Câu hỏi:

31/08/2024 202

Dựa vào kết quả của bài tập 1 (phần Viết), em hãy chuyển thành bài nói nhằm mục đích quảng cáo, thuyết trình về một cuốn sách văn học yêu thích.

Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).

20 đề Toán 20 đề Văn Các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

* Tham khảo:

Có những câu chuyện đọc rồi sẽ quên. Nhưng cũng không ít quyển sách đã để lại ấn tượng khó phai, là tiền đề, mục đích, lí tưởng và là bệ phóng hướng con người tới những chân trời tương lai tươi mới. “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh là một quyển sách như vậy.

Tôi tin với bất cứ ai từng đọc tác phẩm này đều không thể quên được thế giới mông lung và đầy mơ mộng trong con mắt của cậu bé tám tuổi tinh nghịch. Nhưng thế giới ấy chẳng hề xa hoa, bí ẩn hay mĩ miều như trong những câu chuyện cổ tích gắn liền với tuổi thơ của mỗi đứa trẻ mà nó chính là góc khuất thầm kín trong tâm hồn, là những kí ức chân thật nhất, là tấm gương rọi vào quá khứ phản chiếu lại biết bao kỉ niệm của một thời thơ ấu đã qua.

Nguyễn Nhật Ánh đã tặng bạn đọc một tấm vé trên chuyến tàu đặc biệt để mỗi người chúng ta có thể lật lại trang sách thời gian nhuốm màu dĩ vãng này trở về dòng sông trong trẻo của tuổi thơ và gột rửa hết những bụi bặm, những bế tắc, những phù phiếm ở thế giới người lớn. Xin đừng vội nghĩ rằng đây chỉ là tác phẩm sáo rỗng, vô vị dành cho bọn trẻ con mà đánh mất đi cơ hội tìm về chính bản thân mình, tìm về chính bản chất đơn thuần nhất của cuộc sống, cũng như tác giả đã từng khẳng định “Tôi viết cuốn sách này không dành cho trẻ em. Tôi viết cho những ai từng là trẻ em”. Xuyên suốt quyển sách là câu chuyện xoay quanh nhóm bạn bốn người với những “ông cụ, bà cụ non” khoác trên mình hình hài trẻ thơ gồm: nhân vật tôi (cu Mùi), con Tí sún, thằng Hải cò và Tủn - hoa khôi của xóm. Qua hành trình khôn lớn của những “bé con” đó, tôi như được chứng kiến một thước phim quay chậm lúc thì mờ ảo, nhiễu loạn nhưng có lúc hình ảnh về ngày tháng tuổi thơ lại hiện lên rõ nét, sinh động ngỡ như mới chỉ ngày hôm qua. Những hồi ức ấy nào có phải toàn mang ánh hào quang rực rỡ, nào có phải là bản hùng ca với đầy chiến tích đáng tự hào mà với cu Mùi, nó đơn thuần chỉ là nỗi buồn không rõ nguồn gốc về cuộc sống cũ kĩ theo vòng tuần hoàn tẻ nhạt “Vẫn ánh mặt trời ấy chiếu rọi mỗi ngày. Vẫn bức màn đen đó buông xuống mỗi đêm. Trên mái nhà và trên các cành lá sau vườn, gió vẫn than thở giọng của gió. Chim vẫn hót giọng của chim. Dế ri ri giọng dế, gà quang quác giọng gà”. Và hơn hết sự nghịch ngợm, ngổ ngáo của cậu nhóc lên tám còn thể hiện rất chân thật qua những năm mài đũng quần trên ghế nhà trường với niềm vui thú đến lớp để tán gẫu, cãi cọ, cấu véo, ngủ gật hay chọn vị trí tối tăm cho ít bị kêu lên bảng trả bài. Ngay ở chương đầu tiên của quyển sách, chắc hẳn người đọc đã thoáng có chút giật mình, lắng đọng xen lẫn ngượng ngùng khi bắt gặp chính hình bóng của mình trong thời áo trắng qua nhân vật trữ tình. Dù bạn có dám thừa nhận hay không thì ở cái tuổi ham chơi, hiếu động ấy thì việc học như một nghĩa vụ giam cầm ta trước bao nhiêu trò chơi hấp dẫn, trước bao nhiêu khung trời mới mẻ và giờ ra chơi chính là thời gian thần tiên để chú chim non sổ lồng tìm chút niềm vui ngắn ngủi. Mạch liên tưởng độc đáo đó như thể là một chiếc chìa khóa vạn năng chạm tới mọi góc khuất riêng tư nhất trong miền kí ức của tôi, kí ức về cô học sinh lớp ba luôn thơ thẩn, mơ mộng về những bài toán chia dài ngoằng thành biết bao tòa cao ốc đồ sộ mà chính tôi là vị kiến trúc sư đại tài thiết kế nên hay những dòng chữ gà bới đang múa lượn trong quyển vở tập viết với tôi lại là món mì xoắn ốc mới mẻ, ngon lành dưới bàn tay khéo léo của đầu bếp cừ khôi… Có lẽ tôi và rất nhiều “bạn nhỏ” khác cũng đã hoặc đang đánh mất rất nhiều năm học tập quý giá, đánh mất rất nhiều kiến thức bổ ích nhưng tôi sẽ chẳng chối bỏ tuổi thơ đó, chẳng chối bỏ lỗi lầm đó vì con người không ai có thể luôn hoàn hảo, nếu ta không đủ can đảm nhìn nhận quá khứ, nhìn nhận những thiếu sót của bản thân thì ta chỉ đang tự lừa dối chính mình bởi vỏ bọc hoàn thiện giả tạo.

