Câu hỏi:
13/07/2024 441Hãy sắp xếp các số thập phân sau theo thứ tự tăng dần: −4,23; −0,12; 0,124; −0,02; −0,001; −1,28; 0,12.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Lời giải:
Để sắp xếp các số thập phân sau theo thứ tự tăng dần, ta làm như sau:
Bước 1: Chia thành 2 nhóm số thập dương và số thập phân âm, vì số thập phân âm luôn nhỏ hơn số thập phân dương.
Bước 2: Ta so sánh các số thập phân theo nhóm với nhau:
- Nhóm các số thập phân dương: ta so sánh phần nguyên với nhau, số nào có phần nguyên lớn hơn thì lớn hơn. Nếu phần nguyên bằng nhau thì ta lần lượt so sánh các hàng ở phần thập phân.
- Nhóm các số thập phân âm: ta so sánh số đối của chúng, số nào có số đối lớn hơn thì nhỏ hơn.
Đối với bài toán này, ta thực hiện theo thứ tự các bước như trên:
* Phân loại:
- Nhóm các số thập phân dương: 0,124; 0,12.
- Nhóm các số thập phân âm: −4,23; −0,12; −0,02; −0,001; −1,28.
* So sánh các số thập phân trong theo nhóm:
- Nhóm các số thập phân dương:
+ Hai số 0,124; 0,12 có cùng phần nguyên nên ta so sánh phần thập phân.
+ Hàng phần mười và hàng phần trăm của hai số này đều bằng nhau.
+ Ta so sánh hàng phần nghìn của hai số, hàng phần nghìn của 0,124 và 0,12 lần lượt là 4 và 0. Vì 4 > 0 nên 0,124 > 0,12.
- Nhóm các số thập phân âm:
+ Số đối của các số −4,23; −0,12; −0,02; −0,001; −1,28 lần lượt là 4,23; 0,12; 0,02; 0,001; 1,28.
+ Số 4,23 có phần nguyên là 4;
+ Số 1,28 có phần nguyên là 1;
+ Các số 0,12; 0,02; 0,001 đều có phần nguyên là 0 nên ta so sánh phần thập phân của các số
+) Số 0,12 có hàng phần mười là 1.
+) Các số 0,02; 0,001 đều có hàng phần mười là 0, ta tiếp tục so sánh hàng phần trăm của hai số, hàng phần trăm của 0,02; 0,001 lần lượt là 2 và 0. Vì 2 > 0 nên 0,02 > 0,001.
Do đó 4,23 > 1,28 > 0,02 > 0,001 hay −4,23 < −1,28 < −0,02 < −0,001.
Vậy các số được sắp xếp thứ tự tăng dần là: −4,23; −1,28; −0,02; −0,001; 0,12; 0,124.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Làm tròn các số sau: −1254,5678; 542,1235
a) đến hàng phần mười;
b) đến hàng phần trăm;
c) đến hàng phần nghìn;
d) đến hàng đơn vị;
e) đến hàng chục.
Câu 2:
Nếu hòa tan hết 40 g đường vào trong 160 g nước ta được dung dịch nước đường có tỉ số phần trăm là bao nhiêu?
Câu 3:
Một món hàng có giá được niêm yết trên kệ là 250 000 đồng, khách hàng khi mua sẽ được giảm giá 8%. Hỏi số tiền mà khách hàng phải trả cho cửa hàng khi mua món hàng đó sau khi đã được giảm giá là bao nhiêu?
Câu 4:
Số pi (kí hiệu: π) còn gọi là hằng số Ác-si-mét, là một hằng số toán học có giá trị bằng tỉ số giữa chu vi của một đường tròn với đường kính của đường tròn đó. Người ta tính được:
π = 3,1415926535897932384626433...
Hãy làm tròn số π:
a) đến hàng phần mười;
b) đến hàng phần trăm;
c) đến hàng phần nghìn;
d) đến hàng đơn vị.
Chu vi của một đường tròn lớn hơn khoảng 3 lần so với đường kính.
Giá trị chính xác gọi là số π.
Câu 5:
Một thực khách phải trả 2 750 000 đồng cho chí phí bữa ăn kể cả 10% tiền phục vụ. Hỏi nếu không tính tiền phục vụ thì người đó phải trả bao nhiêu tiền cho bữa ăn?
Câu 6:
Hãy sắp xếp các số thập phân sau theo thứ tự giảm dần: −5,24; 0,6; 1,41; 5,4; 0,22; −4,125; −0,26.
Câu 7:
Một cửa hàng quần áo bán được 25 chiếc áo và 40 chiếc quần trong một tháng. Hỏi số lượng áo chiếm bao nhiêu phần trăm tổng số hàng đã bán được?
về câu hỏi!