Câu hỏi:

13/07/2024 1,722

Tìm \[x,\,\,y,\,\,z \in \mathbb{N}\] thỏa mãn: \[\sqrt {x + 2\sqrt 3 } = \sqrt y + \sqrt z \].

Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).

20 đề Toán 20 đề Văn Các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Định hướng:  Tổng quát dạng toán này là Giải phương trình nghiệm nguyên. Bài toán cho dưới dạng phương trình chứa ba ẩn, với điều kiện \[x,\,\,y,\,\,z \in \mathbb{N}\]  thì các biểu thức trong căn luôn có nghĩa. Tổng quát có dạng \[\sqrt {f\left( {x,y,z} \right)}  = \sqrt {g\left( {x,y,z} \right)}  + \sqrt {h\left( {x,y,z} \right)} \] tư duy nhanh dạng phương trình vô tỉ cơ bản \[\sqrt {f\left( x \right)}  = \sqrt {g\left( x \right)}  + \sqrt {h\left( x \right)} \].

Giả sử \[\left( {x,y,z} \right) = \left( {a,b,c} \right),\,\,\left( {a,b,c \in N} \right)\] là một nghiệm của phương trình đã cho. Vì \[x,y,z \in \mathbb{N}\] nên vận dụng tính chất cơ bản của số học suy ra \[\sqrt y  + \sqrt z \] có một trong hai dạng sau:

1. \[\sqrt y  + \sqrt z  = \sqrt b  + \sqrt c \]. Điều này có nghĩa y, z không cùng là số chính phương.

2. \[\sqrt y  + \sqrt z  = p\,\,\left( {p \in N} \right)\]. Điều này có nghĩa y, z cùng là số chính phương.

Thay vào phương trình ta có: \[\sqrt {a + 2\sqrt 3 }  = \sqrt b  + \sqrt c \].

Bình phương hai vế thu được: \[a + 2\sqrt 3  = b + c + 2\sqrt {bc} \]

Vì \[a,b,c \in N\] nên suy ra:

\[\left\{ \begin{array}{l}a = b + c\\\sqrt 3  = \sqrt {bc} \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = b + c\\3 = bc\end{array} \right.\]

Từ đây chỉ ra b, c chính là hoán vị bộ số (1; 3).

Với sự xuất hiện hằng số \[2\sqrt 3 \]  trong căn thức vế trái giúp liên tưởng tới biến x sao cho \[\sqrt {x + 2\sqrt 3 }  = {\left( {a + m} \right)^2} = {a^2} + 2am + {m^2}\,\,\left( {a,\,\,m \in N} \right)\].

Để ý rằng \[2\sqrt 3  = 2.1.\sqrt 3 \] có dạng \[2am\left( {a,\,\,m \in N} \right)\], từ đó nhẩm nhanh đẳng thức tương ứng \[{a^2} + {m^2} = {1^2} + {\left( {\sqrt 3 } \right)^2}\].

Giải:

Ta có: \[\sqrt {x + 2\sqrt 3 }  = \sqrt y  + \sqrt z  \Leftrightarrow x + 2\sqrt 3  = y + z + 2\sqrt {yz} \]

\[ \Leftrightarrow \left( {x - y - z} \right) + 2\sqrt 3  = 2\sqrt {yz}  \Rightarrow {\left( {x - y - z} \right)^2} + 4\sqrt 3 \left( {x - y - z} \right) + 12 = 4yz\] (1)

TH1: Nếu \[x - y - z \ne 0\], ta có \[\sqrt 3  = \frac{{4yz - {{\left( {x - y - z} \right)}^2} - 12}}{{4\left( {x - y - z} \right)}}\]      (2) (vô lý do \[x,y,z \in \mathbb{N}\] nên VP của (2) là số hữu tỉ).

TH2: Nếu \[x - y - z = 0\], ta có (1) \[ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x - y - z = 0\\yz = 3\end{array} \right.\] (3)

Giải (3) ra ta được \[\left\{ \begin{array}{l}x = 4\\y = 1\\z = 3\end{array} \right.\] (thỏa mãn) hoặc \[\left\{ \begin{array}{l}x = 4\\y = 3\\z = 1\end{array} \right.\] (thỏa mãn).

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Cho tam giác ABC có ba góc nhọn nội tiếp đường tròn (O). Các đường cao AD, BE, CF cắt nhau tại H và cắt đường tròn (O) lần lượt tại M, N, P. Chứng minh rằng:

1) Chứng minh rằng:

a) Tứ giác CEHD nội tiếp.

b) Bốn điểm B, C, E, F cùng nằm trên một đường tròn.

c) \[AE.AC = AH.AD;\,\,AD.BC = BE.AC\].

d) H và M đối xứng với nhau qua BC.

2) Xác định tâm đường tròn nội tiếp tam giác DEF.

Xem đáp án » 13/07/2024 54,669

Câu 2:

1) Giải bài toán sau bằng cách lập phương trình hoặc hệ phương trình.

Tổng các chữ số của 1 số có hai chữ số là 9. Nếu thêm vào số đó 63 đơn vị thì số thu được cũng viết bằng hai chữ số đó nhưng theo thứ tự ngược lại. Hãy tìm số đó.

2) Chứng minh hàm số y = 2x luôn đồng biến trên tập \[\mathbb{R}\].

Xem đáp án » 13/07/2024 7,949

Câu 3:

Cho biểu thức P=xx1xxxx+1x+x  :  x+2x2

1) Tìm điều kiện xác định và rút gọn biểu thức P?

2) Tìm tất cả các giá trị nguyên của x để biểu thức P có giá trị nguyên?

Xem đáp án » 13/07/2024 2,733

Câu 4:

1) Giải hệ phương trình: \[\left\{ \begin{array}{l}{x^2} - {y^2} + 3 = 0\\x + y = 1\end{array} \right.\].

2) Giải phương trình: \[{x^3} - 2{x^2} - 4x = 0\].

3) Cho phương trình \[{x^2} + 2\left( {m - 2} \right)x + {m^2} - 2x + 4 = 0\]. Tìm m để phương trình có 2 nghiệm thực phân biệt \[{x_1},\,\,{x_2}\] thỏa mãn \[\frac{2}{{x_1^2 + x_2^2}} - \frac{1}{{{x_1}{x_2}}} = \frac{1}{{15m}}\]?

Xem đáp án » 13/07/2024 608

Bình luận


Bình luận