Câu hỏi:
24/12/2024 233The Future of ‘Travel’?
Most of us make our own little journeys every day – whether it’s commuting to work, catching up with friends, or rushing to the shops. [I] These daily travels may be necessary, but they often lack the thrill of adventure. [II] In theory, traveling is a wonderful escape. [III] In practice, however, it can come with its fair share of headaches. [IV]
Cost is one major roadblock. Vacations can be costly, especially for families with kids. Time is another problem. In our fast-paced lives, finding time for a getaway can feel like a luxury few can afford. And let’s not forget the paradox of vacations—what’s meant to be a break can turn into a nightmare, with lost luggage, unfamiliar cuisine, large crowds, noisy hotel neighbors, or uncomfortable aircraft seats.
On account of these problems, staycations have taken off in a big way. These are vacations in which you stay at home. During a staycation, people will often explore nearby attractions. And because people do not have to fly to a distant destination or stay in a hotel, staycations cost less than vacations. But even visiting tourist sites and dining out can still be expensive.
Some people overcome this by choosing to be ‘armchair travelers’. This approach allows you to enjoy the best of both worlds—immersing yourself in books or documentaries about far-off places without the financial strain. Still, watching a travel show or reading about exotic destinations is a poor alternative to actuallty going there.
Virtual reality may offer a high-tech way to ‘see’ the world. A ‘traveler’ puts on a VR headset and the software takes them on a ‘journey’ to foreign lands, taking in the sights and sounds as if they were really there. VR travel is not a perfect solution, either. Studies show that having real experiences is crucial for our happiness. Nonetheless, as technology continues to advance, who knows what the future holds? Perhaps soon we’ll be ‘exploring’ the moon or even Mars, all from the comfort of our own homes!
(Adapted from Explore New Worlds)
Where in paragraph 1 does the following sentence best fit?
That’s why many of us look forward to traveling somewhere for a relaxing vacation.
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Câu sau đây phù hợp nhất ở vị trí nào trong đoạn 1?
Đó là lý do nhiều người háo hức mong chờ một kỳ nghỉ thư giãn.
Xét vị trí [II]: These daily travels may be necessary, but they often lack the thrill of adventure. [II] (Những chuyến đi hàng ngày này tuy cần thiết nhưng lại thiếu đi cảm giác hồi hộp của một cuộc phiêu lưu. [II])
→ Ta thấy câu này nhận xét về ‘daily travels’ không mang lại được cảm giác hồi hộp nên câu trên ở vị trí [II] là hợp lý, nó giới thiệu một hình thức ‘travel’ khác đó là du lịch xa, trái ngược với ‘daily travels’ và có thể mang lại cảm xúc phiêu lưu.
Chọn B.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Lời giải của GV VietJack
Từ ‘paradox’ trong đoạn 2 có thể được thay thế bằng từ nào?
- paradox /ˈpærədɒks/, /ˈpærədɑːks/ (n) = a person, thing or situation that has two opposite features and therefore seems strange (Oxford): nghịch lý
A. conflict /ˈkɒnflɪkt/, /ˈkɑːnflɪkt/ (n): xung đột
B. confusion /kənˈfjuːʒn/ (n): sự bối rối
C. consistency /kənˈsɪstənsi/ (n): tính nhất quán
D. contradiction /ˌkɒntrəˈdɪkʃn/ (n): mâu thuẫn
→ paradox = contradiction
Chọn D.
Câu 3:
Lời giải của GV VietJack
Theo đoạn 2, cái nào sau đây KHÔNG được đề cập như là một vấn đề của kỳ nghỉ truyền thống?
A. thiếu thời gian B. đông đúc khách du lịch
C. chỗ ngồi chật chội trên máy bay D. phương tiện di chuyển bất tiện
Thông tin: In our fast-paced lives, finding time (A) for a getaway can feel like a luxury few can afford. And let’s not forget the paradox of vacations—what’s meant to be a break can turn into a nightmare, with lost luggage, unfamiliar cuisine, large crowds (B), noisy hotel neighbors, or uncomfortable aircraft seats (C). (Trong cuộc sống hối hả ngày nay, việc tìm được thời gian để đi nghỉ dường như là một điều xa xỉ ít người có được. Và có đó một nghịch lý của các kỳ nghỉ – một chuyến đi thư giãn có thể biến thành một cơn ác mộng, khi mà hành lý bị thất lạc, món ăn không hợp khẩu vị, đám đông chen lấn đông đúc, hàng xóm ồn ào trong khách sạn hay ghế máy bay không thoải mái.)
