Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Môn học
Chương trình khác
6428 lượt thi 42 câu hỏi 42 phút
Câu 1:
Cuối thập niên 70 thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Anh vẫn chiếm ưu thế về các lĩnh vực
A. tài chính, xuất khẩu tư bản, thương mại, hải quân và thuộc địa
B. hải quân, thương mại, ngân hàng và công nghiệp
C. tài chính, xuất khẩu tư bản và cho vay nặng lãi
D. hàng hải, thương mại và ngân hàng
Câu 2:
Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Anh là gì?
A. Chủ nghĩa đế quốc thực dân
B. Chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi
C. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt và hiếu chiến
D. Chủ nghĩa đế quốc công nghiệp
Câu 3:
Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Pháp là gì?
A. Là sự hình thành các tơ-rớt khổng lồ với những tập đoàn tài chính giàu sụ
B. Là đế quốc thực dân với hệ thống thuộc địa rộng lớn và đông dân
C. Là đế quốc cho vay nặng lãi
D. Là chủ nghĩa đế quốc quân phiệt và hiếu chiến
Câu 4:
Sau Cách mạng 9-1870, nước Pháp thành lập nền cộng hoà thứ mấy?
A. Nền cộng hoà thứ nhất
B. Nền cộng hoà thứ hai
C. Nền cộng hoà thứ ba
D. Nền cộng hoà thứ tư
Câu 5:
Nguyên nhân nào dưới đây là nguyên nhân cơ bản nhất đưa nền kinh tế nước Đức cuối thế kỉ XIX phát triển với tốc độ mau lẹ?
A. Thị trường dân tộc thống nhất, giàu tài nguyên
B. Có nguồn nhân lực dồi dào
C. Tiếp thu những thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại của những nước đi trước
D. Nhờ tiền bồi thường chiến tranh của Pháp
Câu 6:
Ở Đức, tư bản công nghiệp kết hợp với tư bản nào tạo thành tư bản tài chính?
A. Tư bản công thương nghiệp
B. Tư bản ngân hàng
C. Tư bản ngoại thương
D. Tư bản nông nghiệp
Câu 7:
Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Đức là gì?
D. Chủ nghĩa đế quốc phát xít hiếu chiến
Câu 8:
Nguyên nhân chung có tính chất quyết định làm cho nền kinh tế của Đức, Mĩ phát triển nhanh chóng vào thế kỉ XIX là gì?
C. Áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật của những nước đi trước
D. Nhờ tiền bồi thường trong Chiến tranh thế giới thứ nhất
Câu 9:
Chế độ chính trị ở Mĩ là nơi điển hình của chế độ hai đảng, đó là đảng nào?
A. Đảng Tự do và Đảng Cộng hoà
B. Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ
C. Đảng Dân chủ và Đảng Bảo thủ
D. Đảng Cộng hoà và Đảng Dân chủ
Câu 10:
Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, kinh tế Anh và Pháp chậm phát triển, do
A. việc xuất cảng tư bản và xâm chiếm thuộc địa của Anh, Pháp
B. Anh và Pháp mất dần thuộc địa và thị trường trên thế giới
C. Anh và Pháp không đầu tư vào công nghiệp nặng
D. Anh và Pháp mất dần khả năng tăng trưởng tư bản
Câu 11:
Hệ quả của cách mạng công nghiệp trên thế giới thế kỉ XVII-XVIII là
A. giai cấp vô sản ra đời
B. chủ nghĩa tư bản hình thành
C. công nghiệp ngày càng phát triển
D. sự cạnh tranh bắt đầu xuất hiện
Câu 12:
Hình thức đấu tranh đầu tiên của giai cấp công nhân quốc tế là
A. biểu tình, bãi công kết hợp với đấu tranh chính trị
B. đập phá máy móc, đốt công xưởng
C. đánh chủ xưởng, đánh cai kí
D. đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm
Câu 13:
Vì sao hình thức đấu tranh đầu tiên của giai cấp công nhân quốc tế là đập phá máy móc, đốt công xưởng?
