Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Môn học
Chương trình khác
6430 lượt thi 42 câu hỏi 42 phút
Câu 1:
Lật đổ giai cấp tư sản, thiết lập sự thống trị của giai cấp vô sản, thủ tiêu xã hội tư sản cũ. Đó là
A. nội dung của Đồng minh những người cộng sản
B. mục đích của Đồng minh những người cộng sản
C. nguyên tắc của Đồng minh những người cộng sản
D. ý nghĩa của Đồng minh những người cộng sản
Câu 2:
Tuyên ngôn Đảng Cộng sản kết thúc bằng lời kêu gọi
A. “Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại''
B. “Vô sản tất cả các nước, đoàn kết lại''
C. “Liên minh giai cấp vô sản''
D. “Cách mạng vô sản là một bộ phận của cách mạng thế giới''
Câu 3:
Đầu thập niên 60 của thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh của công nhân quốc tế chịu ảnh hưởng của khuynh hướng nào?
A. Khuynh hướng vô sản
B. Khuynh hướng phi vô sản
C. Khuynh hướng tiểu tư sản
D. Khuynh hướng phong kiến
Câu 4:
Quốc tế thứ nhất được thành lập vào thời gian nào? Ở đâu?
A. Ngày 29-8-1864, Quốc tế thứ nhất thành lập. Tại Luân Đôn (Anh)
B. Ngày 20-9-1864, Quốc tế thứ nhất thành lập. Tại Pa-ri (Pháp)
C. Ngày 28-9-1864, Quốc tế thứ nhất thành lập. Tại Luân Đôn (Anh)
D. Ngày 28-9-1864, Quốc tế thứ nhất thành lập. Tại Béc-lin (Đức)
Câu 5:
Quốc tế thứ nhất thành lập năm 1864 nhàm mục đích
A. truyền bá học thuyết của Mác, chống lại tư tưởng lệch lạc trong nội bộ
B. truyền bá học thuyết của Mác, Ăng-ghen
C. truyền bá học thuyết của Mác, chống lại tư tưởng của tư sản
D. truyền bá học thuyết của Mác, Ăng-ghen chống lại tư tưởng lệch lạc trong nội bộ
Câu 6:
Vai trò to lớn nhất của Quốc tế thứ nhất đối với phong trào công nhân là gì?
A. Đấu tranh kiên quyết chống tư tưởng lệch lạc trong nội bộ Quốc tế
B. Lên án các cuộc chiến tranh thuộc địa
C. Thúc đẩy phong trào công nhân phát triển
D. Đòi thủ tiêu chế độ tư bản chủ nghĩa
Câu 7:
Khi quân Phổ tiến về Pa-ri, bao vây thành phố, “Chính phủ vệ quốc” trở thành chính phủ
A. “Chính phủ quốc dân''
B. “Chính phủ phản quốc''
C. “Chính phủ lập quốc''
D. “Chính phủ lâm thời''
Câu 8:
Khi chính phủ vệ quốc đầu hàng quân Phổ, nhân dân Pa-ri tổ chức thành đơn vị chiến đấu có tên gọi là
A. Vệ quốc quân
B. Vệ quốc đoàn
C. Dân quân tự vệ chiến đấu
D. Quốc dân quân
Câu 9:
Ngày 18-3-1871 đi vào lịch sử nước Pháp như thế nào?
A. Lần đầu tiên giai cấp tư sản đánh bại giai cấp vô sản
B. Lần đầu tiên giai cấp tư sản thành lập chính quyền ở Pa-ri
C. Lần đầu tiên trong lịch sử, chính quyền của giai cấp tư sản bị lật đổ
D. Lần đầu tiên giai cấp vô sản thành lập chính quyền thông qua bầu cử theo phổ thông đầu phiếu
Câu 10:
Công xã được thành lập vào thời gian nào? Cơ quan cao nhất là gì?
A. Ngày 26-3-1871. Cơ quan cao nhất là Hội đồng Công xã
B. Ngày 24-3-1871. Cơ quan cao nhất là Hội đồng Công xã
C. Ngày 25-3-1871. Cơ quan cao nhất là Chính phủ lâm thời
D. Ngày 26-3-1871. Cơ quan cao nhất là Chính phủ vệ quốc
Câu 11:
Truyền bá rộng rãi chủ nghĩa Mác trong phong trào công nhân quốc tế. Đó là
A. nguyên tắc của Quốc tế thứ nhất
B. vai trò của Quốc tế thứ nhất
C. mục đích của Quốc tế thứ nhất
D. ý nghĩa của Quốc tế thứ nhất
Câu 12:
Một trong những vai trò của Quốc tế thứ nhất là
A. đoàn kết, thống nhất các lực lượng vô sản quốc tế dưới ngọn cờ chủ nghĩa Mác
B. đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội
C. đoàn kết đấu tranh để thực hiện “vô sản hoá''
D. tập hợp công nhân đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản
Câu 13:
Năm 1876, gắn với sự kiện gì của Quốc tế thứ nhất?
A. Quốc tế thứ nhất thành lập
B. Quốc tế thứ nhất tuyên bố giải tán
C. Quốc tế thứ nhất tập hợp được lực lượng công nhân đông đảo
D. Quốc tế thứ nhất thông qua Tuyên ngôn
Câu 14:
Cho các sự kiện:
1. Hội đồng Công xã được thành lập.
2. Quân Chi-e tiến hành phản công, mở đầu cuộc nội chiến.
3. Chiến luỹ cuối cùng của Công xã lọt vào tay kẻ thù.
Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian.
A. 3, 1, 2
B. 3, 2, 1
C. 2, 1, 3
D. 2, 3, 1
Câu 15:
Ngày 2-4-1871, gắn với sự kiện lịch sử nào ở Pháp?
A. Quân Chi-e tiến hành phản công, mở đầu cuộc nội chiến
B. Công xã Pa-ri ở Pháp năm 1871 bị thất bại
C. Ngày chủ nhật đẫm máu
D. Ngày thứ năm đen tối
Câu 16:
Công xã Pa-ri năm 1781 ở Pháp là một cuộc cách mạng
A. vô sản đầu tiên trên thế giới
B. dân chủ tư sản đầu tiên trên thế giới
C. giải phóng dân tộc đầu tiên trên thế giới
D. dân chủ tư sản tiêu biểu của thế giới
Câu 17:
Lực lượng tham gia đấu tranh trong Công xã Pa-ri ở Pháp năm 1871 là
A. đông đảo quần chúng nhân dân lao động ở Pháp
B. chỉ có giai cấp vô sản Pháp
C. giai cấp công nhân và nông dân ở Pháp
D. giai cấp công nhân, nông dân và binh lính ở Pháp
Câu 18:
Bài học lớn nhất rút ra từ sự thất bại của Công xã Pa-ri năm 1871 ở Pháp là
A. thiếu vai trò lãnh đạo của chính đảng giai cấp vô sản
B. thiếu tính kiên quyết trong đấu tranh
C. đấu tranh còn lẻ tẻ, rời rạc
D. chưa xác định đúng kẻ thù
Câu 19:
Phong trào đấu tranh đòi cải thiện đời sống cho người lao động, buộc giai cấp tư sản phải bãi bỏ “Đạo luật đặc biệt” diễn ra ở nước nào?
A. Nước Đức
B. Nước Pháp
C. Nước Anh
D. Nước Mĩ
Câu 20:
Nét nổi bật của phong trào công nhân Mĩ hồi cuối thế kỉ XIX là gì?
A. Đấu tranh chính trị kết hợp với vũ trang
B. Gắn liền những cuộc đình công và bãi công sôi nổi khắp cả nước
C. Gắn liền những cuộc bãi công với bãi thị
D. Gắn liền những cuộc bãi công với tổng bãi công
Câu 21:
Ngày 1-5-1886 đi vào lịch sử thế giới, đó là ngày gì?
A. Ngày Quốc tế Phụ nữ
B. Ngày Quốc tế Hiến chương
C. Ngày Quốc tế Công nhân
D. Ngày Quốc tế Lao động
Câu 22:
Đại hội Quốc tế thứ hai được triệu tập vào thời gian nào? Ở đâu?