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh cũng đã nêu triết lý “Để sống tốt hơn đôi khi chúng ta phải học làm trẻ con trước khi học làm người lớn”, thật vậy qua những lời kể chân thật về tuổi thơ đã qua, tác giả đã nhẹ nhàng gởi gắm những tư tưởng mang tính giáo dục sâu lắng, nhẹ nhàng gõ tiếng chuông vang vọng vào tiềm thức con người giúp ta khai phá nên những chân lý mới lạ. Văn phong của tác giả nửa như giễu cợt, bông đùa, nửa lại mang hơi hướng triết lý sâu sắc truyền đạt tới đông đảo bạn đọc và đôi khi là các bậc cha mẹ nói riêng. Chắc ta không thể quên lời than phiền của cu Mùi “Người lớn thường cho phép mình làm tất cả những gì mình thích, kể cả những ý thích rất vớ vẩn và cấm trẻ con làm tất cả những gì họ không thích, và sự cấm cản của họ nhiều khi cũng vớ vẩn nốt”, đôi khi vì quá yêu thương con mà cha mẹ vô tình thái quá sự phán xét và áp đặt trẻ bởi họ luôn muốn con mình nhận lấy mọi điều tốt đẹp và tránh xa những cạm bẫy. Nhưng liệu có quá bất công khi chúng ta tước đi quyền được vấp ngã của con trẻ và ép chúng vào khuôn mẫu hoàn hảo chỉ chứa niềm vui và sự sung túc? Nghe có vẻ nghịch lý nhưng nó cũng giống như một món ăn tuy ngon đến mấy nhưng ăn hoài sẽ thành chán ngán, tầm thương ví như bước đường ta đi nếu quá bằng phẳng và trải đầy hoa hồng thì hạnh phúc cũng trở nên nhàm chán, vô vị vì đời người chỉ được một lần sống, ta chỉ một lần được trải nghiệm hết những hỉ, nộ, ái, ố, đau thương. Có đứa bé nào tập đi mà chưa từng vấp ngã, đứa bé chưa từng nói ngọng sẽ không thể phát âm tròn vành, rõ chữ vậy nên qua tác phẩm Nguyễn Nhật Ánh còn muốn gởi thông điệp đến “những người lớn” hãy để con cái được phát triển tự nhiên nhất, ta chỉ nên khuyên răn chứ đừng ngăn cấm chúng khám phá thế giới dù biết trước đó là ngõ cụt bởi ta cũng đã từng được trải nghiệm nên hãy để trẻ con vươn tới tương lai bằng chính đôi chân nhỏ bé của bản thân.

