Soạn văn 9 Cánh diều Thảo luận một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống có đáp án

  • 24 lượt xem

  • 1 câu hỏi


Câu 1:

Từ những lời độc thoại của nhân vật Ham-lét trong đoạn trích “Sống, hay không sống?” (trích vở kịch Ham-lét của Sếch-xpia), thảo luận vấn đề biết tự vấn lương tâm là một cách rèn luyện để sống có ý nghĩa hơn.

a) Chuẩn bị

- Xem lại nội dung đọc hiểu văn bản Sống, hay không sống? và nội dung phần Viết trong Bài 9.

- Tìm hiểu ý nghĩa của sự dằn vặt, tự hỏi chính mình (tự vấn lương tâm).

- Liên hệ với cuộc sống hiện nay và trải nghiệm của cá nhân mình để có các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục trong thảo luận.

b) Tìm ý và lập dàn ý.

- Bài thảo luận cần tập trung làm rõ vấn đề theo một số câu hỏi gợi ý sau:

+ Những lời độc thoại của Ham-lét trong đoạn trích Sống, hay không sống? nêu lên những băn khoăn, trăn trở gì trong tâm hồn của nhân vật này?

=> Những lời độc thoại của Ham-lét trong đoạn trích Sống, hay không sống? đã thể hiện trong tâm trí của Hăm-lét đang có những suy nghĩ, đấu tranh giữa việc sống và chết; phân vân bản thân nên “chịu đựng tất cả những viên đá, những mũi tên của số mệnh phũ phàng, hay là cầm vũ khí vùng lên mà chống lại với sóng gió của biển khổ”.

+ Những lời tự vấn lương tâm ấy đã giúp Ham-lét nhận ra điều gì?

=> Từ đó có thể thấy Hăm-lét là một người mang nội tâm sâu sắc, không dễ dàng chịu khuất phục trước số phận, muốn đấu tranh để vượt ra khỏi chính mình, vượt ra khỏi mọi nỗi khổ nhục để giải phóng bản thân, tìm ra sự thật đằng sau cái chết của cha.

+ Biết tự hỏi (tự vấn) về những suy nghĩ, hành động đúng, sai của mình trong cuộc sống có phải là một vấn đề mà tuổi trẻ hiện nay cần rèn luyện không? Vì sao?

=> Biết tự hỏi (tự vấn) về những suy nghĩ, hành động đúng, sai của mình trong cuộc sống có phải là một vấn đề mà tuổi trẻ hiện nay cần rèn luyện vì khi sự phát triển mạnh mẽ của nền văn minh vật chất đưa tới nguy cơ làm tha hóa con người, khiến con người dễ sống buông thả, phó mặc cho sự lôi cuốn của dòng đời.

+ Cần làm gì để có được thói quen nhìn nhận lại chính mình, biết tự vấn lương tâm để sống tốt hơn?

=> Để có được thói quen nhìn nhận lại chính mình, biết tự vấn lương tâm để sống tốt hơn chúng ta cần tự nhìn nhận lại bản thân, soi xét để tìm ra lỗi sai, từ đó cải thiện và tiến bộ, tuân theo các mục tiêu đã đặt ra, theo đuổi chúng một cách có chọn lọc, đồng thời cũng biết buông bỏ nếu bản thân không phù hợp, bắt tay làm bạn với chính mình, bớt kỳ kèo so đo, ngưng tự giày vò bằng những so sánh, đối xử tốt với bản thân hơn.

- Từ các ý đã tìm được, sắp xếp bài thảo luận theo bố cục ba phần:

+ Mở đầu: Nêu vấn đề: tán thành hay không tán thành ý kiến “tự vấn lương tâm là một cách rèn luyện để sống có ý nghĩa hơn”.

+ Nội dung chính: lần lượt trình bày và thảo luận về nội dung đã chuẩn bị khi tìm ý.

+ Kết thúc: Khẳng định lại ý nghĩa của vấn đề: biết tự vấn lương tâm về ý nghĩa cuộc sống sẽ giúp con người sống tốt hơn.

c) Nói và nghe

Tổ chức thảo luận bằng cách:

- Người chủ trì nêu vấn đề cần thảo luận.

- Một số bạn nêu ý kiến cá nhân.

- Các bạn khác trao đổi lại: đặt câu hỏi, nêu ý kiến phản bác và đề xuất ý kiến cảu các nhân mình,…

- Người chủ trì nêu ý kiến tổng hợp chung.


0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận