Giải SGK Địa lý 12 Cánh diều Bài 14: Một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Việt Nam có đáp án
31 người thi tuần này 4.6 162 lượt thi 6 câu hỏi
🔥 Đề thi HOT:
425 câu Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý Chủ đề 4: Địa lý các vùng kinh tế
120 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Cánh diều ôn tập Chủ đề 4: Địa lí các vùng kinh tế có đáp án
20 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Kết nối tri thức Bài 1 có đáp án
30 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Cánh diều Bài 24 có đáp án
30 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Cánh diều Bài 23 có đáp án
30 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Cánh diều Bài 19 có đáp án
30 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Cánh diều Bài 22 có đáp án
30 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Kết nối tri thức Bài 28 có đáp án
Nội dung liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Lời giải
Hình thức |
Vai trò, tình hình hoạt động và phân bố |
Khu công nghiệp |
- Thu hút vốn đầu tư, đẩy mạnh tăng trưởng sản xuất, thúc đẩy liên kết ngành và vùng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế,… - Cả nước có 397 khu công nghiệp, 292 khu đi vào hoạt động, gần 4,1 triệu lao động. - Tập trung ở Đông Nam Bộ, ĐB sông Hồng, ĐB sông Cửu Long. |
Khu công nghệ cao |
- Xây dựng năng lực nghiên cứu, tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư, xây dựng các ngành công nghiệp công nghệ cao,… - Cả nước có 4 khu công nghệ cao. |
Trung tâm công nghiệp |
- Là hạt nhân phát triển vùng và địa phương. - Ngày càng phát triển và rất đa dạng. - Các trung tâm rất lớn (TP Hồ Chí Minh, Hà Nội), các trung tâm lớn (Phổ Yên, Từ Sơn), các trung tâm trung bình (Bắc Giang, Dung Quất), các trung tâm nhỏ, phân bố rộng khắp cả nước. |
Lời giải
- Là khu vực có ranh giới địa lí xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và cung ứng dịch vụ cho sản xuất công nghiệp.
- Hình thành gắn với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đóng góp tích cực về nhiều mặt: thu hút vốn đầu tư, đẩy mạnh tăng trưởng sản xuất, thúc đẩy liên kết ngành và vùng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng năng suất lao động và chất lượng nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường, thúc đẩy thương mại và đầu tư.
- Đến hết năm 2021, cả nước có 397 khu công nghiệp đã được thành lập, 292 khu đã đi vào hoạt động, gần 4,1 triệu lao động đang làm việc.
- Tập trung ở Đông Nam Bộ, ĐB sông Hồng, ĐB sông Cửu Long.
- Các khu công nghiệp đang chuyển đổi và xây dựng theo mô hình khu công nghiệp sinh thái, khu công nghiệp – đô thị - dịch vụ; vận hành và quản lí theo mô hình doanh nghiệp số và chính phủ số.
Lời giải
- Là nơi tập trung, liên kết hoạt động nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đào tạo nhân lực công nghệ cao; sản xuất và kinh doanh sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao. Có ranh giới xác định, cho Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.
- Có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của khoa học – công nghệ và nền kinh tế; góp phần xây dựng năng lực nghiên cứu, phát triển trong lĩnh vực công nghệ cao; tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư; góp phần xây dựng các ngành công nghiệp công nghệ cao; nâng cao trình độ công nghệ sản xuất và cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa.
- Cả nước có 4 khu công nghệ cao: Hòa Lạc, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Công nghệ sinh học Đồng Nai. Đang quy hoạch các khu công nghệ cao ở Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Đồng Nai, Bình Dương.
Lời giải
- Là nơi tập trung hoạt động công nghiệp gắn với đô thị lớn và vừa. Mỗi trung tâm công nghiệp thường có một hay một số ngành chuyên môn hóa, là hạt nhân phát triển vùng và địa phương.
- Ngày càng phát triển và rất đa dạng, phân loại dựa vào vai trò trong phân công lao động theo lãnh thổ, quy mô giá trị sản xuất công nghiệp, tính chất chuyên môn hóa,…
- Chia thành: các trung tâm rất lớn (TP Hồ Chí Minh, Hà Nội), các trung tâm lớn (Phổ Yên, Từ Sơn), các trung tâm trung bình (Bắc Giang, Dung Quất), các trung tâm nhỏ (chiếm đa số), phân bố rộng khắp cả nước.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
32 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%