Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Môn học
Chương trình khác
6431 lượt thi 42 câu hỏi 42 phút
Câu 1:
Một trong các ý nghĩa của cách mạng công nghiệp với kinh tế Đức là
A. làm cho Đức không còn bị chia cắt thành nhiều tiểu quốc gia
B. Đức trở thành cường quốc công nghiệp
C. đưa giai cấp tư sản Đức lên nắm quyền hành
D. đưa tốc độ phát triển công nghiệp của Đức đạt mức kỉ lục vào thế kỉ XIX
Câu 2:
Thành tựu chủ yếu của nước Anh những năm 60 của thế kỉ XVIII đến những năm 40 thế kỉ XIX là gì?
A. Những phát minh trong ngành công nghiệp nhẹ
B. Những phát minh trong ngành công nghiệp dệt
C. Những phát minh trong ngành công nghiệp nặng, chủ yếu là luyện kim và hoá chất
D. Những phát minh trong ngành công nghiệp nặng
Câu 3:
Cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản: nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân xuất hiện. Đó là
A. thành tựu của cách mạng công nghiệp
B. kết quả của cách mạng công nghiệp
C. hệ quả của cách mạng công nghiệp
D. tính chất của cách mạng công nghiệp
Câu 4:
Cách mạng công nghiệp cũng góp phần thúc đẩy những chuyển biến mạnh mẽ trong các ngành kinh tế khác, đặc biệt là
A. nông nghiệp và giao thông vận tải
B. nông nghiệp và công nghiệp nhẹ
C. công nghiệp và thương nghiệp
D. nông nghiệp, thương nghiệp và công nghiệp nhẹ
Câu 5:
Vì sao nước Anh là nước tiến hành cách mạng công nghiệp đầu tiên trên thế giới?
A. Nước Anh nổ ra cuộc cách mạng tư sản sớm
B. Nước Anh có điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh sản xuất
C. Nước Anh thu được nhiều lợi nhuận trong cuộc phát kiến địa lí
D. Tất cả các lí do trên
Câu 6:
Điều kiện cần và đủ để nước Anh tiến hành cách mạng công nghiệp là
A. tư bản, nhân công
B. vốn, đội ngũ công nhân làm thuê
C. tư bản, nhân công và sự phát triển khoa học kĩ thuật
D. tư bản và các thiết bị máy móc
Câu 7:
Cách mạng công nghiệp ở Anh bắt đầu vào thời gian nào?
A. Từ cuối những năm 50 của thế kỉ XVIII
B. Từ đầu những năm 60 của thế kỉ XVIII
C. Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XVII
D. Từ cuối những năm 60 của thế kỉ XVIII
Câu 8:
Ai là người sáng chế ra máy kéo sợi và lấy tên con gái mình đặt cho máy?
A. Giêm Oát
B. Giêm Ha-gri-vơ
C. Ét-mơn Cát-ri
D. Xli-phen-xơn
Câu 9:
Đến giữa thế kỉ XIX, nước Anh được mệnh danh là
A. “Nước có nền công nghiệp phát triển nhất thế giới''
B. “Nước công nghiệp hiện đại''
C. “ Nước đi tiên phong trong công nghiệp''
D. “Công xưởng của thế giới''
Câu 10:
Cách mạng công nghiệp ở Pháp bắt đầu phát triển từ thời gian nào?
A. Những năm 20 của thế kỉ XIX
B. Những năm 30 của thế kỉ XIX
C. Những năm 50 của thế kỉ XIX
D. Những năm 30 của thế kỉ XVIII
Câu 11:
Cách mạng công nghiệp Pháp bắt đầu từ ngành công nghiệp nào?
A. Công nghiệp luyện kim
B. Công nghiệp cơ khí
C. Công nghiệp hoá chất
D. Công nghiệp nhẹ
Câu 12:
Cách mạng công nghiệp ở Đức diễn ra vào những năm nào?
