(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Kinh tế và Pháp luật (Đề số 11)
122 lượt thi 40 câu hỏi 50 phút
Danh sách câu hỏi:
Câu 7:
Nội dung nào sau đây là sai khi nói về ý nghĩa việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp?
Câu 14:
Nội dung nào sau đây phù hợp quy định của Hiến pháp năm 2013 về nghĩa vụ nộp thuế của công dân?
Đoạn văn 1
Đọc thông tin và trả lời câu hỏi 17, 18, 19, 20
Khi phát hiện bố mình là ông K bị hôn mê, anh S cùng mẹ là bà G và hàng xóm là ông Q nhanh chóng đưa ông K vào bệnh viện gần đó. Tại bệnh viện, sau khi sơ cứu cho ông K, anh H là bác sĩ phụ trách đã tư vấn gia đình anh S đưa ông K đi điều trị ở bệnh viện tuyến trên với lí do tình trạng bệnh của ông K vượt quá khả năng điều trị của bệnh viện. Cho rằng anh H và bệnh viện này làm việc tắc trách nên anh S đã hành hung anh H. Bà G sau khi chửi mắng anh H đã gọi điện cho người thân trong gia đình bà để đến và gây sức ép với bệnh viện.
Câu 16:
Những ai trong tình huống trên là thân nhân của người bệnh theo quy định của pháp luật hiện hành?
Đoạn văn 2
Đọc thông tin và trả lời câu hỏi 21, 22
Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) là hiệp định thương mại tự do nhằm mở rộng và làm sâu sắc hơn sự gắn kết giữa ASEAN với Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand. Mục tiêu của Hiệp định RCEP là thiết lập một nền tảng quan hệ đối tác kinh tế hiện đại, toàn diện, chất lượng cao và cùng có lợi. Theo đó, Hiệp định sẽ mang lại cơ hội thị trường, việc làm cho doanh nghiệp và người dân trong khu vực.
Đoạn văn 3
Đọc thông tin và trả lời câu hỏi 23, 24
Việt Nam kiên trì chủ trương giải quyết các tranh chấp Biển Đông bằng biện pháp hoà bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Trong quá trình tìm kiếm một giải pháp cơ bản, lâu dài cho các vấn đề tranh chấp trên Biển Đông, các bên liên quan cần kiềm chế, cùng nỗ lực duy trì hoà bình ổn định, không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực, tuân thủ nghiêm chỉnh Hiến chương Liên hợp quốc và các chuẩn mực của luật pháp quốc tế, trong đó có 5 nguyên tắc chung sống hoà bình; thực hiện đầy đủ Tuyên bố ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC-2002) và Nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về vấn đề Biển Đông (2012), sớm xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Đoạn văn 4
Đọc đoạn thông tin sau, chọn đúng hoặc sai cho các câu a), b), c), d):
Trong hai năm 2020 và 2021, mặc dù bị tác động bởi đại dịch COVID-19 khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ đạt khoảng một nửa so với tốc độ tăng của hai năm trước đó, nhưng Việt Nam vẫn là một trong số ít nước và vùng lãnh thổ có tốc độ tăng trưởng dương. Đến năm 2022, tốc độ tăng trưởng đạt nhiều kết quả tích cực với tốc độ tăng rất cao (8,02 %), cao nhất tính từ năm 1998, gấp gần 2,8 lần tốc độ tăng của năm 2020, gấp trên 3,1 lần của năm 2021, thể hiện sự phục hồi tăng trưởng sau đại dịch. Kết quả này cũng vượt xa so với mục tiêu theo Nghị quyết của Quốc hội (6 – 6,5 %), đồng thời, cao hàng đầu so với tốc độ tăng của nhiều nền kinh tế trong khu vực Đông Nam Á, ở châu Á và trên thế giới. Tăng trưởng cao hơn đạt được ở cả ba nhóm ngành: nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tiếp tục là “bệ đỡ” với tốc độ tăng cao hơn tốc độ bình quân giai đoạn 2016 – 2021 (3,36 % so với 2,98 %); nhóm ngành công nghiệp và xây dựng tăng cao hơn tốc độ tăng bình quân năm giai đoạn 2016 – 2021 (7,78 % so với 6,86 %); nhóm ngành dịch vụ tăng trưởng rất cao (9,99 %) so với tốc độ tăng bình quân năm trước đại dịch 2016 – 2019 (7,53 %).
(Theo: Tạp chí Kinh tế và Dự báo, “Không chỉ tốc độ, quan trọng hơn và tốc độ tăng trưởng”
ngày 01/02/2023)
Đoạn văn 5
Một trong những mốc quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam là chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào tháng 01/2007. Sau hơn 15 năm gia nhập WTO, Việt Nam đã có một bước tiến quan trọng và đạt được những thành tựu nổi bật. Báo cáo rà soát thống kê thương mại thế giới năm 2020 của WTO ghi nhận, trong số 50 nước có nền thương mại hàng hoá lớn trên thế giới, Việt Nam có mức tăng trưởng lớn nhất khi dịch chuyển từ vị trí thứ 39 vào năm 2009 lên vị trí thứ 23 vào năm 2019. Đến năm 2021, Việt Nam đã nằm trong danh sách 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế. Hiện nay, Việt Nam tự hào thuộc top 20 quốc gia thu hút nhiều FDI nhất thế giới. Để tiếp tục phát huy các thành tựu đã đạt được, Việt Nam cần nâng cao trình độ, tay nghề của người lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư,...
(Theo: Tạp chí Cộng sản, “Tinh thần chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
qua nỗ lực gia nhập và trở thành thành viên WTO − Thành tựu và triển vọng”, ngày 03/5/2023).
Câu 28:
a. Việc tham gia vào WTO thể hiện Việt Nam đã tham gia hội nhập kinh tế quốc tế ở cấp độ toàn cầu.
a. Việc tham gia vào WTO thể hiện Việt Nam đã tham gia hội nhập kinh tế quốc tế ở cấp độ toàn cầu.
Đoạn văn 6
Năm 2016, chị L đồng ý kết hôn với anh H vì được cho biết là anh H chưa từng kết hôn. Sau khi kết hôn, chị L có thai được 8 tháng thì anh H bỏ đi, chị phải sinh con và chăm sóc con một mình. Đầu năm 2019, chị L mới phát hiện anh H đã kết hôn với chị T vào năm 2011 và đang sống ở địa phương X cùng với chị T.
Đoạn văn 7
Công ty X của Việt Nam kí hợp đồng mua lô thang máy mini được sản xuất theo công nghệ mới nhất năm 2024 từ Công ty Y của Đức với giá trị hợp đồng là 15 triệu USD, thoả thuận giao hàng tại cảng Cát Lái, Thành phố Hồ Chí Minh. Công ty Y đã giao hàng cho Công ty X đúng thời hạn theo hợp đồng. Tuy nhiên, theo kết quả giám định của cơ quan giám định hàng hoá Việt Nam, chất lượng của thang máy là mới nhưng được sản xuất năm 2018, không phải năm 2024 như nội dung hợp đồng mà hai bên đã thoả thuận.
24 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%