Chọn D.
Câu 4:
Lời giải của GV VietJack
Cụm ‘taken off in a big way’ trong đoạn 3 TRÁI NGHĨA với cụm nào?
- take off (phr.v) = (of an idea, a product, etc.) to become successful or popular very quickly or suddenly (Oxford): nhanh chóng được ưa chuộng
A. faded out gradually: phai mờ dần, dần không còn phổ biến
B. made slow progress: có bước tiến triển chậm chạp
C. caught on widely: phổ biến rộng rãi
D. taken to the air: cất cánh lên không trung
→ taken off in a big way >< faded out gradually
Chọn A.
Câu 5:
Lời giải của GV VietJack
Cái nào sau đây là tóm tắt tốt nhất của đoạn 3?
A. Ưu và nhược điểm của kỳ nghỉ tại nhà
B. Tại sao kỳ nghỉ tại nhà trở nên phổ biến hơn
C. So sánh chi phí giữa kỳ nghỉ tại nhà và kỳ nghỉ truyền thống
D. Gia tăng du lịch địa phương như một giải pháp thay thế cho kỳ nghỉ truyền thống
Đoạn 3:
- On account of these problems, staycations have taken off in a big way. These are vacations in which you stay at home. During a staycation, people will often explore nearby attractions. And because people do not have to fly to a distant destination or stay in a hotel, staycations cost less than vacations. But even visiting tourist sites and dining out can still be expensive. (Vì những vấn đề này, staycation (kỳ nghỉ tại nhà) đã trở nên phổ biến. Với kiểu du lịch này, mọi người thường khám phá các điểm tham quan ở địa phương nơi họ sống. Và vì không cần phải bay đi đâu xa hay trả tiền phòng khách sạn, staycation thường rẻ hơn so với những chuyến du lịch thông thường. Tuy nhiên, tham quan các điểm du lịch địa phương và đi ăn ngoài cũng vẫn có thể tốn kém.)
→ Ngay câu mở đầu đoạn văn đã nhận xét các kỳ nghỉ tại nhà ngày càng phổ biến, sau đó đưa ra các lý do cho sự phổ biến này (không phải bay đi xa, giảm bớt chi phí chỗ ở,...) → B là lựa chọn phù hợp nhất.
- A không phù hợp vì đã nói ‘ưu và nhược điểm’ của hình thức này thì phải trình bày hai phía ngang nhau, mà đoạn văn chỉ giải thích về loại kỳ nghỉ này và đưa ra một số ưu điểm so với kỳ nghỉ truyền thống.
- C không phù hợp vì nói ‘so sánh chi phí’ thì phải có các con số cụ thể của hai bên được so sánh.
- D không phù hợp vì ‘du lịch địa phương’ không phải ý chính của đoạn văn, ‘staycation’ là một khái niệm rộng hơn và có những nét khác so với chỉ du lịch địa phương.
Chọn B.
Câu 6:
Lời giải của GV VietJack
Từ ‘this’ trong đoạn 4 chỉ ______.
A. chi phí ra ngoài đi chơi C. sự thoải mái khi ở nhà
B. tình trạng thiếu chỗ tham quan địa phương D. sự cần thanh toán hóa đơn khách sạn
Thông tin:
- But even visiting tourist sites and dining out can still be expensive. Some people overcome this by choosing to be ‘armchair travelers’. (Tuy nhiên, tham quan các điểm du lịch địa phương và đi ăn ngoài cũng vẫn có thể tốn kém. Một số người giải quyết vấn đề này bằng cách trở thành ‘du khách trên ghế bành’.)
→ Đoạn 3 kết lại chi phí (cụ thể là chi phí ra ngoài ăn chơi) vẫn là một vấn đề chưa được giải quyết triệt để với staycation, vì vậy lại đưa ra một giải pháp khác.
Chọn A.
Câu 7:
Lời giải của GV VietJack
Theo văn bản, câu nào sau đây là ĐÚNG?