A. Do máy móc và xưởng sản xuất làm cho họ khổ sở
B. Họ không dám đánh chủ xưởng
C. Họ tưởng rằng máy móc là nguồn gốc gây nên nỗi khổ của họ
D. Họ chưa có người lãnh đạo, chưa thấy được nguyên nhân của bóc lột
Câu 14:
Tiếp theo phong trào đấu tranh đập phá máy móc, đốt công xưởng là phong trào đấu tranh của công nhân bàng hình thức
A. bãi công đòi tăng lương, giảm giờ làm và thành lập các nghiệp đoàn
B. biểu tình chống giai cấp tư sản để đòi các quyền lợi về kinh tế
C. bãi thị, bãi khoá đòi tăng lương, giảm giờ làm
D. vũ trang chống lại giai cấp tư sản để xóa bỏ áp bức, bóc lột
Câu 15:
Năm 1831 diễn ra sự kiện gì ở Pháp?
A. Thợ tơ Li-ông khởi nghĩa đòi thiết lập nền cộng hoà
B. Công nhân dệt Li-ông khởi nghĩa đòi tăng lương, giảm giờ làm
C. Công nhân Sơ-lê-din khởi nghĩa, phá huỷ nhà xưởng
D. Phong trào “Hiến chương” đòi phổ thông đầu phiếu, tăng lương, giảm giờ làm
Câu 16:
Tổ chức một số công xưởng kiểu mẫu ở Anh, ở Mĩ, trong đó công nhân chỉ làm việc 10 giờ rưỡi một ngày, được trả lương cao và được hưởng phúc lợi tập thể. Đó là tư tưởng của
A. Sác-lơ Phu-ri-ê
B. Rô-be Ô-oen
C. Xanh-xi-mông
D. Các Mác
Câu 17:
R.ô-oen chủ trương đi đến chủ nghĩa xã hội bằng cách
A. kêu gọi xây dựng một xã hội công bằng
B. cải tạo xã hội bàng việc lập ra những đơn vị lao động
C. thực hiện dân chủ và công bằng xã hội
D. tuyên truyền, thuyết phục và nêu gương
Câu 18:
Một trong các điểm tích cực của học thuyết xã hội chủ nghĩa không tưởng là
A. mong muốn xây dựng ngay một chế độ xã hội chủ nghĩa
B. nhận thức được những mặt hạn chế của xã hội tư bản
C. phê phán sâu sắc xã hội phong kiến
D. có ý thức bảo vệ cho quyền lợi cho giai cấp nông dân
Câu 19:
Một trong những điểm hạn chế của học thuyết xã hội chủ nghĩa không tưởng là
A. không nhìn thấy được khả năng cách mạng của công - nông
B. chưa vạch ra kế hoạch để xây dựng xã hội mới
C. không phát hiện được những quy luật phát triển của chế độ tư bản
D. không nhìn thấy lực lượng có khả năng xây dựng xã hội mới là giai cấp nông dân
Câu 20:
Giai cấp vô sản thế giới ra đời sớm nhất ở nước Anh vì
A. nước Anh có lực lượng công nhân bị áp bức, bóc lột nặng nề nhất thế giới
B. nước Anh là nơi khởi phát của cách mạng công nghiệp thế giới
C. nước Anh có cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới
D. nước Anh có sự ra đời của hệ thống tư bản chủ nghĩa sớm nhất
Câu 21:
Năm 1831, công nhân dệt Li-ông ở Pháp khởi nghĩa đòi quyền lợi gì?
A. Đòi thiết lập nền cộng hoà
B. Đòi tăng lương, giảm giờ làm
C. Đòi nghỉ ngày chủ nhật có lương
D. Đòi phụ cấp giá đắt đỏ
Câu 22:
Ba nhà đại diện lớn cho chủ nghĩa xã hội không tưởng là
A. Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê, Crôm-oen
B. Xanh-xi-mông, Vôn-te, Ru-xô
C. Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê và Ô-oen
D. Mông-te-xki-ơ, Phu-ri-ê và ô-oen
Câu 23:
Nội dung nào dưới đây được coi là mặt tích cực của chủ nghĩa xã hội không tưởng?