A. Từ những năm 40 của thế kỉ XIX
C. Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XVIII
D. Từ cuối những năm 30 của thế kỉ XIX
Câu 13:
Hệ quả xã hội của cách mạng công nghiệp ở các nước châu Âu từ cuối thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX là gì?
A. Làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản châu Âu
B. Thúc đẩy những chuyển biến mạnh mẽ trong nông nghiệp và giao thông
C. Góp phần giải phóng nông dân, bổ sung lực lượng lao động cho thành phố
D. Hình thành giai cấp tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp
Câu 14:
Hai điều kiện cần và đủ để hình thành chủ nghĩa tư bản là gì?
A. Giai cấp tư sản và giai cấp công nhân
B. Vốn và đội ngũ công nhân làm thuê
C. Vốn và khoa học kĩ thuật
D. Giai cấp tư sản và vốn
Câu 15:
Đến giữa thế kỉ XIX, kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Đức phát triển nhanh chóng làm cho
A. đội ngũ công nhân tăng nhanh
B. giai cấp nông dân tăng nhanh
C. giai cấp tư sản tăng nhanh
D. giai cấp tư sản và công nhân tăng nhanh
Câu 16:
Yếu tố nào thôi thúc nhiều quý tộc địa chủ ở Đức chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa?
A. Nông nghiệp và công nghiệp phát triển
B. Thị trường được mở rộng
C. Công nghiệp và các thành thị phát triển nhanh chóng
D. Giai cấp tư sản phát triển mạnh
Câu 17:
Trở ngại lớn nhất cho sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Đức là
A. đất nước vẫn trong tình trạng bị chia rẽ thành nhiều vương quốc lớn nhỏ
B. đất nước vẫn còn bị quý tộc địa chủ thống trị
C. giai cấp tư sản chưa mạnh
D. đất nước bị ngoại xâm đe dọa
Câu 18:
Trong cuộc chiến tranh Pháp - Phổ (1870-1871), Bi-xmác đã đạt được kết quả gì?
A. Hoàn thành việc thống nhất đất nước
B. Thống nhất được các bang miền Nam nước Đức
C. Giải phóng được toàn bộ nước Đức
D. Thành lập đế chế cho nước Đức
Câu 19:
Vì sao việc thống nhất nước Đức mang tính chất một cuộc cách mạng tư sản?
A. Đánh bại quý tộc Phổ
B. Mở đầu cho sự phát triển đất nước
C. Đã hình thành được chủ nghĩa tư bản
D. Tạo điều kiện cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ ở Đức
Câu 20:
Đến giữa thế kỉ XIX, kinh tế Mĩ ở miền Bắc phát triển nền công nghiệp tư bản chủ nghĩa, ruộng đất nằm trong tay
A. các địa chủ và quý tộc mới
B. các trại chủ và nông dân tự do
C. tư sản và quý tộc mới
D. tư sản mại bản
Câu 21:
Đến giữa thế kỉ XIX, ở miền Nam nước Mĩ phát triển kinh tế đồn điền dựa trên cơ sở nào?
A. Sự bóc lột sức lao động của nô lệ
B. Sự bóc lột công nhân làm thuê
C. Sự bóc lột nông dân
D. Sự bóc lột các tầng lóp nhân dân lao động
Câu 22:
Kinh tế trại chủ nhỏ và nông dân tự do chiếm ưu thế dựa trên sự phát triên chăn nuôi và sản xuất lúa mì để phục vụ thị trường công nghiệp. Đó là đặc điểm kinh tế ở miền nào của nước Mĩ giữa thế kỉ XIX?
A. Miền Đông và miền Tây
B. Miền Bắc và miền Tây
C. Miền Nam và miền Bắc
D. Miền Nam và miền Tây
Câu 23:
Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức?
A. Đất nước bị chia cắt thành nhiều vương quốc
B. Thị trường không thống nhất
C. Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh
D. Công nghiệp và các thành thị phát triển nhanh
Câu 24:
Đức sử dụng biện pháp gì để thống nhất đất nước?
