Câu hỏi:
29/07/2022 524- Trong vai một phóng viên, hãy viết bài quảng bá, giới thiệu về một nghề ở địa phương.
Gợi ý đề cương bài viết:
TÊN BÀI VIẾT: ………………………………………………………… Sự ra đời của nghề: ……………………..……………………………….. Đặc điểm những người làm nghề: ……………………………………….. Sản phẩm của nghề: ……………………………………………………… Giá trị, đóng góp của nghề cho địa phương: …………………………….. Cảm nhận của em về nghề: ……………………………………………… |
- Giới thiệu bài viết với các bạn.
- Tập hợp các bài viết tốt nhất thành một tập san về nghề ở địa phương.
- Chia sẻ suy nghĩ của em về các nghề ở địa phương sau khi đọc bài viết của các bạn.
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (600 trang - chỉ từ 140k).
Quảng cáo
Trả lời:
TÊN BÀI VIẾT: Làng gốm Bát Tràng – Dấu ấn cổ truyền giữa lòng Hà Nội
Sự ra đời của nghề:
Làng gốm Bát Tràng bao gồm hai thôn Bát Tràng và Giang Cao, thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm. Làng gốm Bát Tràng cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng chừng 30km về phía Đông Nam. Đầu tiên về tên gọi của làng gốm Bát Tràng có thể hiểu theo nghĩa Hán Việt, “bát” là từ dùng để chỉ đồ gốm, chén bát nói chung còn “tràng” chính là chỗ đất dành riêng cho một lĩnh vực, một chuyên môn nào đó.
Làng gốm Bát Tràng có lịch sử hình thành khá lâu đời, song vẫn chưa có tài liệu nghiên cứu nào cho biết chính xác thời gian ra đời. Theo như “Đại Việt sử ký toàn thư”, làng gốm Bát Tràng bắt đầu ra đời vào dưới thời đại nhà Lý (khoảng từ những năm 1010 đến 1225). Khi vua Lý Thái Tổ rời đô từ Hoa Lư của Ninh Bình về Thăng Long (Hà Nội) thì năm dòng họ lớn của xã Bồ Bát thuộc vùng đất Ninh Bình là Trần, Nguyễn, Lê, Phạm Vương đã đưa những nghệ nhân làm gốm giỏi di cư theo và tìm nơi lập nghiệp. Những người dân đó đã chọn Bát Tràng - nơi có đất sét trắng, nguyên liệu chính để làm gốm làm nơi lập nghiệp. Và chính năm dòng họ này đã kết hợp với dòng họ Nguyễn để hình thành nên làng gốm Bát Tràng. Bên cạnh đó cũng có tài liệu khác ghi lại rằng sự ra đời của làng gốm Bát Tràng nhờ vào ba người là Đào Trí Tiến, Lưu Phương Tú, Hứa Vinh Kiều. Sau khi được cử đi sứ, ba người đã ghé thăm vùng gốm nổi tiếng của Trung Quốc và sau đó học hỏi một số kĩ thuật mang về và truyền lại cho nhân dân. Dù có rất nhiều những giai thoại khác nhau xoay quanh nguồn gốc của làng gốm Bát Tràng thì đây vẫn là một làng nghề có truyền thống lâu đời của đất nước ta.
Đặc điểm những người làm nghề:
Làng gốm Bát Tràng là một làng nghề truyền thống nổi tiếng về sản xuất gốm. Bởi vậy nên quá trình sản xuất gốm ở làng gốm Bát Tràng luôn có những điểm độc đáo, đặc sắc riêng. Điều quan trọng đầu tiên để tạo nên một sản phẩm gốm chất lượng đó chính là việc lựa chọn đất. Nguồn nguyên liệu chủ yếu để làm gốm đó chính là đất sét trắng. Ngày nay, đất sét trắng để làm gốm Bát Tràng có thể được lấy từ trong làng hoặc từ các vùng khác như Hồ Lao, Trúc Thôn... Sau khi đã lựa chọn được đất sét trắng làm nguyên liệu, các nghệ nhân làm gốm sẽ bắt tay vào việc xử lý, pha chế đất bởi lẽ trong đất sét có lẫn tạp chất và đồng thời việc xử lý đất sẽ tạo ra những nguyên liệu phù hợp đối với từng loại sản phẩm. Ở làng gốm Bát Tràng vẫn tuân theo quy luật xử lý đất truyền thống là thông qua việc ngâm nước ở hệ thống bốn bể nước với các độ cao khác nhau. Đất sét trắng sau khi được xử lý sẽ được đem đi tạo dáng và ở nơi đây người ta tạo dáng bằng tay trên bàn xoay - đây là phương pháp tạo dáng truyền thống từ ngàn đời nay. Bằng đôi bàn tay khéo léo, sử tỉ mỉ, cẩn trọng, những nghệ nhân làng gốm đã tạo ra nhiều loại đồ gốm với những hình dáng, mẫu mã và chủng loại khác nhau. Tạo dáng xong, các sản phẩm sẽ được đem đi phơi sấy và sửa lại theo mong muốn của người làm.