Không chỉ vậy, trong “cho tôi một vé đi tuổi thơ” làm mỗi người lớn phải thốt lên khâm phục trước sự sáng tạo, mộng mơ của bọn trẻ mà cũng chính là của ta ngày xưa. Đó là mong ước muốn “đặt tên cho thế giới”, dùng trí tưởng tượng biến cái gối thành búp bê, biến cái nón thành cuốn tập, con chó thành bàn ủi, chiếc quạt máy thành cái tivi và thằng Mùi là Thầy hiệu trưởng…Chúng không hề lố bịch, quậy phá mà bản chất của trò chơi “kì lạ” đó là ước muốn thầm kín được thay đổi thế giới xung quanh trở nên mới mẻ, tinh khôi như thể được sinh ra một lần nữa, để chúng khỏi chán ngắt với việc ăn, ngủ, đến lớp và học bài. Nhưng có lẽ trong tác phẩm người đọc thích thú nhất vẫn là cái tình cảm ngô nghê, hồn nhiên của cu Mùi với cô bạn Tủn mà thấp thoáng hiện lên lời bộc bạch rất ngây thơ. “Sau này tôi biết đó là cảm giác ghen tuông, tất nhiên là ghen tuông theo kiểu trẻ con, còn lúc đó tôi chỉ cảm thấy khó chịu”. Đó là tình yêu con nít mà có lẽ là trong sáng, thiêng liêng hơn cả vì nó không hề bị vẫn đục bởi vòng xoáy của tiền tài, danh lợi và không bị chi phối, bão hòa cảm xúc khi người lớn cố lập trình, lên kế hoạch để ép thứ cảm xúc vô hình vào khuôn khổ chặt chẽ.

Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ - một tác phẩm mở ra thiên đường trong trẻo, tràn ngập hoa nắng và tiếng cười giòn giã của trẻ thơ. Nguyễn Nhật Ánh đã kết nối những trang hồi ức vô tình bị lãng quên hay thậm chí là đánh mất giữa dòng đời xô bồ, tấp nập này. Ông đã mang bạn đọc từ khắp mọi nơi, mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp lên chung một chuyến tàu về lại sân ga tuổi thơ để từ đó bắt đầu hành trình tìm lại chính mình, chính bản chất “nhân chi sơ tính bản thiện”. Đọc tác phẩm mà mỗi hình ảnh, mỗi hành động, lời nói của bốn nhân vật đều để lại trong tôi một sự khắc khoải, ám ảnh sâu sắc, ám ảnh về dòng chảy hờ hững của thời gian đã mang đi mất của tôi rất nhiều thứ, mang đi mất những tháng ngày rong ruổi dạo chơi khắp xóm, mang đi mất những người bạn thân thiết đã từng là tất cả với tôi và hơn hết là mang đi mất chính hình bóng tuổi thơ thậm chí là biết bao hoài bão cháy bỏng mà tôi đã từng khát khao thực hiện cũng bị lớp bụi thời gian xóa mờ, vùi lấp.

 