A. Ngày 14-8-1889. Ở Béc-lin (Đức)
B. Ngày 14-7-1889. Ở Pa-ri (Pháp)
C. Ngày 14-6-1886. Ở Luân Đôn (Anh)
D. Ngày 14-9-1885. Ở Pa-ri (Pháp)
Câu 23:
Quốc tế thứ hai tồn tại trong khoảng thời gian
A. từ năm 1889 đến 1895
B. từ năm 1889 đến 1918
C. từ năm 1889 đến 1914
D. từ năm 1889 đến 1919
Câu 24:
Từ thập niên 70 của thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ ở
A. Anh, Pháp, Mĩ
B. Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu
C. châu Âu và Bắc Mĩ
D. châu Âu và khu vực Mĩ La tinh
Câu 25:
Phong trào công nhân đòi cải thiện đời sống, đòi quyền tự do dân chủ ngày càng lan rộng, đặc biệt là ở
A. các nước tư bản tiên tiến như Anh, Pháp, Đức, Mĩ
B. châu Âu, Bắc Mĩ và khu vực Mĩ La tinh
C. Anh, Pháp, Đức, Nhật, Mĩ
D. Đức, Bỉ, Hà Lan, Đan Mạch
Câu 26:
Cuối thế kỉ XIX, nhiều đảng công nhân, đảng xã hội, nhóm công nhân tiến bộ được thành lập như: Đảng Công nhân xã hội Mĩ, Đảng Công nhân xã hội dân chủ Đức, Đảng Công nhân Pháp, nhóm Giải phóng lao động Nga. Tổ chức nào được thành lập sớm nhất?
A. Đảng Công nhân xã hội dân chủ Đức
B. Đảng Công nhân xã hội Mĩ
C. Đảng Công nhân Pháp
D. Nhóm Giải phóng lao động Nga
Câu 27:
Một trong các mục tiêu đấu tranh của phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX là
A. đòi đảm bảo đời sống cho người lao động
B. đòi tăng lương và đòi quyền dân chủ, đòi giảm giờ làm
C. đòi các quyền lợi về kinh tế và chính trị
D. đòi thi hành Luật Lao động Quốc tế
Câu 28:
Một trong những nét tiêu biểu của phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX là
A. đã đi tiên phong trong đấu tranh giai cấp và dân tộc
B. đã chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác
C. bắt đầu tiếp thu chủ nghĩa Mác, dẫn đến thành lập các đảng công nhân và các tổ chức quần chúng ở nhiều nước
D. đã đấu tranh kết hợp giữa mục tiêu kinh tế với chính trị
Câu 29:
Sự phát triển của phong trào công nhân thế giới cuối thế kỉ XIX đặt ra yêu cầu phải
A. thành lập chính đảng của giai cấp vô sản
B. thành lập mặt trận để đoàn kết phong trào công nhân
C. có chính sách khuyến khích các phong trào đấu tranh
D. thành lập một tổ chức quốc tế mới để đoàn kết công nhân đấu tranh
Câu 30:
Một trong những quyết nghị của Đại hội Quốc tế thứ hai là
A. phải tiến tới thành lập Quốc tế thứ ba
B. phải thành lập chính đảng của giai cấp vô sản ở mỗi nước, đề cao vai trò đấu tranh chính trị, tăng cường phong trào quần chúng
C. phải ủng hộ phong trào đấu tranh của công nhân nhiều hơn nữa
D. vô sản tất cả các nước đoàn kết lại để chống chủ nghĩa tư bản
Câu 31:
Quốc tế thứ hai đã có những đóng góp quan trọng trong việc phát triển phong trào công nhân thế giới cuối thế kỉ XIX là
A. đoàn kết phong trào công nhân ở châu Âu và Mĩ, thúc đẩy việc thành lập các chính đảng vô sản ở nhiều nước
B. vận động công nhân quốc tế đấu tranh đến cùng
C. đưa chủ nghĩa Mác – Lê nin vào trong phong trào đấu tranh của công nhân
D. thành lập nhiều Đảng Cộng sản ở các nước Âu - Mĩ
Câu 32:
Trong quá trình hoạt động, nội bộ Quốc tế thứ hai đã diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt giữa hai khuynh hướng nào?
