Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Môn học
Chương trình khác
6429 lượt thi 42 câu hỏi 42 phút
Câu 1:
Hiến pháp 1787 của Mĩ quy định những người nào được quyền bầu cử?
A. Những người có tài sản, có học vấn
B. Phụ nữ không mang thai
C. Tất cả mọi công dân
D. Những người sống trên đất nước Mĩ
Câu 2:
Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ thực sự là một cuộc cách mạng tư sản. Câu nào dưới đây giải thích đúng điều đó?
A. mục tiêu của cuộc cách mạng là giải quyết mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất phong kiến với lực lượng sản xuất mới tư bản chủ nghĩa
B. mục tiêu của cách mạng là đấu tranh xóa bỏ nền thống trị của Anh
C. lực lượng lãnh đạo là giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc mới
D. động lực của cách mạng là đông đảo quần chúng nhân dân Mĩ
Câu 3:
Một trong những nét nổi bật của nền kinh tế nước Pháp trước cách mạng là
A. nước Pháp vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu
B. nước Pháp Pháp vẫn duy trì chế độ quân chủ chuyên chế
C. nước Pháp là nước công nghiệp phát triển
D. nước Pháp là nước có nền công nghiệp và nông nghiệp đứng đầu châu Âu
Câu 4:
Điểm nổi bật của tình hình kinh tế nước Pháp cuối thế kỉ XVIII là
A. nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, công thương nghiệp đã phát triển
B. nền kinh tế có những bước phát triển mạnh mẽ
C. trong nông nghiệp đã ứng dụng máy móc ngày càng nhiều
D. quan hệ buôn bán với nước ngoài ngày càng được mở rộng
Câu 5:
Câu nào dưới đây không phản ánh đúng tình trạng nền nông nghiệp Pháp trước khi Cách mạng tư sản Pháp bùng nổ?
A. Công cụ và kĩ thuật canh tác còn thô sơ, năng suất thu hoạch rất thấp
B. Chỉ còn số lượng nhỏ nông dân làm nông nghiệp
C. Nạn đói xảy ra thường xuyên
D. Nông dân phải nộp địa tô rất nặng và phải làm mọi nghĩa vụ phong kiến
Câu 6:
Người nông dân ở Pháp trước cách mạng bị bóc lột bởi
A. địa chủ phong kiến
B. lãnh chúa phong kiến
C. lãnh chúa phong kiến và Giáo hội
D. địa chủ phong kiến và Giáo hội
Câu 7:
Cuối thế kỉ XVIII, chế độ nào trở thành vật cản đối với sự phát triển của nước Pháp?
A. Chế độ điền trang, thái ấp
B. Chế độ phong kiến
C. Chế độ quân chủ chuyên chế
D. Chế độ cộng hòa
Câu 8:
Cuối thế kỉ XVIII, ở Pháp diễn ra mâu thuẫn giữa đẳng cấp thứ ba với đẳng cấp tăng lữ và quý tộc về
A. quyền lợi thống trị và địa vị kinh tế ở Pháp
B. quyền lợi kinh tế và địa vị chính trị ở Pháp
C. địa vị xã hội của mỗi đẳng cấp ở Pháp
D. vai trò lãnh đạo xã hội ở Pháp
Câu 9:
Trào lưu tư tưởng Triết học Anh sáng ở Pháp đã phê phán sự thối nát của
A. chế độ ba đẳng cấp ở Pháp
B. chế độ phong kiến thối nát ở Pháp
C. chế độ phong kiến và nhà thờ Ki-tô giáo ở Pháp
D. chế độ quân chủ chuyên chế ở Pháp
Câu 10:
Những quan điểm tiến bộ của Triết học Anh sáng ở Pháp đã tấn công vào hệ tư tưởng của chế độ phong kiến, dọn đường cho
A. cuộc cách mạng xã hội bùng nổ ở Pháp
B. cuộc cách mạng tư sản bùng nổ ở Pháp
C. nước Pháp phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa
D. chủ nghĩa tư bản ra đời ở Pháp
Câu 11:
Cuối thế kỉ XVIII, trong lòng chế độ phong kiến Pháp chứa đựng các mâu thuẫn
A. mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến
B. mâu thuẫn về kinh tế, chính trị, xã hội
C. mâu thuẫn giữa đẳng cấp tăng lữ với đẳng cấp thứ ba
D. mâu thuẫn giữa quần chúng nhân dân với chế độ quân chủ chuyên chế
Câu 12:
Vì sao vua Lu-I XVI phải triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp ở Pháp ngày 5-5-1789 tại cung điện Vécxai?