A. Thấy được sức mạnh của quần chúng lao động
B. Thấy được vai trò và sức mạnh của giai cấp công nhân
C. Nhận thức được mặt trái của chế độ tư sản là bóc lột người lao động
D. Vạch ra được lối thoát và giải thích được bản chất của chế độ tư bản chủ nghĩa
Câu 24:
Ý nào dưới đây không nằm trong nội dung của học thuyết chủ nghĩa xã hội không tưởng?
A. Phê phán xã hội tư bản
B. Dự đoán xã hội tương lai
C. Bảo vệ quyền lợi cho giai cấp vô sản
D. Khẳng định sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản
Câu 25:
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự xuất hiện chủ nghĩa xã hội không tưởng là gì?
A. Do giai cấp tư sản lúc này đã thống trị trên toàn thế giới
B. Do mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân ngày càng gay gắt
C. Do giai cấp công nhân đã bước lên vũ đài chính trị như một lực lượng chính trị độc lập
D. Do chủ nghĩa tư bản đã bộc lộ những hạn chế của nó
Câu 26:
Chủ nghĩa Mác ra đời từ cơ sở của
A. phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân
B. học thuyết chủ nghĩa xã hội không tưởng
C. mâu thuẫn trong xã hội tư bản
D. chủ nghĩa tư bản chuyển lên chủ nghĩa đế quốc
Câu 27:
Chủ nghĩa xã hội không tưởng ra đời khi
A. chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
B. chủ nghĩa tư bản đang trên đà phát triển
C. chủ nghĩa tư bản mới hình thành
D. chủ nghĩa tư bản bộc lộ những mặt hạn chế
Câu 28:
Là tiền đề dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học. Đó là kết quả của
A. chủ nghĩa xã hội không tưởng
B. phong trào đấu tranh chống áp bức, bóc lột
C. phong trào đấu tranh của công nhân thế kỉ XIX
D. phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản tiến bộ
Câu 29:
Giai cấp vô sản được giác ngộ lý luận cách mạng, là giai cấp sẽ đảm đương sứ mệnh lịch sử giải phóng loài người khỏi áp bức bóc lột. Đó là nội dung trong
A. tờ báo Sông Ranh
B. Tuyên ngôn Đảng Cộng sản
C. Tạp chí Biên niên Pháp - Đức
D. Đồng minh những người chính nghĩa
Câu 30:
Giai cấp vô sản không chỉ là nạn nhân của chủ nghĩa tư bản, mà còn là lực lượng có thể đánh đổ sự thống trị của giai cấp tư sản và tự giải phóng mọi xiềng xích. Đó là nội dung bài viết của Ăng-ghen trong tác phẩm
A. Tuyên ngôn Đảng Cộng sản
B. Tình cảnh giai cấp công nhân
C. Những người khốn khổ
Câu 31:
Một trong những cơ sở hình thành tình bạn vĩ đại và cảm động của Các Mác và Ăng-ghen là
A. cùng quê ở Anh và Đức, nơi chủ nghĩa tư bản phản động nhất
B. đều có ý thức về đời sống của công nhân và người lao động
C. cùng chung chí hướng là giải phóng nhân dân lao động thoát khỏi áp bức bóc lột
D. đều có lí tưởng đấu tranh giải phóng giai cấp và giải phóng dân tộc
Câu 32:
Các Mác đánh giá vai trò và sứ mệnh của giai cấp vô sản thế giới như thế nào?
A. Là giai cấp bị áp bức, bóc lột nặng nề nhất nên có tinh thần cách mạng cao nhất
B. Là giai cấp đào huyệt chôn chủ nghĩa tư bản
C. Là giai cấp có vai trò và sứ mệnh giải phóng loài người khỏi áp bức bóc lột
D. Là giai cấp đi tiên phong trong cuộc đấu tranh chống áp bức, bóc lột
Câu 33:
Tháng 2 - 1848, một tác phẩm nổi tiếng của Các Mác, Ăng-ghen ra đời, đó là tác phẩm nào?
