài tập 1 (phần Viết), em hãy chuyển thành bài nói nhằm mục đích quảng cáo, thuyết trình về một cuốn sách văn học yêu thích.
Câu 6:
Trong dự án Văn học – lịch sử tâm hồn, em đã đọc, tìm hiểu những tác phẩm văn học kinh điển yêu thích. Hãy viết bài quảng cáo về một cuốn sách văn học mà em cho là cần quảng bá và chia sẻ với độc giả dưới hình thức văn bản đa phương thức.
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 2)
Đề minh họa thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2025 - Sở GD Hải Dương
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án (Đề 1)
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 8)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án ( Đề 1 )
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 9)
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 8)
về câu hỏi!