A. Vì sự khủng hoảng trầm trọng của nền tài chính quốc gia
B. Vì các thế lực chống đối nhà vua nổ ra khắp nơi
C. Vì đất nước Pháp đang lâm nguy
D. Vì quần chúng bất bình với nhà vua đã nổi dậy tấn công vào cung đình
Câu 13:
Điểm giống nhau cơ bản giữa tình hình nước Anh và nước Pháp trước cuộc cách mạng tư sản là
A. xã hội đều phân chia giai cấp và đẳng cấp
B. vấn đề tài chính là nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ cách mạng
C. đều xuất hiện các tầng lớp quý tộc mới
D. đều có sự du nhập các quan hệ sản xuất bên ngoài
Câu 14:
Sự kiện đánh dấu sự bùng nổ của Cách mạng tư sản Pháp là
A. ngày 14-7-1789, quần chúng nhân dân đã tự vũ trang, tấn công chiếm ngục Ba-xti
B. ngày 14-7-1789, đưa đại tư sản lên nắm chính quyền
C. ngày 5-5-1789, cung điện Vécxai bị quần chúng đánh chiếm
D. ngày 14-7-1789, quần chúng khởi nghĩa ở Pari
Câu 15:
Ngục Ba-xti là biểu tượng của chế độ nào ở Pháp?
A. Chế độ phong kiến và Giáo hội
B. Chế độ phong kiến chuyên chế
C. Chế độ cộng hòa
D. Chế độ nhà tù ở Pháp
Câu 16:
Khẩu hiệu nổi tiếng: “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” ở Pháp được thông qua trong văn kiện nào?
A. Hiến pháp 1791
B. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền
C. Tuyên ngôn Độc lập
D. Hiến pháp 1793
Câu 17:
Hiến pháp 1791, xác lập quyền thống trị của giai cấp tư sản ở Pháp dưới hình thức
A. cộng hòa
B. dân chủ lập hiến
C. quân chủ lập hiến
D. cộng hòa tư sản
Câu 18:
Vào thời kì nào Cách mạng tư sản Pháp đạt đến đỉnh cao?
A. Quân chủ lập hiến
B. Phái Gi-rông-đanh cầm quyền
C. Phái Gia-cô-banh cầm quyền
D. Quần chúng hạ ngục Ba-xti
Câu 19:
Khi Tổ quốc bị lâm nguy, để đưa đất nước thoát khỏi cơn hiểm nghèo, việc đầu tiên mà những người Gia-cô-banh quan tâm là
A. phải giải quyết vấn đề ruộng đất
B. tập trung lực lượng chống thù trong, giặc ngoài
C. phải giải quyết bánh mì và ruộng đất
D. phải lật đổ ngay phái Gi-rông-đanh
Câu 20:
Đến cuối thế kỉ XVIII, nước Pháp duy trì chế độ nào?
