Câu hỏi:
01/09/2024 36(Bài tập trong SGK, trang 154) Chỉ ra lỗi diễn đạt trong hai đoạn văn sau được trích từ bài làm của HS sau đây và nêu cách sửa.
(1) Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải là một tác phẩm nghệ thuật, bằng lối sử dụng từ ngữ tinh tế, rõ ràng, những từ gợi tả, gợi cảm, từ láy và điệp từ hoà cùng với nhịp thơ vui cho ta thấy một bức tranh mùa xuân thật đẹp trong bức tranh ấy chứa đựng cả tấm lòng, tình cảm của tác giả.
(2) Tuy Nguyễn Du xuất thân từ tầng lớp quyền quý. Cha và anh trai ông đều làm quan to trong triều. Bản thân ông cũng từng tham gia bộ máy cai trị phong kiến. Trong những năm loạn lạc, ông có điều kiện sống gần dân, nếm trải đủ mùi cay đắng. Vì thế, ông rất đồng cảm với người dân cùng khổ.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Tìm và chỉ ra lỗi diễn đạt trong hai đoạn văn sau được trích từ bài làm của học sinh và nêu cách sửa.
(1) Câu văn mắc lỗi diễn đạt lủng củng do dùng từ thiếu chuẩn xác (bằng, nhịp thơ vui, hoà cùng) và lặp (bức tranh) thiếu chủ ngữ (ai / cái gì cho thấy?)... Có thể chỉnh sửa bằng nhiều cách. Sau đây là một cách:
Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải là một tác phẩm nghệ thuật. Bằng lối sử dụng từ ngữ tinh tế, rõ ràng, những từ gợi tả, gợi cảm, từ láy và điệp từ cùng với nhịp thơ vui nhộn,... tác giả cho ta thấy một bức tranh mùa xuân thật đẹp. Bức tranh ấy chứa đựng cả tấm lòng, tình cảm của tác giả.
(2) Chấm câu sai do dùng từ và diễn đạt. Có thể sửa lại như sau:
Nguyễn Du xuất thân từ tầng lớp quyền quý, cha và anh trai ông đều làm quan to trong triều. Bản thân ông cũng từng tham gia bộ máy cai trị phong kiến. Trong những năm loạn lạc, ông có điều kiện sống gần dân, nếm trải đủ mùi cay đắng, vì thế, ông rất đồng cảm với người dân cùng khổ.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Theo em, phải làm gì để giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc mà vẫn đáp ứng được hội nhập quốc tế?
Câu 2:
(Câu hỏi 5, SGK) Em có nhận xét gì về cách lập luận và ngôn ngữ biểu cảm trong văn bản Văn học và tác dụng chiều sâu trong việc xây dựng nhân cách văn hoá con người?
Câu 3:
I. Bài tập đọc hiểu
VĂN HỌC VÀ TÁC DỤNG CHIỀU SÂU TRONG VIỆC XÂY DỰNG NHÂN CÁCH VĂN HOÁ CON NGƯỜI
(HOÀNG NGỌC HIẾN)
Theo em, có thể bỏ đi từ “chiều sâu” và “văn hoá” trong nhan đề Văn học và tác dụng chiều sâu trong việc xây dựng nhân cách văn hoá con người được không? Vì sao?
Câu 4:
Viết một đoạn văn trình bày quan điểm của em về tác hại của việc không tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ trong học tập và nghiên cứu.
Câu 5:
(Câu hỏi 3, SGK) Xác định vấn đề trọng tâm (luận đề) của văn bản. Tác giả Hoàng Ngọc Hiến đã phân tích ý nghĩa của vấn đề ấy trong văn bản như thế nào?
Câu 6:
(Câu hỏi 4, SGK) Chỉ ra và phân tích một số biện pháp làm tăng tính khẳng định và phủ định vấn đề trong văn bản.
Câu 7:
Trong văn bản, Hoàng Ngọc Hiến viết: “Khoa học khai hoá nhận thức về tự nhiên, về xã hội và con người nói chung. Nhưng trong đời sống tâm hồn và tâm lí của con người ngày càng trở nên phức tạp, có những mảng, những lớp chiều sâu, những uẩn khúc chỉ có văn học và nghệ thuật mới soi thấu.”. Em hiểu tác giả muốn khẳng định điều gì qua đoạn văn này? Em có tán thành với ý kiến ấy không? Vì sao?
về câu hỏi!