Câu hỏi:

25/06/2022 4,842

Với mỗi hàm số dưới đây, hãy vẽ đồ thị, tìm tập giá trị, khoảng đồng biến, khoảng nghịch biến của nó:

a) y = – x2 + 6x – 9;

b) y = – x2 – 4x + 1;

c) y = x2 + 4x;

d) y = 2x2 + 2x + 1.

Siêu phẩm 30 đề thi thử THPT quốc gia 2024 do thầy cô VietJack biên soạn, chỉ từ 100k trên Shopee Mall.

Mua ngay

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack
Hướng dẫn giải

a) y = – x2 + 6x – 9 là hàm số bậc hai nên đồ thị là một parabol.

Hệ số a = – 1 < 0 nên bề lõm của đồ thị quay xuống dưới.

Parabol trên có:

+ Tọa độ đỉnh I(3; 0);

+ Trục đối xứng x = 3;

+ Cắt trục Oy tại điểm A(0; – 9);

+ Điểm đối xứng với A qua trục đối xứng x = 3 là B(6; – 9);

+ Lấy điểm D(1; – 4) thuộc parabol, điểm đối xứng với D là trục đối xứng x = 3 là E(5; – 4).

Vẽ đường cong đi qua các điểm trên ta được đồ thị hàm số cần vẽ.

Media VietJack

Quan sát đồ thị ta thấy:

+ Tập giá trị của hàm số là (– ; 0].

+ Hàm số đồng biến trên khoảng (– ; 3) (do đồ thị hàm số đi lên từ trái sang phải) và nghịch biến trên khoảng (3; + ) (do đồ thị hàm số đi xuống từ trái sang phải).

b) y = – x2 – 4x + 1 là hàm số bậc hai nên đồ thị là một parabol.

Hệ số a = – 1 < 0 nên bề lõm của đồ thị quay xuống dưới.

Parabol trên có:

+ Tọa độ đỉnh I(– 2; 5);

+ Trục đối xứng x = – 2;

+ Cắt trục Oy tại điểm A(0; 1);

+ Điểm đối xứng với A qua trục đối xứng x = – 2 là B(– 4; 1);

+ Lấy điểm C(– 1; 4) thuộc đồ thị, điểm đối xứng với C qua trục đối xứng x = – 2 là D(– 3; 4).

Vẽ đường cong đi qua các điểm trên ta được đồ thị hàm số cần vẽ.

Media VietJack

Quan sát đồ thị hàm số ta thấy:

+ Tập giá trị của hàm số là (– ; 5].

+ Hàm số đồng biến trên khoảng (– ; – 2) và nghịch biến trên khoảng (– 2; + ).  

c) y = x2 + 4x là hàm số bậc hai nên đồ thị là một parabol.

Hệ số a = 1 > 0 nên bề lõm của đồ thị quay lên trên.

Parabol trên có:

+ Tọa độ đỉnh I(– 2; – 4);

+ Trục đối xứng x = – 2;

+ Cắt trục Oy tại điểm gốc tọa độ O(0; 0);

+ Điểm đối xứng với O qua trục đối xứng x = – 2 là điểm B(– 4; 0);

+ Lấy điểm C(– 1; – 3) thuộc đồ thị, điểm đối xứng với C qua trục đối xứng x = – 2 là D(– 3; – 3).

Vẽ đường cong đi qua các điểm trên ta được đồ thị cần vẽ.

Media VietJack

Quan sát đồ thị hàm số ta thấy:

+ Tập giá trị của hàm số là [– 4; + ).

+ Hàm số nghịch biến trên khoảng (– ; – 2) và đồng biến trên khoảng (– 2; + ).

d) y = 2x2 + 2x + 1 là hàm số bậc hai nên đồ thị là một parabol.

Hệ số a = 2 > 0 nên bề lõm của đồ thị quay lên trên.

Parabol trên có:

+ Tọa độ đỉnh I\(\left( { - \frac{1}{2};\,\frac{1}{2}} \right)\);

+ Trục đối xứng x = \( - \frac{1}{2}\);

+ Cắt trục Oy tại điểm A(0; 1).

+ Điểm đối xứng với A qua trục đối xứng x = \( - \frac{1}{2}\) là B(– 1; 1);

+ Lấy điểm C(1; 5) thuộc đồ thị, điểm đối xứng với C qua trục đối xứng x = \( - \frac{1}{2}\) là D(– 2; 5).

Vẽ đường cong đi qua các điểm đã cho ta được đồ thị cần vẽ.

Media VietJack

Quan sát đồ thị ta thấy:

+ Tập giá trị của hàm số là \(\left[ {\frac{1}{2}; + \infty } \right)\).

+ Hàm số nghịch biến trên khoảng \(\left( { - \infty ; - \frac{1}{2}} \right)\) và đồng biến trên khoảng \(\left( { - \frac{1}{2}; + \infty } \right)\).

Quảng cáo

book vietjack

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Tập nghiệm của phương trình \(\sqrt {2{x^2} - 3} = x - 1\) là

Xem đáp án » 25/06/2022 9,109

Câu 2:

Bất phương trình x2 – 2mx + 4 > 0 nghiệm đúng với mọi \(x \in \mathbb{R}\) khi

Xem đáp án » 25/06/2022 9,078

Câu 3:

Xác định parabol (P): y = ax2 + bx + 3 trong mỗi trường hợp sau:

a) (P) đi qua hai điểm A(1; 1) và B(– 1; 0);

b) (P) đi qua điểm M(1; 2) và nhận đường thẳng x = 1 làm trục đối xứng;

c) (P) có đỉnh là I(1; 4).

Xem đáp án » 25/06/2022 6,288

Câu 4:

Hàm số y = x2 – 5x + 4

Xem đáp án » 25/06/2022 4,459

Câu 5:

Giải các phương trình sau:

a) \(\sqrt {2{x^2} - 14} = x - 1\);

b) \(\sqrt { - {x^2} - 5x + 2} = \sqrt {{x^2} - 2x - 3} \).

Xem đáp án » 25/06/2022 3,918

Câu 6:

Giải các bất phương trình sau:

a) 2x2 – 3x + 1 > 0;

b) x2 + 5x + 4 < 0;

c) – 3x2 + 12x – 12 ≥ 0;

d) 2x2 + 2x + 1 < 0.

Xem đáp án » 25/06/2022 3,879

Bình luận


Bình luận