A. Kỳ nghỉ tại nhà luôn rẻ hơn kỳ nghỉ truyền thống.
B. Du lịch giải trí ít phổ biến hơn đi làm.
C. Kỳ nghỉ tại nhà là lựa chọn tốt nhất nếu muốn giảm thiểu chi tiêu.
D. Thực tế ảo cho phép mọi người trải nghiệm du lịch mà không cần rời khỏi nhà.
Thông tin:
- Theo mạch văn bản, kỳ nghỉ truyền thống được đề cập đầu tiên (đoạn 2) với chí phí là một trong các vấn đề; tiếp nối là kỳ nghỉ tại nhà (đoạn 3) với chi phí đã được giảm đáng kể. Tuy nhiên để khẳng định ‘luôn rẻ hơn’ thì phải có so sánh số liệu cụ thể, và nếu ta nghĩ theo cách khác thì có thể khi người ta giảm được chi phí đi lại, chỗ ở thì có thể tiêu nhiều hơn vào các khoản khác → Một nhận định có thể đem ra tranh luận tức chưa đủ căn cứ chứng minh là hoàn toàn đúng → A sai.
- Tiếp tục mạch văn bản, ‘du lịch ghế bành’ được đề cập (đoạn 4) như một giải pháp giảm thiểu hầu hết mọi chi phí, theo lẽ thường thì sẽ tiết kiệm hơn kỳ nghỉ tại nhà → C sai.
- Không có thông tin nào chứng mình B → B sai.
- Virtual reality may offer a high-tech way to ‘see’ the world. A ‘traveler’ puts on a VR headset and the software takes them on a ‘journey’ to foreign lands, taking in the sights and sounds as if they were really there. (Thực tế ảo là một cách ứng dụng công nghệ cao để ‘nhìn ngắm’ thế giới. ‘Du khách’ chỉ cần đội một chiếc kính VR, phần mềm sẽ đưa họ trên một ‘chuyến hành trình’ đến những miền đất xa xôi, thưởng thức cảnh quan và lắng nghe âm thanh như thể họ thực sự đang ở đó.) → D đúng.
Chọn D.
Câu 8:
Lời giải của GV VietJack
Câu nào sau đây diễn giải đúng nhất câu gạch chân trong đoạn 5?
A. Những tiến bộ công nghệ trong tương lai sẽ hoàn toàn thay đổi cách chúng ta du lịch.
B. Công nghệ đang phát triển, nhưng rất khó để dự đoán những đổi mới trong du lịch trong tương lai.
C. Khi công nghệ phát triển, ta chỉ có thể suy đoán các tiềm năng du lịch trong tương lai.
D. Với tiến bộ công nghệ hiện tại, không ai có thể biết được du lịch trong tương lai sẽ trông như thế nào.
Câu gạch chân: Nonetheless, as technology continues to advance, who knows what the future holds? (Tuy vậy, khi công nghệ tiếp tục phát triển, ai biết được tương lai đang có gì chờ đợi chúng ta?)
→ Đây là một câu hỏi tu từ, ‘ai biết được tương lai’ có nghĩa là hiện tại ta chỉ có thể đưa ra
phỏng đoán; chưa hề khẳng định chắc chắn (loại A); chỉ là suy đoán thì ta có thể mặc sức tưởng tượng chứ không khó, như ví dụ về khám phá mặt trăng ở câu sau (loại B); và không phải biểu đạt ý phủ định rằng tương lai mịt mờ nên không ai biết được (loại D).
Chọn C.
Câu 9:
Lời giải của GV VietJack
Có thể suy ra điều nào sau đây từ văn bản?
A. Con người coi trọng trải nghiệm thực tế hơn trải nghiệm ảo vì sự thỏa mãn mặt cảm xúc mà trải nghiệm thực tế mang lại.
B. Du lịch thực tế ảo có tiềm năng thay thế hoàn toàn trải nghiệm du lịch thực tế.
C. Tài chính chỉ có ảnh hưởng ở mức độ nhất định đến cách mọi người lựa chọn dành thời gian rảnh như thế nào.
D. Kỳ nghỉ truyền thống sẽ sớm trở nên lỗi thời khi con người vẫn tiếp tục lối sống bận rộn.
Phân tích:
- VR travel is not a perfect solution, either. Studies show that having real experiences is crucial for our happiness. (Nhưng du lịch VR cũng không phải là giải pháp hoàn hảo. Các nghiên cứu chỉ ra rằng trải nghiệm thực tế là rất quan trọng đối với hạnh phúc của con người.) → Con người vẫn muốn được cảm nhận trực tiếp cuộc sống ở những nơi khác và điều này mang lại hạnh phúc chứ không chỉ là trải nghiệm gián tiếp → A đúng.