A. Đồng minh những người vô sản
B. Đồng minh những người cộng sản
C. Tuyên ngôn Đảng Cộng sản
D. Tuyên ngôn những người chính nghĩa
Câu 34:
Năm 1842, diễn ra sự kiện gì gắn với hoạt động của Mác và Ăng-ghen?
A. Mác và Ăng-ghen gặp nhau ở Pa-ri
B. Các Mác và Ăng-ghen bảo vệ thành công luận án tiến sĩ
C. Mác và Ăng-ghen công bố Tuyên ngôn Đảng Cộng sản
D. Mác và Ăng-ghen trở thành tình bạn vĩ đại và cảm động
Câu 35:
Ngoài việc nghiên cứu lí luận, C.Mác và Ăng-ghen đặc biệt quan tâm xây dựng
A. một chính đảng độc lập cho giai cấp vô sản
B. một tổ chức cộng sản trong phong trào công nhân quốc tế
C. một chính đảng của giai cấp công nhân quốc tế
D. một tố chức của liên minh công - nông ở các nước
Câu 36:
Sứ mệnh của giai cấp vô sản thế giới được Mác và Ăng-ghen xác định như thế nào?
A. Lãnh đạo cuộc đấu tranh chống sự thống trị và áp bức bóc lột của giai cấp tư sản, xây dựng chế độ cộng sản chủ nghĩa
B. Thành lập chính đảng của mình, thiết lập nền chuyên chính vô sản
C. Sử dụng bạo lực để lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc
D. Lãnh đạo nhân dân đấu tranh đòi các quyền dân tộc cơ bản
Câu 37:
Phong trào công nhân quốc tế đã có lí luận cách mạng soi đường khi
A. Chủ nghĩa Mác ra đời
B. Tuyên ngôn Đảng Cộng sản ra đời
C. Đồng minh những người chính nghĩa thành lập
D. Chủ nghĩa Mác – Lê nin ra đời
Câu 38:
Muốn cách mạng thắng lợi cần phải có chính đảng tiên phong của mình. Đó là
A. nội dung của Tuyên ngôn Đảng Cộng sản
B. cương lĩnh đầu tiên của chủ nghĩa xã hội khoa học
C. nội dung của chủ nghĩa Mác
D. nội dung của Đồng minh những người chính nghĩa
Câu 39:
Cuộc gặp gỡ giữa C. Mác và Ăng-ghen năm 1844 diễn ra ở
A. Pa-ri (Pháp)
B. Luân Đôn (Anh)
C. Béc-lin (Đức)
D. Vécxai (Pháp)
Câu 40:
Khi C. Mác làm cộng tác viên rồi Tổng biên tập Báo Sông Ranh, Ăng-ghen đang hoạt động trong
A. Đồng minh những người chính nghĩa
C. phong trào công nhân Anh
D. tổ chức những người cộng sản
Câu 41:
Năm 1836, C. Mác và Ăng-ghen cùng làm gì?
A. Mở đầu cho tình bạn và công tác của hai ông
B. Viết Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản
C. Liên hệ với tổ chức Đồng minh những người chính nghĩa
D. Hoạt động trong phong trào công nhân Anh
Câu 42:
Ý nào dưới đây không nằm trong nội dung của Tuyên ngôn Đảng Cộng sản?
A. Chủ nghĩa tư bản ra đời là một bước tiến, song nó chứa đựng nhiều mâu thuẫn và cuộc đấu tranh giữa tư bản và vô sản tất yếu nổ ra
B. Khẳng định sứ mệnh lịch sử và vai trò của giai cấp v sản là lãnh đạo cách mạng. Muốn cách mạng thắng lợi cần phải có chính đảng tiên phong của mình
C. Trình bày một cách hệ thống những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa cộng sản, chứng minh quy luật tất yếu diệt vong của chế độ tư bản và thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản
D. Từ đây phong trào công nhân đã có lí luận cách mạng soi đường
1 Đánh giá
100%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com