A. Chế độ quân chủ chuyên chế
B. Chế độ quân chủ lập hiến
C. Chế độ cộng hoà
D. Chế độ quân chủ chuyên chế Đin-xen với quân chủ lập hiến
Câu 21:
Ba đẳng cấp xã hội ở Pháp trước Cách mạng tư sản Pháp thế kỉ XVIII là
A. quý tộc, tăng lữ và nông dân
B. quý tộc, tăng lữ và đẳng cấp thứ ba
C. quý tộc, tư sản và nông dân
D. quý tộc mới, tư sản và đẳng cấp thứ ba
Câu 22:
Trong ba đẳng cấp: tăng lữ, quý tộc và đẳng cấp thứ ba, đẳng cấp nào được hưởng đặc quyền, đặc lợi, không phải nộp thuế?
A. Tăng lữ
B. Quý tộc
C. Đẳng cấp thứ ba
D. Tăng lữ, quý tộc
Câu 23:
Đẳng cấp thứ ba ở Pháp gồm những giai cấp và tầng lớp
A. tư sản, thợ thủ công và bình dân
B. tư sản, nông dân, bình dân thành thị
C. tư sản, vô sản, nông dân
D. tư sản, nông dân, thợ thủ công và dân nghèo thành thị
Câu 24:
Đại diện cho trào lưu tư tưởng Triết học Anh sáng là những người nào?
A. Mông-te-xki-ơ, Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê
B. Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Ru-xô
C. Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Phu-ri-ê
D. Mông-te-xki-ơ, Xanh-xi-mông, Ru-xô
Câu 25:
Để đưa đất nước thoát khỏi cơn hiểm nghèo, việc đầu tiên mà những người Gia-cô-banh quan tâm giải quyết là gì?
A. Kiên quyết trừng trị bọn nội phản
B. Ban hành ngay Hiến pháp mới
C. Giải quyết ruộng đất cho nông dân
D. Kiên quyết đấu tranh chống ngoại xâm
Câu 26:
Hiến pháp năm 1793 của nước Pháp tuyên bố xoá bỏ điều gì?
A. Sự bất bình đẳng về đẳng cấp
B. Mọi đặc quyền của chế độ phong kiến
C. Chế độ tư hữu
D. Mọi quyền tự do dân chủ
Câu 27:
Trong cuộc Cách mạng tư sản Pháp năm 1789, lực lượng nào đóng vai trò quyết định đưa cách mạng đến thành công?
A. Lực lượng công nhân
B. Lực lượng nông dân
C. Lực lượng tư sản
D. Lực lượng quần chúng nhân dân
Câu 28:
Cho các sự kiện:
1. Thông qua Hiến pháp, xác lập quyền thống trị của giai cấp tư sản dưới hình thức quân chủ lập hiến.
2. quần chúng phá ngục Ba-xti, mở đầu cho Cách mạng Pháp.
3. Quốc hội Lập hiến thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền.
Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian.
A. 2, 3, 1
B. 2, 1, 3
C. 3, 1, 2
D. 3, 2, 1
Câu 29:
Năm 1815, gắn với lịch sử nước Pháp đó là
A. chế độ quân chủ ở Pháp được phục hồi
B. Na-pô-lê-ông lên ngôi hoàng đế, thành lập đế chế thứ nhất
C. Na-pô-lê-ông Bô-na-pác làm cuộc đảo chính, nền độc tài quân sự được thiết lập
D. chính quyền thuộc phái tư sản mới giàu lên trong chiến tranh, nhiều thành quả cách mạng bị thủ tiêu
Câu 30:
Xóa bỏ hoàn toàn chế độ bất bình đẳng về đẳng cấp. Đó là nội dung được nêu ra trong văn kiện nào của Pháp?
A. Hiến pháp năm 1791
B. Hiến pháp năm 1793
C. Quy định của phái Gia-cô-banh
D. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền
Câu 31:
Trong Cách mạng tư sản Pháp, phái Gi-rông-đanh đại diện cho thành phần nào?