- Cũng từ ý trên có thể suy ra du lịch thực tế ảo có thể là giải pháp thay thế tạm thời nhưng sẽ không thể thay thế hoàn toàn cái gì là thật, và như vậy dù khó thì người ta vẫn sẽ cố tìm thời gian khi có thể để đi du lịch theo kiểu truyền thống → B, D sai.
- Trọng tâm ý C nằm ở từ ‘somewhat’ (chỉ ở một mức độ nhất định) trong khi ta thấy tiền là yếu tố được nhắc đi nhắc lại xuyên suốt khi giới thiệu mỗi loại hình du lịch, thậm chí là lý do khiến người ta chuyển từ loại hình này sang loại hình khác → Tài chính là yếu tố tiên quyết khi quyết định làm gì trong thời gian rảnh của mọi người → C sai.
Chọn A.
Câu 10:
Lời giải của GV VietJack
Câu nào sau đây là tóm tắt tốt nhất cho toàn văn bản?
A. Vì việc đi lại ngày càng tốn kém và không được thuận tiện, người ta bắt đầu chuyển sang công nghệ để thỏa mãn mong muốn đi du lịch.
B. Mọi người thường phải đi lại và chạy việc vặt mỗi ngày, do đó nhiều người mơ ước được đi nghỉ và đang tìm kiếm các lựa chọn tiết kiệm hơn.
C. Vấn đề chi phí và hạn chế thời gian khiến kỳ nghỉ truyền thống khó mà thực hiện được, nên kỳ nghỉ tại nhà và du lịch thực tế ảo đang ngày càng phổ biến, mặc dù chúng không thể
thay thế trải nghiệm thực tế.
D. Kỳ nghỉ truyền thống có nhiều vấn đề, do đó các lựa chọn thay thế như kỳ nghỉ tại nhà và thực tế ảo xuất hiện, nhưng tương lai của ngành du lịch vẫn chưa có gì chắc chắn.
Phân tích:
- A không hợp lý vì ‘chuyển sang công nghệ’ chỉ được nhắc đến ở đoạn cuối cùng, không đại diện cho ý chính toàn bài.
- B nói đúng ở ý ‘tìm kiếm các lựa chọn tiết kiệm hơn’ nhưng lý do đưa ra (đi lại và chạy việc vặt) chỉ được nhắc đến ở đoạn đầu tiên, không cho thấy được nhiều vấn đề của các loại hình du lịch như văn bản.
- C bám rất sát các ý chính của văn bản tuy nhiên chỉ nói về vấn đề chi phí và thời gian của kỳ nghỉ truyền thống, thiếu sót các vấn đề khác.
- D tóm gọn ý chính các đoạn của văn bản: các vấn đề của kỳ nghỉ truyền thống (đoạn 2), các lựa chọn thay thế (đoạn 3, đoạn 4, nửa đầu đoạn 5), cũng như ý kết văn bản nhận xét về tương lai ngành du lịch (nửa sau đoạn 5) → thể hiện được tinh thần của tiêu đề văn bản.
Chọn D.
Dịch bài đọc:
Tương lai của ‘du lịch’?
Hầu hết chúng ta đều có những chuyến đi nhỏ mỗi ngày – đi làm, đi gặp bạn bè, hay chạy vội đến cửa hàng. Những chuyến đi hàng ngày này tuy cần thiết nhưng lại thiếu đi cảm giác hồi hộp của một cuộc phiêu lưu. Đó là lý do nhiều người háo hức mong chờ một kỳ nghỉ thư giãn. Trên lý thuyết, du lịch là một cách ‘trốn thoát’ tuyệt vời. Nhưng thực tế, du lịch cũng mang đến không ít rắc rối.
Chi phí là một rào cản lớn. Một kỳ nghỉ có thể sẽ rất tốn kém, đặc biệt đối với các gia đình có con nhỏ. Thời gian là một vấn đề khác. Trong cuộc sống hối hả ngày nay, việc tìm được thời gian để đi nghỉ dường như là một điều xa xỉ ít người có được. Và có một nghịch lý của các kỳ nghỉ – một chuyến đi thư giãn có thể biến thành một cơn ác mộng, khi mà hành lý bị thất lạc, món ăn không hợp khẩu vị, đám đông chen lấn đông đúc, hàng xóm ồn ào trong khách sạn hay ghế máy bay không thoải mái.