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
GIỚI THIỆU NHỮNG KHÚC NGÂM
(1) Trong nền văn học quá khứ của dân tộc ta, truyện thơ và ngâm khúc là hai thành tựu rực rỡ, nổi bật hơn cả. Truyện thơ là những tác phẩm tự sự nhưng rất giàu tính chất trữ tình, được viết bằng thể lục bát, còn ngâm khúc là những tác phẩm hoàn toàn trữ tình, có thể gọi là những trường ca trữ tình, thì được viết bằng thể song thất lục bát. Cả hai thể thơ này đều là những thể thơ thuần tuý dân tộc, bắt nguồn từ ca dao dân gian.
(2) Ngâm khúc ra đời sau khi đã có thể song thất lục bát. Cho đến nay chúng ta chưa khẳng định được song thất lục bát xuất hiện vào thời gian nào. Chỉ biết đến đầu thế kỉ XVII Hoàng Sĩ Khải đã dùng thể thơ này để viết bản “Tứ thời khúc vịnh” gồm 340 câu. Với “Tứ thời khúc vịnh” thể song thất lục bát đã tương đối hoàn chỉnh. Tuy nhiên trong số 85 khổ song thất lục bát thì có đến 54 khổ gieo vần ở chữ cuối câu bát khổ trên với chữ thứ ba câu thất khổ dưới. Lối gieo vần này làm cho âm hưởng của câu thơ có phần không được hài hoà. Nhưng lí do làm cho “Tứ thời khúc vịnh” không có một ảnh hưởng sâu đậm trong lịch sử văn học dân tộc thì chủ yếu không phải ở đó, mà ở chỗ tác giả chưa khai thác được đúng sở trường của thể thơ này. Thể song thất lục bát do đặc điểm kết cấu của nó, mỗi khổ gồm có hai câu bảy chữ, một cáu sáu chữ và một câu tám chữ, cứ thế lặp đi lặp lại và kéo dài không giới hạn. Khác với thể thơ lục bát, câu trên sáu chữ, câu dưới tám chữ, cũng lặp đi lặp lại như thế, nhưng nhịp điệu của nó khá đa dạng; thể song thất lục bát có hai câu song thất bao giờ cũng ngắt nhịp theo lối 3/4 (khác với thơ thất ngôn Đường luật ngắt 4/3) nên những khổ thơ song thất lục bát nối tiếp nhau tạo thành một âm hưởng có tính chất chu kì, và vì vậy, những bài thơ song thất lục bát càng kéo dài càng dễ có cảm giác đều đều và buồn. “Tứ thời khúc vịnh” là một tác phẩm vịnh về bốn mùa trong một năm, nhưng qua đó, tác giả nhằm ca ngợi nhà nước phong kiến lúc bấy giờ. [...] “Tứ thời khúc vịnh”, mặc dù tác giả đặt nhan đề như thế, nhưng chúng tôi không coi nó là tác phẩm mở đầu của thể loại ngâm khúc trong lịch sử, bởi vì “Tứ thời khúc vịnh” là một tác phẩm viết về thiên nhiên nhưng hoàn toàn vắng bóng cảm hứng trữ tình Trong “Tứ thời khúc vịnh” tính chất giáo huấn về đạo đức mới là cái cơ bản, chủ yếu Thể loại ngầm khúc thực sự ra đời không phải với “Tứ thời khúc vịnh” ở thế kỉ li với “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn, và nhất là với bản dịch tác phẩm ấy ch Đoàn Thị Điểm ở giữa thế kỉ XVIII,
(3) “Chinh phụ ngâm” là một tác phẩm viết về tâm trạng đau buồn triền miên của một người vợ có chồng ra chiến trường. Nguyên tác của Đặng Trần Côn viết bằng ng Hán theo lối trường đoản cú, là một tác phẩm có tính chất tập cổ. Rất nhiều câu thơ trong tác phẩm này được lấy ra từ kho tàng thơ ca cổ đại Trung Hoa, có nhiên, tác giả có nhào nặn, có thêm thắt, sửa đổi. Nhưng với bản dịch bằng thể thơ song thất lục bát của Đoàn Thị Điểm thi khúc ca trữ tình này lần đầu tiên tìm được cái ám hướng thực sự phù hợp với nó. Tác phẩm “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn về sau con có nhiều bản dịch khác nữa cũng bằng thể song thất lục bát. Thậm chí hiếu bản dịch hiện hành là của Phan Huy Ích - nghĩa là bản dịch hay nhất – thì cũng không vì thế mà nó làm lu mờ vị trí lịch sử bản dịch của Đoàn Thị Điểm, Phải nói rằng chính bản dịch “Chinh phụ ngâm khúc” của Đoàn Thị Điểm đã mở đầu cho việc sáng tác ngân khúc, sáng tác những trường ca trữ tình bằng thể song thất lục bát của dân tộc Sau bản dịch “Chính phụ ngâm khúc” của Đoàn Thị Điểm, hàng loạt những tác phẩm ngâm khúc khác lần lượt ra đời, đánh dấu một khuynh hướng phát triển mới của văn học dân tộc; “khuynh hướng đi sâu vào nội tâm con người”
(4) [...] Nhà nước phong kiến Việt Nam sau thời kỳ cực thịnh ở thế kỉ XV, đã dẫn xuống dốc. Trải qua các thế kỉ XVI, XVII đến giữa thế kỉ XVIII thì nhà nước này không phải chỉ suy thoái theo cái nghĩa thông thường, mà nó thực sự trở nên khủng hoảng, bế tắc [...] Quán chúng đói khổ đã vùng dậy đấu tranh chống lại, khởi nghĩa nông dân nó ra liên tiếp và có quy mô lớn. Ở các đô thị, nền kinh tế hàng hoá trong bối cảnh hỗn loạn đó không bị nhiều câu thúc, đã phát triển có phần thoải mái hơn trước, đã góp thêm gió vào cơn bão của thời đại. Và người ta thấy gì trong cơn bão ấy? Thấy kỉ cương của xã hội phong kiến bị phá vỡ, những ý tưởng thống trị xã hội hàng mấy trăm năm phút chốc bộc lộ tất cả sự giả dối và bất lực của nó. Chế độ phong kiến với ý thức hệ Nho giáo đã đề cao đạo đức và những thiết chế xã hội khác để ràng buộc con người phải phục tùng nó, thì bây giờ những đạo đức, thiết chế ấy không còn hiệu lực nữa Con người đã đứng cao hơn các thiết chế. “Người ta là hoa đất”, câu tục ngữ này rất có thể ra đời vào giữa thế kỉ XVIII; ở đây “người ta” vừa chỉ con người nói chung, đông thời cũng là chỉ những cá nhân con người cụ thể. Nét đặc trưng cơ bản của văn học giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX là sự phát hiện ra con người, trong đó, cố nhiên có sự phát hiện ra con người cá nhân ở những mức độ nhất định. Sự phong phú có tính chất đột biến của văn học giai đoạn này chính là bắt nguồn từ sự phát hiện đó. Trong văn học giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX có thể nói lần đầu tiên con người được đặt ra trong những quan hệ khá phong phú về mặt xã hội và trong những chiều sâu nội tâm của nó.
(Nguyễn Thạch Giang và nhóm biên khảo, Những khúc ngâm chọn lọc, tập 1,
NXB Giáo dục, 1994, tr. 7 – 11)

