Giải SBT Văn 10 Bài 4: Sức sống của sử thi ( Phần 2: Viết ) có đáp án
24 người thi tuần này 4.6 841 lượt thi 4 câu hỏi
🔥 Đề thi HOT:
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 9)
Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Cánh diều có đáp án (Đề 6)
Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Cánh diều có đáp án (Đề 10)
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Cánh diều có đáp án (Đề 3)
Bộ 12 đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Cánh diều có đáp án (Đề 7)
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 5)
Nội dung liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Lời giải
Để đặt câu hỏi cho một trong các đề tài nghiên cứu, có thể áp dụng một số kĩ thuật, ví dụ: 5W1H, kĩ thuật đặt câu hỏi Xô-cờ-rát (Socrates), kĩ thuật 6 chiếc mũ của tư duy. Chẳng hạn:
- Với đề tài Hình thức kể khan của người Ê- đê, có thể đặt các câu hỏi:
+ Khan nghĩa là gì?
+ Ai là người kể? Kể cho ai nghe? Người kể và người nghe có mối quan hệ như thế nào với nhau?
+ Người Ê- đê thường kể khan khi nào? Ở đâu? Như thế nào?
+ Kể khan có vai trò gì trong đời sống của người Ê-đê?
+ Kể khan của người Ê-đê có gì khác với các diễn xướng sử thi của các dân tộc khác?
- Với đề tài Các địa danh trong sử thi “I-li-át" của Hô-me-rơ trên bản đồ thế giới đương đại, có thể đặt các câu hỏi, ví dụ:
+ Liệu những địa danh được nhắc tới trong sử thi I-li-át là có thực hay hư cấu?
+ Liệu có thể tìm thấy dấu vết của những địa danh này trên bản đồ thế giới không? Nếu có thì hiện nay chúng nằm ở những khu vực nào?
+ Bằng chứng nào cho thấy những địa danh đó thực sự tồn tại?
Bằng cách tương tự, bạn cũng có thể đặt câu hỏi cho những để tài còn lại.
Lời giải
Để thực hiện được bảng tổng hợp, phân tích và đánh giá thông tin, cần thực hiện các bước:
- Tìm kiếm thông tin từ những nguồn đáng tin cậy (các tài liệu từ các báo, tạp chí, nhà xuất bản, kênh thông tin chính thức của các tổ chức có uy tín, những tác giả có am hiểu về lĩnh vực nghiên cứu).
- Đọc, ghi chú, ghi chép tóm tắt những thông tin chính trong từng tài liệu. Khi ghi chép, cần ghi rõ nguồn thông tin, bao gồm tên tác giả, năm công bố, tên tài liệu, xuất xứ tài liệu.
- Sắp xếp, phân loại các thông tin theo một trật tự (thời gian, không gian hoặc logic của vấn đề).
- So sánh, tổng hợp và đánh giá thông tin (tìm những điểm tương đồng, mâu thuẫn giữa các thông tin, đánh giá mức độ thuyết phục, tin cậy, khách quan của các thông tỉn).
- Chọn lọc, tổng hợp các thông tin và điền vào bảng theo mẫu như sau:
STT |
Tên tác giả |
Tên tài liệu |
Nguồn tài liệu |
Thông tin chính |
Đánh giá |
1 |
Thương Huyền - Anh Tuấn |
Để văn hóa kể Khan còn mãi với Tây Nguyên |
Báo điện tử Đảng cộng sản: https://dangcongsan.vn/tu-tuong-van-hoa/de-van-hoa-ke-khan-con-mai-voi-tay-nguyen-519664.html |
- Gặp nghệ nhân kể Khan Rơ Mah Kim kể về đặc điểm Kể Khan Tây Nguyên. - Chính sách bảo tồn kể than. |
Chân thực, ấn tượng. |
Lời giải
Khi lập kế hoạch nghiên cứu, cần xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu, phân bổ thời gian cho phù hợp, giao nhiệm vụ phù hợp với năng lực, sở thích của bạn.
Lời giải
Để lập đề cương cho một đề tài nghiên cứu, cần tham khảo các hướng dẫn trong SGK. Dưới đây là một đề cương gợi ý cho đề tài Chiến tranh trong sử thi “I-li-át” của Hô-me-rơ:
TÊN ĐỀ TÀI: CHIẾN TRANH TRONG SỬ THỊ I-LI-ÁT CỦA HÔ-ME-RƠ
Đặt vấn đề:
Chiến tranh là một đề tài xuyên suốt trong sử thi I-li-át của Hô-me-rơ. Vậy chiến tranh được miêu tả như thế nào, có ý nghĩa gì, có ảnh hưởng như thế nào tới đời sống của con người? Các cuộc chiến tranh đó có mối liên hệ gì với sự thật lịch sử? Đó là những câu hỏi chính cần được giải quyết trong đề tài.
Giải quyết vấn đề:
1. Những cuộc chiến tranh trong sứ thi I-li-át: nguồn gốc và diễn biến
2. Nghệ thuật mô tả chiến tranh trong sử thi của Hô-me-rơ
2.1. Miêu tả toàn cảnh và miêu tả chi tiết những cuộc chiến tranh
2.2. Sử dụng biện pháp khoa trương và trùng điệp
3. Quan niệm của người Hy Lạp về chiến tranh
3.1. Chiến tranh như là định mệnh tất yếu
3.2. Chiến tranh - nguồn gốc của thảm hoa, tai ương
3.3. Chiến tranh - cơ hội giành vinh quang
4. Các cuộc chiến trong I-li-át của Hô-me-rơ: sự thật và hư cấu
4.1. Những chứng cứ lịch sử về cuộc chiến thành Tơ-roa
4.2. Những yếu tố huyền thoại và hư cấu về cuộc chiến thành Tơ-roa trong sử thi I-li-át.
Kết luận: Nêu tóm tắt những kết luận chính, những khám phá mới của đề tài. Gợi mở các vấn đề nghiên cứu mới.
168 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%