Vì những vấn đề này, staycation (kỳ nghỉ tại nhà) đã trở nên phổ biến. Với kiểu du lịch này, mọi người thường khám phá các điểm tham quan ở địa phương nơi họ sống. Và vì không cần phải bay đi đâu xa hay trả tiền phòng khách sạn, staycation thường rẻ hơn so với những chuyến du lịch thông thường. Tuy nhiên, tham quan các điểm du lịch địa phương và đi ăn ngoài cũng vẫn có thể tốn kém.
Một số người giải quyết vấn đề này bằng cách trở thành ‘du khách trên ghế bành’. Cách ‘du lịch’ này cho phép bạn tận hưởng cả hai ưu điểm – bạn có thể đắm chìm trong sách hoặc phim tài liệu về những nơi xa xôi mà không phải lo vấn đề tài chính. Dẫu vậy, xem một chương trình du lịch hay đọc về những điểm đến kỳ thú không thể so được với thực sự đặt chân đến đó.
Thực tế ảo (VR) là một cách ứng dụng công nghệ cao để ‘nhìn ngắm’ thế giới. ‘Du khách’ chỉ cần đội một chiếc kính VR, phần mềm sẽ đưa họ trên một ‘chuyến hành trình’ đến những miền đất xa xôi, thưởng thức cảnh quan và lắng nghe âm thanh như thể họ thực sự đang ở đó. Nhưng du lịch VR cũng không phải là giải pháp hoàn hảo. Các nghiên cứu chỉ ra rằng trải nghiệm thực tế là rất quan trọng đối với hạnh phúc của con người. Tuy vậy, khi công nghệ tiếp tục phát triển, ai biết được tương lai đang có gì chờ đợi chúng ta? Biết đâu chẳng bao lâu nữa, ta sẽ được ‘khám phá’ mặt trăng hoặc thậm chí sao Hỏa một cách thoải mái trong chính ngôi nhà của mình!
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Câu 2:
Fix heavy furniture like bookcases or TVs (1) ______ walls or floors.
Câu 3:
Câu 4:
Dear Mrs. Head Teacher,
I am writing on behalf of the Youth Union with a proposal to host a Vietnamese Traditional Games Festival to welcome the group of ASEAN students visiting our school next month.
a. We propose to hold the event in our school stadium, starting at 9 a.m. and lasting for three hours.
b. Taking part in fun games is also the best way to break the ice, make friends and create bonds with people.
c. The event will help our guests learn about our culture by watching and playing Vietnamese traditional games.
d. We really hope you will consider this proposal as we think that it will be beneficial to both local students and guests.
e. It will be hosted by grade 11 students, who will make all the necessary arrangements, including activities such as bamboo dancing, tug of war, and stilt walking.
Thank you very much for your time and consideration.
Warm regards,
Vu Hai Ha
Youth Union Representative
(Adapted from Global Succcess)
Câu 5:
a. The city was a fascinating mixture of French colonial buildings and traditional Eastern architecture.
b. Back in 1954, Hanoi was a small city with a population of about 530,000 residents in an area of about 152 sq km.
c. Trams were a popular means of public transport until 1991. Buses were not very frequent then, and people lived and worked in low-rise buildings.
d. “My parents couldn’t afford a motorbike or car. Most residents used to get around by bicycle or on foot,’ said an 80-year-old Hanoian.
e. The capital’s famous Old Quarter or ‘36 old streets’ dates back hundreds of years, with each street focusing on a different trade or craft.
(Adapted from Global Success)
Câu 6:
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Tiếng Anh (Đề số 3)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Tiếng Anh (Đề số 1)
Trắc nghiệm tổng hợp ôn thi tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh Chuyên đề IV. Sắp xếp câu thành đoạn văn, bức thư có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Tiếng Anh (Đề số 6)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Tiếng Anh (Đề số 9)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Tiếng Anh (Đề số 2)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Tiếng Anh (Đề số 4)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Tiếng Anh (Đề số 5)
về câu hỏi!