Vì sao tác phẩm Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn và đặc biệt là bản dịch Chinh phụ ngâm khúc của Đoàn Thị Điểm (?) được xem là đánh dấu sự ra đời của thể loại ngâm khúc?

Xem đáp án » 31/08/2024 674

Câu 2:

Trong dự án Văn học – lịch sử tâm hồn, có những tác phẩm văn học đã gợi cho em cảm hứng sáng tạo, khiến em không chỉ là một độc giả tiếp nhận tác phẩm mà còn muốn trở thành một “độc giả đặc biệt” – thể hiện cảm nhận về tác phẩm đã đọc dưới hình thức một sáng tác văn học. Chọn một tác phẩm yêu thích và thể hiện cảm nhận của em trong vai trò “độc giả đặc biệt” đó.

Xem đáp án » 31/08/2024 611

Câu 3:

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
GIỚI THIỆU NHỮNG KHÚC NGÂM
(1) Trong nền văn học quá khứ của dân tộc ta, truyện thơ và ngâm khúc là hai thành tựu rực rỡ, nổi bật hơn cả. Truyện thơ là những tác phẩm tự sự nhưng rất giàu tính chất trữ tình, được viết bằng thể lục bát, còn ngâm khúc là những tác phẩm hoàn toàn trữ tình, có thể gọi là những trường ca trữ tình, thì được viết bằng thể song thất lục bát. Cả hai thể thơ này đều là những thể thơ thuần tuý dân tộc, bắt nguồn từ ca dao dân gian.
(2) Ngâm khúc ra đời sau khi đã có thể song thất lục bát. Cho đến nay chúng ta chưa khẳng định được song thất lục bát xuất hiện vào thời gian nào. Chỉ biết đến đầu thế kỉ XVII Hoàng Sĩ Khải đã dùng thể thơ này để viết bản “Tứ thời khúc vịnh” gồm 340 câu. Với “Tứ thời khúc vịnh” thể song thất lục bát đã tương đối hoàn chỉnh. Tuy nhiên trong số 85 khổ song thất lục bát thì có đến 54 khổ gieo vần ở chữ cuối câu bát khổ trên với chữ thứ ba câu thất khổ dưới. Lối gieo vần này làm cho âm hưởng của câu thơ có phần không được hài hoà. Nhưng lí do làm cho “Tứ thời khúc vịnh” không có một ảnh hưởng sâu đậm trong lịch sử văn học dân tộc thì chủ yếu không phải ở đó, mà ở chỗ tác giả chưa khai thác được đúng sở trường của thể thơ này. Thể song thất lục bát do đặc điểm kết cấu của nó, mỗi khổ gồm có hai câu bảy chữ, một cáu sáu chữ và một câu tám chữ, cứ thế lặp đi lặp lại và kéo dài không giới hạn. Khác với thể thơ lục bát, câu trên sáu chữ, câu dưới tám chữ, cũng lặp đi lặp lại như thế, nhưng nhịp điệu của nó khá đa dạng; thể song thất lục bát có hai câu song thất bao giờ cũng ngắt nhịp theo lối 3/4 (khác với thơ thất ngôn Đường luật ngắt 4/3) nên những khổ thơ song thất lục bát nối tiếp nhau tạo thành một âm hưởng có tính chất chu kì, và vì vậy, những bài thơ song thất lục bát càng kéo dài càng dễ có cảm giác đều đều và buồn. “Tứ thời khúc vịnh” là một tác phẩm vịnh về bốn mùa trong một năm, nhưng qua đó, tác giả nhằm ca ngợi nhà nước phong kiến lúc bấy giờ. [...] “Tứ thời khúc vịnh”, mặc dù tác giả đặt nhan đề như thế, nhưng chúng tôi không coi nó là tác phẩm mở đầu của thể loại ngâm khúc trong lịch sử, bởi vì “Tứ thời khúc vịnh” là một tác phẩm viết về thiên nhiên nhưng hoàn toàn vắng bóng cảm hứng trữ tình Trong “Tứ thời khúc vịnh” tính chất giáo huấn về đạo đức mới là cái cơ bản, chủ yếu Thể loại ngầm khúc thực sự ra đời không phải với “Tứ thời khúc vịnh” ở thế kỉ li với “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn, và nhất là với bản dịch tác phẩm ấy ch Đoàn Thị Điểm ở giữa thế kỉ XVIII,