A. Quần chúng nhân dân lao động
B. Quân chủ lập hiến
C. Tư sản công thương
D. Tư sản công nghiệp
Câu 32:
Trong cuộc Cách mạng tư sản Pháp, bộ phận quyết định tiến trình phát triển của cách mạng là
A. giai cấp tư sản
B. quần chúng nhân dân
C. nền cộng hòa
D. nền quân chủ lập hiến
Câu 33:
Đối tượng của cuộc Cách mạng tư sản năm 1789 ở Pháp là
A. chế độ quân chủ lập hiến
B. chế độ phong kiến chuyên chế
C. phái Gi-rông-đanh
D. Giáo hội và nhà thờ
Câu 34:
1. Lật đổ chế độ phong kiến cùng với những tàn dư của nó.
2. Chế độ quân chủ ở Pháp được phục hồi.
3. Hiến pháp mới được thông qua, tuyên bố chế độ cộng hoà, ban bố quyền dân chủ rộng rãi.
4. Giải quyết ruộng đất cho nông dân, tiền lương cho công nhân.
Sự kiện nào thể hiện tính triệt để của Cách mạng tư sản năm 1789 ở Pháp?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 35:
Thông qua Hiến pháp mới, mở rộng tự do dân chủ gắn với thời kì nào của Cách mạng tư sản năm 1789 của Pháp?
A. Thời kì phái Gi-rông-đanh cầm quyền
B. Thời kì phái Gia-cô-banh cầm quyền
C. Thời kì quân chủ lập hiến
D. Thời kì phong kiến chuyên chế
Câu 36:
Giai cấp tư sản lên nắm quyền thống trị trên phạm vi toàn thế giới sau cuộc cách mạng tư sản nào?
A. Cách mạng tư sản Hà Lan
B. Cách mạng tư sản Anh
C. Cách mạng tư sản Pháp
D. Cách mạng tư sản Bắc Mĩ
Câu 37:
Cách mạng tư sản Pháp thế kỉ XVIII phát triển theo đường đi lên, mà đỉnh cao là
A. nền chuyên chính dân chủ Gi-rông-đanh
B. nền cộng hòa lập hiến
C. nền chuyên chính dân chủ Gia-cô-banh
D. nền cộng hoà Gi-rông đanh
Câu 38:
Một trong những điểm tích cực của Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền ở Pháp là
A. thừa nhận quyền tự do bình đẳng, quyền được an toàn, quyền chống áp bức,... của nhân dân
B. thừa nhận chế độ tư hữu và nền cộng hòa tư sản
C. bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động
D. chống đặc quyền của chế độ phong kiến
Câu 39:
Từ 2-6-1793 đến 27-7-1794, cách mạng Pháp đã
A. đạt đỉnh cao của cách mạng
B. cách mạng tiếp tục phát triển
C. thoái trào cách mạng
D. cách mạng bùng nổ và phát triển
Câu 40:
Một trong các ý nghĩa của việc phát minh ra máy hơi nước là gì?
A. Tạo ra nguồn động lực mới, làm tăng sức lao động cơ bắp của con người
B. Lao động bằng thủ công đã được thay thế bằng máy móc
C. Làm cho năng suất lao động ngày càng tăng
D. Làm thay đổi bộ mặt xã hội của nước Anh
Câu 41:
Cách mạng công nghiệp ở Anh đã dẫn đến những thay đổi về kinh tế và xã hội ở nước Anh là
A. làm cho nền kinh tế nước Anh bước vào thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá
B. đã củng cố địa vị của giai cấp tư sản Anh
C. đến giữa thế kỉ XVII, nước Anh được mệnh danh là "công xưởng của thế giới''
D. Luân Đôn trở thành một trung tâm công nghiệp thế giới
Câu 42:
Một trong các ý nghĩa của cách mạng công nghiệp với kinh tế Pháp là
A. đã đưa nền kinh tế Pháp đứng thứ hai trên thế giới, sau nước Anh
B. Pa-ri trở thành thành phố văn minh nhất thế giới
C. Pháp trở thành nước công nghiệp hiện đại
D. đời sống nhân dân Pháp phát triển vượt bậc
1 Đánh giá
100%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com