Câu hỏi:
31/08/2024 77Hệ thống câu hỏi mà người phỏng vấn nêu ra có mối quan hệ như thế nào với mục đích và vấn đề chính của cuộc phỏng vấn?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Hệ thống câu hỏi trong cuộc phỏng vấn cần liên quan trực tiếp đến vấn đề đã nêu và cụ thể hoá cho vấn đề đó, nhằm giúp người được phỏng vấn tìm được câu trả lời chứa thông tin tương thích, phù hợp.
Cụ thể, trong cuộc phỏng vấn này, vấn đề “Liệu có một “con chào mào đốm trắng mũ đỏ” thật không? Và điều gì là thật nhất trong thơ?” được triển khai thành 4 câu hỏi với nội dung và vai trò cụ thể như sau:
– Câu hỏi thứ nhất: Phóng viên mở đầu và dẫn vào vấn đề chính từ một quy luật chung thường gặp trong quá trình đọc, cảm nhận thơ nói riêng và văn học nói chung: Những điều mới lạ (ngôn ngữ, hình ảnh) trong thơ (như bài Con chào mào của Mai Văn Phấn hoặc những cách tân khác của nhà thơ) liệu có làm cho người đọc khó hiểu, khó cảm nhận?
– Câu hỏi thứ hai: Nêu trực tiếp vấn đề “Liệu có một “con chào mào đốm trắng mũ đỏ” thật không?” nhưng có sự dẫn dắt và diễn giải cụ thể từng bước để gợi câu trả lời tương thích.
– Câu hỏi thứ ba: Phát triển và liên kết vấn đề: từ hình tượng con chào mào đến vấn đề ngôn ngữ và hiện thực, hiện thực và tưởng tượng trong thơ. Phải có câu hỏi thứ ba thì người phỏng vấn mới dẫn dắt được đến câu hỏi cuối cùng, đề cập trực tiếp vấn đề quan trọng nhất: Điều gì là thật nhất trong thơ?
– Câu hỏi cuối cùng: Hướng thẳng tới vấn đề chính và kết nối giữa vấn đề cụ thể là hình tượng con chào mào trong bài thơ Con chào mào của Mai Văn Phấn với vấn đề mang tính khái quát là đặc điểm của cảm xúc và hình tượng trong thơ nói chung.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Vì sao tác phẩm Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn và đặc biệt là bản dịch Chinh phụ ngâm khúc của Đoàn Thị Điểm (?) được xem là đánh dấu sự ra đời của thể loại ngâm khúc?
Câu 2:
Những phương diện nào của lịch sử thể loại ngâm khúc được trình bày trong văn bản?
Câu 3:
Trong dự án Văn học – lịch sử tâm hồn, có những tác phẩm văn học đã gợi cho em cảm hứng sáng tạo, khiến em không chỉ là một độc giả tiếp nhận tác phẩm mà còn muốn trở thành một “độc giả đặc biệt” – thể hiện cảm nhận về tác phẩm đã đọc dưới hình thức một sáng tác văn học. Chọn một tác phẩm yêu thích và thể hiện cảm nhận của em trong vai trò “độc giả đặc biệt” đó.
Câu 4:
Đặc điểm nổi bật về hình thức của thể loại ngâm khúc là gì?
Câu 5:
Dựa vào kết quả của bài tập 1 (phần Viết), em hãy chuyển thành bài nói nhằm mục đích quảng cáo, thuyết trình về một cuốn sách văn học yêu thích.
Câu 6:
Trong dự án Văn học – lịch sử tâm hồn, em đã đọc, tìm hiểu những tác phẩm văn học kinh điển yêu thích. Hãy viết bài quảng cáo về một cuốn sách văn học mà em cho là cần quảng bá và chia sẻ với độc giả dưới hình thức văn bản đa phương thức.
Câu 7:
Bối cảnh lịch sử gắn với thời gian ra đời của thể loại ngâm khúc có đặc điểm Gì nổi bật? Đặc điểm này có liên quan như thế nào với đặc trưng cơ bản trong nội dung của văn học nói chung và thể loại ngâm khúc nói riêng?
về câu hỏi!