(3) “Chinh phụ ngâm” là một tác phẩm viết về tâm trạng đau buồn triền miên của một người vợ có chồng ra chiến trường. Nguyên tác của Đặng Trần Côn viết bằng ng Hán theo lối trường đoản cú, là một tác phẩm có tính chất tập cổ. Rất nhiều câu thơ trong tác phẩm này được lấy ra từ kho tàng thơ ca cổ đại Trung Hoa, có nhiên, tác giả có nhào nặn, có thêm thắt, sửa đổi. Nhưng với bản dịch bằng thể thơ song thất lục bát của Đoàn Thị Điểm thi khúc ca trữ tình này lần đầu tiên tìm được cái ám hướng thực sự phù hợp với nó. Tác phẩm “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn về sau con có nhiều bản dịch khác nữa cũng bằng thể song thất lục bát. Thậm chí hiếu bản dịch hiện hành là của Phan Huy Ích - nghĩa là bản dịch hay nhất – thì cũng không vì thế mà nó làm lu mờ vị trí lịch sử bản dịch của Đoàn Thị Điểm, Phải nói rằng chính bản dịch “Chinh phụ ngâm khúc” của Đoàn Thị Điểm đã mở đầu cho việc sáng tác ngân khúc, sáng tác những trường ca trữ tình bằng thể song thất lục bát của dân tộc Sau bản dịch “Chính phụ ngâm khúc” của Đoàn Thị Điểm, hàng loạt những tác phẩm ngâm khúc khác lần lượt ra đời, đánh dấu một khuynh hướng phát triển mới của văn học dân tộc; “khuynh hướng đi sâu vào nội tâm con người”
(4) [...] Nhà nước phong kiến Việt Nam sau thời kỳ cực thịnh ở thế kỉ XV, đã dẫn xuống dốc. Trải qua các thế kỉ XVI, XVII đến giữa thế kỉ XVIII thì nhà nước này không phải chỉ suy thoái theo cái nghĩa thông thường, mà nó thực sự trở nên khủng hoảng, bế tắc [...] Quán chúng đói khổ đã vùng dậy đấu tranh chống lại, khởi nghĩa nông dân nó ra liên tiếp và có quy mô lớn. Ở các đô thị, nền kinh tế hàng hoá trong bối cảnh hỗn loạn đó không bị nhiều câu thúc, đã phát triển có phần thoải mái hơn trước, đã góp thêm gió vào cơn bão của thời đại. Và người ta thấy gì trong cơn bão ấy? Thấy kỉ cương của xã hội phong kiến bị phá vỡ, những ý tưởng thống trị xã hội hàng mấy trăm năm phút chốc bộc lộ tất cả sự giả dối và bất lực của nó. Chế độ phong kiến với ý thức hệ Nho giáo đã đề cao đạo đức và những thiết chế xã hội khác để ràng buộc con người phải phục tùng nó, thì bây giờ những đạo đức, thiết chế ấy không còn hiệu lực nữa Con người đã đứng cao hơn các thiết chế. “Người ta là hoa đất”, câu tục ngữ này rất có thể ra đời vào giữa thế kỉ XVIII; ở đây “người ta” vừa chỉ con người nói chung, đông thời cũng là chỉ những cá nhân con người cụ thể. Nét đặc trưng cơ bản của văn học giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX là sự phát hiện ra con người, trong đó, cố nhiên có sự phát hiện ra con người cá nhân ở những mức độ nhất định. Sự phong phú có tính chất đột biến của văn học giai đoạn này chính là bắt nguồn từ sự phát hiện đó. Trong văn học giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX có thể nói lần đầu tiên con người được đặt ra trong những quan hệ khá phong phú về mặt xã hội và trong những chiều sâu nội tâm của nó.
(Nguyễn Thạch Giang và nhóm biên khảo, Những khúc ngâm chọn lọc, tập 1,
NXB Giáo dục, 1994, tr. 7 – 11)

Những phương diện nào của lịch sử thể loại ngâm khúc được trình bày trong văn bản?