A. Khuynh hướng vô sản và khuynh hướng tư sản
B. Khuynh hướng cách mạng và khuynh hướng cơ hội chủ nghĩa
C. Khuynh hướng đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc
D. Khuynh hướng đấu tranh chính trị và khuynh hướng đấu tranh vũ trang
Câu 33:
Trong nội bộ Quốc tế thứ hai đã diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt về những vấn đề cơ bản như
A. vấn đề chiến tranh, vấn đề hòa bình
B. vấn đề thành lập đảng và không thành lập đảng cho giai cấp công nhân
C. vấn đề thuộc địa, vấn đề chiến tranh
D. vấn đề đấu tranh giai cấp, vấn đề đấu tranh dân tộc
Câu 34:
Một trong những lí do làm cho Quốc tế thứ hai tan rã là
A. ảnh hưởng của các trào lưu cơ hội, chủ nghĩa vô chính phủ trong Quốc tế thứ hai
B. diễn ra cuộc đấu tranh giữa khuynh hướng chính trị và khuynh hướng bạo lực
C. do thiếu nhất trí về con đường phát triển trong Quốc tế thứ hai
D. Quốc tế thứ hai đề ra đường lối đấu tranh cách mạng mang tính nhất thời
Câu 35:
Tháng 12-1905, diễn ra sự kiện gì ở Nga?
A. Phong trào cách mạng 1905-1907 xuống dần và chấm dứt
B. Cuộc tổng bãi công được bắt đầu ở Mát-xcơ-va
C. Phong trào cách mạng lan rộng, lôi cuốn cả binh lính và nông dân
D. 44 vạn công nhân bãi công bằng các cuộc bãi công của 10 năm trước đó cộng lại
Câu 36:
Năm 1900, Lênin cùng với các đồng chí của mình xuất bản báo “Tia lửa” nhằm mục đích gì?
A. Tố cáo tội ác của chủ nghĩa tư bản
B. Kêu gọi quần chúng nhân dân đấu tranh
C. Truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào trong phong trào quần chúng
D. Truyền bá chủ nghĩa Mác vào phong trào công nhân Nga
Câu 37:
Đầu thế kỉ XX, các phái cơ hội trong Quốc tế thứ hai ủng hộ
A. chế độ Nga hoàng
B. chính phủ tư sản, ủng hộ chiến tranh
C. chủ nghĩa đế quốc
D. các phần tử phản động
Câu 38:
Một trong những ý nghĩa của Cách mạng 1905-1907 ở Nga là
A. cách mạng đã đánh bại chế độ Nga hoàng
B. cách mạng đã dấy lên một cao trào đấu tranh của giai cấp vô sản trong các nước đế quốc
C. cách mạng đã giáng một đòn nặng nề vào chế độ Nga hoàng
D. cách mạng đã chứng minh giai cấp vô sản Nga đảm nhận sứ mệnh lịch sử ở Nga
Câu 39:
Đại hội Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga được triệu tập ở Luân Đôn dưới sự chủ trì của Lê nin để bàn về
A. Cương lĩnh và điều lệ của Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga
B. Chương trình hành động của Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga
C. các nghị quyết của Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga
D. tình hình nước Nga dưới chế độ Nga hoàng
Câu 40:
Tính chất của cuộc Cách mạng 1905 - 1907 ở Nga là
A. là cuộc cách mạng vồ sản đầu tiên ở Nga
B. là cuộc cách mạng dân chủ tư sản thứ hai ở Nga
C. là cuộc cách mạng dân chủ tư sản đầu tiên do giai cấp vô sản lãnh đạo trong thời kì đế quốc chủ nghĩa
D. là cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ ở Nga
Câu 41:
Một trong những nguyên nhân bùng nổ Cách mạng 1905 - 1907 ở Nga là
A. sự thất bại của Nga trong cuộc Chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905)
B. mâu thuẫn trong nội bộ chính quyền Nga hoàng
C. nước Nga bước vào giai đoạn đế quốc quá sớm
D. mâu thuẫn gay gắt giữa dân tộc Nga với chế độ Nga hoàng
Câu 42:
Một những những sự kiện thể hiện vai trò của Lênin đối với phong trào công nhân Nga và phong trào cách mạng thế giới là
A. thống nhất các nhỏm mácxít ở Xanh Pê-téc-bua thành một tổ chức chính trị, lấy tên là Liên hiệp tất cả các dân tộc đoàn kết lại
B. cùng các đồng chí của mình xuất bản báo Tia lửa nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác trong phong trào công nhân Nga
C. chủ trì Đại hội Quốc tế thứ hai ở Pari năm 1889
D. viết nhiều tác phẩm quan trọng cho Quốc tế thứ hai
1 Đánh giá
100%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com