A. Con đường từ trên xuống
B. Con đường từ dưới lên
C. Nội chiến để thống nhất đất nước
D. Dùng bạo lực để thống nhất đất nước
Câu 25:
Năm 1864 diễn ra sự kiện gì ở Đức?
A. Chiến tranh Pháp - Phổ
B. Chiến tranh chống Đan Mạch
C. Chiến tranh chống Áo
D. Liên bang Bắc Đức ra đời
Câu 26:
Vì sao việc thống nhất nước Đức có tính chất là một cuộc cách mạng tư sản?
A. Nó đánh bại chế độ phong kiến ở Đức
B. Nó đánh bại các thế lực ngoại xâm
C. Nó tạo điều kiện cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển ở Đức
D. Nó tạo ra sự thống nhất thị trường trong toàn quốc
Câu 27:
Giữa thế kỉ XIX, I-ta-li-a có đặc điểm gì giống với nước Đức?
A. Đều chịu sự thống trị của Áo
B. Đều có nền kinh tế lạc hậu kém phát triển
C. Tầng lớp quý tộc mới đã nắm chính quyền
D. Đất nước bị chia cắt thành nhiều vương quốc
Câu 28:
Cuộc đấu thống nhất nước I-ta-li-a nhằm vào kẻ thù nào?
A. Đế quốc Áo và Phổ
B. Đế quốc Áo và các thế lực phong kiến bảo thủ
C. Các thế lực phong kiến cát cứ ở địa phương
D. Tất cả các kẻ thù trên
Câu 29:
Sự nghiệp thống nhất Đức, thống nhất I-ta-li-a và nội chiến ở Mĩ mang tính chất một cuộc cách mạng tư sản vì
A. đã mở đường cho sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở các nước này
B. tạo điều kiện cho giai cấp tư sản phát triển mạnh mẽ ở các nước này
C. làm cho chế độ phong kiến ở các nước này bị thủ tiêu
D. tạo ra sự phát triển của chủ nghĩa tư bản trên phạm vi toàn thế giới
Câu 30:
Một trong những hệ quả của việc thống nhất nước Đức, I-ta-li-a là
A. đưa các nước này thoát khỏi ràng buộc của chế độ phong kiến
B. tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Đức, I-ta-li-a và ở các nước châu Âu
C. tạo ra thị trường thống nhất ở Đức, I-ta-li-a
D. làm nền móng cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản
Câu 31:
Giữa thế kỉ XIX, ở Mĩ diễn ra mâu thuẫn nào ngày càng gay gắt?
A. Mâu thuẫn giữa các trại chủ và nông dân tự do
B. Mâu thuẫn giữa các chủ trại với nô lệ
C. Mâu thuẫn giữa các trại chủ miền Bắc với các chủ nô miền Nam
D. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với chế độ phong kiến
Câu 32:
Vào khoảng 30 năm cuối thế kỉ XIX, lực lượng sản xuất ở các nước tư bản chủ nghĩa đạt đến trình độ phát triển cao nhờ vào
A. những phát minh trong các lĩnh vực Vật lí, Hoá học, Sinh học
B. trình độ tích tụ tư bản chủ nghĩa của các nước tư bản chủ nghĩa
C. sự phát triển của khoa học - kĩ thuật thế giới
D. chủ nghĩa tư bản tăng cường đầu tư vốn vào sản xuất
Câu 33:
Học thuyết Đác-uyn (Anh) đề cập đến vấn đề gì?