Xem đáp án » 31/08/2024 529

Câu 4:

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
GIỚI THIỆU NHỮNG KHÚC NGÂM
(1) Trong nền văn học quá khứ của dân tộc ta, truyện thơ và ngâm khúc là hai thành tựu rực rỡ, nổi bật hơn cả. Truyện thơ là những tác phẩm tự sự nhưng rất giàu tính chất trữ tình, được viết bằng thể lục bát, còn ngâm khúc là những tác phẩm hoàn toàn trữ tình, có thể gọi là những trường ca trữ tình, thì được viết bằng thể song thất lục bát. Cả hai thể thơ này đều là những thể thơ thuần tuý dân tộc, bắt nguồn từ ca dao dân gian.
(2) Ngâm khúc ra đời sau khi đã có thể song thất lục bát. Cho đến nay chúng ta chưa khẳng định được song thất lục bát xuất hiện vào thời gian nào. Chỉ biết đến đầu thế kỉ XVII Hoàng Sĩ Khải đã dùng thể thơ này để viết bản “Tứ thời khúc vịnh” gồm 340 câu. Với “Tứ thời khúc vịnh” thể song thất lục bát đã tương đối hoàn chỉnh. Tuy nhiên trong số 85 khổ song thất lục bát thì có đến 54 khổ gieo vần ở chữ cuối câu bát khổ trên với chữ thứ ba câu thất khổ dưới. Lối gieo vần này làm cho âm hưởng của câu thơ có phần không được hài hoà. Nhưng lí do làm cho “Tứ thời khúc vịnh” không có một ảnh hưởng sâu đậm trong lịch sử văn học dân tộc thì chủ yếu không phải ở đó, mà ở chỗ tác giả chưa khai thác được đúng sở trường của thể thơ này. Thể song thất lục bát do đặc điểm kết cấu của nó, mỗi khổ gồm có hai câu bảy chữ, một cáu sáu chữ và một câu tám chữ, cứ thế lặp đi lặp lại và kéo dài không giới hạn. Khác với thể thơ lục bát, câu trên sáu chữ, câu dưới tám chữ, cũng lặp đi lặp lại như thế, nhưng nhịp điệu của nó khá đa dạng; thể song thất lục bát có hai câu song thất bao giờ cũng ngắt nhịp theo lối 3/4 (khác với thơ thất ngôn Đường luật ngắt 4/3) nên những khổ thơ song thất lục bát nối tiếp nhau tạo thành một âm hưởng có tính chất chu kì, và vì vậy, những bài thơ song thất lục bát càng kéo dài càng dễ có cảm giác đều đều và buồn. “Tứ thời khúc vịnh” là một tác phẩm vịnh về bốn mùa trong một năm, nhưng qua đó, tác giả nhằm ca ngợi nhà nước phong kiến lúc bấy giờ. [...] “Tứ thời khúc vịnh”, mặc dù tác giả đặt nhan đề như thế, nhưng chúng tôi không coi nó là tác phẩm mở đầu của thể loại ngâm khúc trong lịch sử, bởi vì “Tứ thời khúc vịnh” là một tác phẩm viết về thiên nhiên nhưng hoàn toàn vắng bóng cảm hứng trữ tình Trong “Tứ thời khúc vịnh” tính chất giáo huấn về đạo đức mới là cái cơ bản, chủ yếu Thể loại ngầm khúc thực sự ra đời không phải với “Tứ thời khúc vịnh” ở thế kỉ li với “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn, và nhất là với bản dịch tác phẩm ấy ch Đoàn Thị Điểm ở giữa thế kỉ XVIII,
(3) “Chinh phụ ngâm” là một tác phẩm viết về tâm trạng đau buồn triền miên của một người vợ có chồng ra chiến trường. Nguyên tác của Đặng Trần Côn viết bằng ng Hán theo lối trường đoản cú, là một tác phẩm có tính chất tập cổ. Rất nhiều câu thơ trong tác phẩm này được lấy ra từ kho tàng thơ ca cổ đại Trung Hoa, có nhiên, tác giả có nhào nặn, có thêm thắt, sửa đổi. Nhưng với bản dịch bằng thể thơ song thất lục bát của Đoàn Thị Điểm thi khúc ca trữ tình này lần đầu tiên tìm được cái ám hướng thực sự phù hợp với nó. Tác