Giải SGK HĐTN 5 KNTT Tuần 4 có đáp án
24 người thi tuần này 4.6 348 lượt thi 8 câu hỏi
🔥 Đề thi HOT:
Nội dung liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Lời giải
- HS giao lưu, chia sẻ về sự trưởng thành (những điểm khác biệt và thay đổi) của mình sau 5 năm học tập dưới mái trường tiểu học.
- HS chia sẻ về khoảnh khắc đáng nhớ của mình trong những năm học tại trường.
Lời giải
Hướng dẫn:
- HS thảo luận và đưa ra những điểm thể hiện cảm xúc chưa hợp lý của hai nhân vật trong từng trường hợp:
+ Ở tranh 1, khi các bạn đang tổ chức sinh nhật, bạn Nam đã xảy ra tranh cãi và tức giận hét lớn: “Mình không muốn nghe bạn nói nữa! Mình đi về đây!”. Trong trường hợp này, Nam đang có hành xử chưa đúng, việc bạn tức giận hét lớn và bỏ về giữa tiệc sinh nhật là không lịch sự, dẫn dến không khí căng thẳng và khó xử cho mọi người xung quanh và cả chủ bữa tiệc.
+ Ở tranh 2, khi mẹ đang chăm bà bị ốm trong phòng, Lan mừng rỡ chạy vào và nói to: “Mẹ ơi, bà ơi, cháu được chọn vào đội tuyển cầu lông của trường!A …!”. Trong trường hợp này, Lan vui mừng khi được vào đội tuyển là không sai nhưng bạn cần chú ý hơn bởi bà đang bị ốm và cần không gian yên tĩnh. Việc thể hiện cảm xúc quá phấn khích của Lan có thể gây ảnh hưởng đến việc nghỉ ngơi của bà.
- HS thảo luận và đề xuất cách giải quyết:
+ Ở tranh 1: Nam có thể hít thở sâu, đi ra chỗ thoáng mát hoặc tìm người trò chuyện để giãi bày cảm xúc khó chịu của bản thân.
+ Ở tranh 2: Lan nên kiềm chế sự phấn khích của mình và có thể chia sẻ với mẹ khi đã ra ngoài hoặc tâm sự nhỏ với bà.
Lời giải
Hướng dẫn:
- HS thảo luận và nêu những tình huống mang lại cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực cho bản thân:
Ví dụ tình huống 1: Giờ ra chơi, Hiếu tình cờ nghe thấy Nam và Bình ngồi cuối lớp đang nói những điều không hay về mình.
Ví dụ tình huống 2: Nhân dịp sinh nhật, An được bố tặng máy chơi điện tử cầm tay, An rất thích và giữ gìn cẩn thận món đồ này. Anh Minh hàng xóm trong một lần sang chơi đã vô tình làm hỏng nó.
- HS chia sẻ cách thể hiện cảm xúc của bản thân nếu trong tình huống đó.
+ Tình huống 1: Hiếu nên bình tĩnh, hít thở sâu và chờ đến khi bình tĩnh có thể thẳng thắn nói chuyện với các bạn xem mình còn chưa ổn ở những điểm nào để học tập và sửa đổi.
+ Tình huống 2: An nên giữ bình tĩnh, hít thở sâu và thả lỏng cơ thể. An nên điều chỉnh suy nghĩ của mình tích cực và thông cảm cho Minh rằng Minh không cố ý làm hỏng và nói chuyện nhẹ nhàng với Minh.
- Mỗi nhóm lựa chọn một tình huống để sắm vai thể hiện kĩ năng kiểm soát cảm xúc.
Lời giải
- HS tiếp tục vận dụng kĩ năng kiểm soát cảm xúc vào thực tế theo các bước: nhận diện cảm xúc, cân bằng cảm xúc, thể hiện cảm xúc phù hợp, ...
Lời giải
- HS chia sẻ về những thay đổi tích cực của mình qua quá tình rèn luyện các bước kiểm soát cảm xúc: vui vẻ hơn, tích cực hơn, bình tĩnh hơn, các mối quan hệ trở nên tốt đẹp, sống lạc quan, yêu thương mọi người và trân trọng mọi người nhiều hơn, …
- HS nêu những thay đổi tích cực của bạn mà bản thân quan sát được.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
70 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%