A. Hoạt động của các tế bào
B. Hoạt động của hệ thần kinh cao cấp
C. Biến dị và di truyền
D. Sự tiến hoá và di truyền
Câu 34:
Tháng 12-1903, đã diễn ra sự kiện tiêu biểu gắn với thành tựu khoa học -kĩ thuật trên thế giới là
A. kĩ thuật luyện kim được cải tiến, với việc sử dụng lò Bét-xme và lò Mác-tinh
B. dầu hỏa được khai thác để thắp sáng
C. hai anh em người Mĩ đã chế tạo máy bay đầu tiên
D. ô tô được đưa vào sử dụng nhờ phát minh về động cơ đốt trong
Câu 35:
Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự hình thành các công ti độc quyền của các nước tư bản là gì?
A. Do tiến bộ của khoa học - kĩ thuật sản xuất công nghiệp các nước Âu - Mĩ tăng nhanh dẫn đến tích tụ tư bản
B. Các ngành kinh tế chuyển từ tự do cạnh tranh sang tổ chức độc quyền dưới nhiều hình thức: các-ten, xanh-đi-ca, tơ-rớt
C. Do sử dụng năng lượng mới trong sản xuất công nghiệp
D. Do sự chạy đua về kinh tế của các nước tư bản chủ nghĩa
Câu 36:
Nguyên nhân nào dẫn đến các cuộc đấu tranh của các nước đế quốc để phân chia thuộc địa?
A. Do mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với các nước thuộc địa
B. Do mâu thuẫn giữa các nước đế quốc trong việc tranh chấp thuộc địa
C. Do mâu thuẫn giữa các nước tư bản trong việc xuất khẩu hàng hoá đến các nước thuộc địa
D. Do thuộc địa là miếng mồi béo bỡ của các nước đế quốc
Câu 37:
Sự ra đời của các tổ chức độc quvền đã đánh dấu bước chuyển biến như thế nào trong hệ thống chủ nghĩa tư bản?
A. Từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh sang giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền
B. Từ chủ nghĩa tư bản nguyên thuỷ sang chủ nghĩa tư bản hiện đại
C. Từ chủ nghĩa tư bản sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
D. Từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa tư bản lũng đoạn nhà nước
Câu 38:
Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Mĩ là gì?
A. Là sự hình thành các tơ-rớt khổng lồ với những tập đoàn tài chính giàu sụ
B. Là đế quốc thực dân với hệ thống thuộc địa rộng lớn và đông dân
C. Là đê quốc cho vay nặng lãi, thu lợi nhuận cao
D. Xuất hiện nhiều mâu thuẫn trong nội bộ
Câu 39:
Trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, mâu thuẫn nào là mâu thuẫn cơ bản nhất làm bùng nổ các phong trào giải phóng dân tộc?
A. Mâu thuẫn giữa đế quốc với đế quốc
B. Mâu thuẫn giữa đế quốc với nhân dân các nước thuộc địa
C. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với công nhân và nhân dân lao động
D. Mâu thuẫn giữa đế quốc với phong trào công nhân ở các nước thuộc địa
Câu 40:
Một trong những tác dụng của thành tựu về khoa học - kỹ thuật cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là
A. làm thay đổi cơ bản nền sản xuất và cơ cấu kinh tế tư bản chủ nghĩa
B. tạo ra bước tiến mới của loài người trong sản xuất
C. đưa năng suất lao động xã hội của loài người ngày càng tăng
D. giúp con người chinh phục được thế giới tự nhiên
Câu 41:
Một trong các lí do để giải thích vì sao trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt là
A. chủ nghĩa đế quốc các nước luôn tranh chấp thuộc địa
B. chủ nghĩa đế quốc luôn bóc lột giai cấp công nhân
C. chủ nghĩa đế quốc luôn gây chiến tranh
D. chủ nghĩa đế quốc là kẻ thù của nhân loại
Câu 42:
Các tổ chức độc quyền của các ước tư bản thế giới ra đời, đánh dấu
A. bước phát triển của chủ nghĩa tư bản
B. chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
C. bước phát triển vượt bậc của chủ nghĩa tư bản
D. sự cạnh tranh quyết liệt của chủ nghĩa tư bản
1 Đánh giá
100%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com