phẩm “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn về sau con có nhiều bản dịch khác nữa cũng bằng thể song thất lục bát. Thậm chí hiếu bản dịch hiện hành là của Phan Huy Ích - nghĩa là bản dịch hay nhất – thì cũng không vì thế mà nó làm lu mờ vị trí lịch sử bản dịch của Đoàn Thị Điểm, Phải nói rằng chính bản dịch “Chinh phụ ngâm khúc” của Đoàn Thị Điểm đã mở đầu cho việc sáng tác ngân khúc, sáng tác những trường ca trữ tình bằng thể song thất lục bát của dân tộc Sau bản dịch “Chính phụ ngâm khúc” của Đoàn Thị Điểm, hàng loạt những tác phẩm ngâm khúc khác lần lượt ra đời, đánh dấu một khuynh hướng phát triển mới của văn học dân tộc; “khuynh hướng đi sâu vào nội tâm con người”
(4) [...] Nhà nước phong kiến Việt Nam sau thời kỳ cực thịnh ở thế kỉ XV, đã dẫn xuống dốc. Trải qua các thế kỉ XVI, XVII đến giữa thế kỉ XVIII thì nhà nước này không phải chỉ suy thoái theo cái nghĩa thông thường, mà nó thực sự trở nên khủng hoảng, bế tắc [...] Quán chúng đói khổ đã vùng dậy đấu tranh chống lại, khởi nghĩa nông dân nó ra liên tiếp và có quy mô lớn. Ở các đô thị, nền kinh tế hàng hoá trong bối cảnh hỗn loạn đó không bị nhiều câu thúc, đã phát triển có phần thoải mái hơn trước, đã góp thêm gió vào cơn bão của thời đại. Và người ta thấy gì trong cơn bão ấy? Thấy kỉ cương của xã hội phong kiến bị phá vỡ, những ý tưởng thống trị xã hội hàng mấy trăm năm phút chốc bộc lộ tất cả sự giả dối và bất lực của nó. Chế độ phong kiến với ý thức hệ Nho giáo đã đề cao đạo đức và những thiết chế xã hội khác để ràng buộc con người phải phục tùng nó, thì bây giờ những đạo đức, thiết chế ấy không còn hiệu lực nữa Con người đã đứng cao hơn các thiết chế. “Người ta là hoa đất”, câu tục ngữ này rất có thể ra đời vào giữa thế kỉ XVIII; ở đây “người ta” vừa chỉ con người nói chung, đông thời cũng là chỉ những cá nhân con người cụ thể. Nét đặc trưng cơ bản của văn học giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX là sự phát hiện ra con người, trong đó, cố nhiên có sự phát hiện ra con người cá nhân ở những mức độ nhất định. Sự phong phú có tính chất đột biến của văn học giai đoạn này chính là bắt nguồn từ sự phát hiện đó. Trong văn học giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX có thể nói lần đầu tiên con người được đặt ra trong những quan hệ khá phong phú về mặt xã hội và trong những chiều sâu nội tâm của nó.
(Nguyễn Thạch Giang và nhóm biên khảo, Những khúc ngâm chọn lọc, tập 1,
NXB Giáo dục, 1994, tr. 7 – 11)

Đặc điểm nổi bật về hình thức của thể loại ngâm khúc là gì?

Xem đáp án » 31/08/2024 420

Câu 5:

Bối cảnh lịch sử gắn với thời gian ra đời của thể loại ngâm khúc có đặc điểm Gì nổi bật? Đặc điểm này có liên quan như thế nào với đặc trưng cơ bản trong nội dung của văn học nói chung và thể loại ngâm khúc nói riêng?

Xem đáp án » 31/08/2024 175

Câu 6:

Trong dự án Văn học – lịch sử tâm hồn, em đã đọc, tìm hiểu những tác phẩm văn học kinh điển yêu thích. Hãy viết bài quảng cáo về một cuốn sách văn học mà em cho là cần quảng bá và chia sẻ với độc giả dưới hình thức văn bản đa phương thức.

Xem đáp án » 31/08/2024 145

Bình luận


Bình luận