Sản phẩm của nghề:
Ở làng gốm Bát Tràng, việc phơi sấy thường được sử dụng là hong khô trên giá và để ở nơi thoáng mát. Nhưng ngày nay, một số người lựa chọn sấy sản phẩm ở trong các lò sấy và tăng nhiệt độ từ từ. Sau khi đã tạo ra được sản phẩm gốm như mong muốn, những nghệ nhân làm gốm sẽ tiến hành trang trí, quét men lên sản phẩm để phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người sử dụng. Cuối cùng, đó chính là nung gốm trong các lò. Và như vậy, trải qua nhiều công đoạn khác nhau, những nghệ nhân làng gốm Bát Tràng đã có thể tạo ra được những sản phẩm gốm độc đáo.
Giá trị, đóng góp của nghề cho địa phương:
Làng gốm Bát Tràng là một trong số những làng nghề nổi tiếng của nước ta từ ngàn đời nay. Những sản phẩm của làng gốm Bát Tràng luôn nhận được sự ưa chuộng, yêu mến của mọi người không chỉ bởi mẫu mã đa dạng mà còn bởi sự tuyệt vời về chất lượng. Hiện nay, đồ gốm Bát Tràng không chỉ có mặt ở khắp nơi trên đất nước ta mà còn được xuất khẩu ra nhiều thị trường lớn trên thế giới như châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc... Thêm vào đó, nơi đây còn là một địa điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước về tham quan và tự mình nhào nặn nên những sản phẩm đồ gốm tuyệt diệu.
Cảm nhận của em về nghề:
Làng gốm Bát Tràng - một làng nghề nổi tiếng ở Việt Nam. Nơi đây đã góp phần lưu giữ những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Em hãy chọn một nghề ở địa phương và xác định các yêu cầu cụ thể về phẩm chất, năng lực đối với nghề đó.
Tên nghề ở ………………. ……………….. |
Yêu cầu về phẩm chất * ………………….. * ………………….. * ………………….. |
Yêu cầu về năng lực * ………………….. * ………………….. * ………………….. |
Câu 2:
- Tổ chức hoạt động hùng biện theo nhóm về chủ đề: Nếu là lãnh đạo địa phương, em sẽ làm gì để phát triển các nghề của địa phương và hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp?
Một số gợi ý:
Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp bằng cách: * Lập quỹ thanh niên khởi nghiệp và vận động các cơ quan, doanh nghiệp ủng hộ cho quỹ. * Kêu gọi các nhà tài trợ quan tâm đến việc tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện các sáng kiến khởi nghiệp trong nhà trường và cơ sở giáo dục. ………………………………………………………… ………………………………………………………… |
=> Chia sẻ cảm nhận của em khi nghe bài hùng biện của các nhóm.
Câu 3:
- Tổ chức trò chơi đoán tên một số nghề ở địa phương:
+ Một đội mô tả nghề bất kì địa phương bằng hành động (không dùng lời nói);
+ Đội kia đoán tên nghề;
+ Mỗi đội có tối đa hai lượt đoán cho một nghề, đoán sai sẽ mất cơ hội.
- Tập hợp tên nghề từ trò chơi thành danh sách các nghề hiện có ở địa phương và sắp xếp theo ba nhóm như trong bảng:
Nhóm nghề sản xuất, chế biến |
|
Nhóm nghề |
|
Nhóm nghề |
Trồng lúa ……………… ……………… |
|
Bán hàng tạp hoá ……………… ……………… |
|
Cho thuê nhà xướng ……………… ……………… |
Câu 4:
- Chọn một nghề cụ thể ở địa phương để nhận diện các nguy hiểm khi làm nghề đó và nêu cách giữ an toàn lao động (có thể chọn một nghề mà thành viên gia đình đang làm).
1. Nghề em chọn để tìm hiểu …………………………………… |
2. Nguy hiểm có thể gặp …………………………………… |
3. Cách giữ an toàn khi làm nghề này …………………………………… |
- Theo em, có nghề nào là tuyệt đối an toàn không? Vì sao?
Câu 5:
- Tìm hiểu đặc điểm một nghề cụ thể ở địa phương và thể hiện vào bản mô tả nghề dưới đây:
BẢN MÔ TẢ NGHỀ
Tên nghề: …………………………….
Công việc đặc trưng |
Thời gian, địa điểm làm việc chủ yếu |
Trang thiết bị, dụng cụ |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Em có nhận xét gì về các bản mô tả nghề mà các bạn đã lập được?
Câu 6:
- Tìm hiểu, đánh giá sự phù hợp của em với nghề ở địa phương (theo hướng dẫn trong sách giáo khoa, trang 76).
NGHỀ Ở ĐỊA PHƯƠNG MÀ EM QUAN TÂM: …………………………………………………………………
Tự đánh giá về sự phù hợp của em với nghề này: ……………………………………………………………………………… Cho điểm mức độ phù hợp của em với nghề (tháng điểm 10): …………….
|
về câu hỏi!