Tự luận Vật Lí 7: Bài tập định tính về độ cao của âm

24 người thi tuần này 4.6 1.3 K lượt thi 8 câu hỏi

Danh sách câu hỏi:

Câu 1

Ghi chữ Đ cho câu đúng, chữ S cho câu sai

Lời giải

Câu 2

Độ cao của âm do yếu tố nào quyết định?

Lời giải

Độ cao của âm do tần số quyết đinh. Tần số càng lớn thì âm càng cao (âm bổng), tần số càng nhỏ thì âm càng thấp (âm trầm)

Câu 3

Vật A dao động phát ra âm có tần số 50 Hz, vật B dao động phát ra âm có tần số 70 Hz. Hỏi vật nào dao động nhanh hơn? Vật nào phát ra âm cao hơn

Lời giải

Vì 50 Hz < 70 Hz, vật B có tần số lớn hơn vật A, tức là vật B dao động nhanh hơn vật A. Vật B phát ra âm cao hơn vật A

Câu 4

Trong ký xướng âm có 7 nốt nhạc: Đồ, rê, mi, pha, sol, la, si. Hãy so sánh tần số dao động của chúng. Nốt nhạc nào cao nhất, nốt nhạc nào thấp nhất

Lời giải

Trong 7 nốt nhạc thì tần số tăng dần theo thứ tự: Đồ, rê, mi, pha, sol, la, si. Nốt đồ là nốt thấp nhất, nốt si là cao nhất vì tần số của nốt đồ thấp nhất, tần số của nốt si cao nhất trong 7 nốt

Câu 5

Nhiều loài động vật khi bay phát ra âm thanh.

- Con muỗi khi bay thường phát ra âm cao hơn con ong đất. Trong hai côn trùng này, con nào vỗ cánh nhiều hơn?

- Tại sao ta không nghe được âm do cánh chim đang bay tạo ra?

Lời giải

- Con muỗi bay phát ra âm cao hơn con ong đất, mà âm thanh của các loài côn trùng này do bộ phận cánh của chúng dao động phát ra. Âm càng cao tức là tần số càng lớn, dao động càng nhanh. Vậy dao động của cánh con muỗi có tần số lớn hơn tần số dao động của cánh ong. Do đó con muỗi vỗ cánh nhiều hơn.

- Khi chim bay, cánh chim dao động với tần số nhỏ, nên âm phát ra có tần số nhỏ hơn 20 Hz, tai người không nghe được các âm có tần số thấp này.

Câu 6

Thế nào là siêu âm? Thế nào là hạ âm? Con người có nghe được các âm này không?

Lời giải

Những âm có tần số 20000 H gọi là siêu âm. Những âm có tần số nhỏ hơn 20 Hz gọi là hạ âm.

Thông thường, tai người có thể nghe được âm có tần số trong khoảng từ 20 Hz đến 20000 Hz. Nên tai người không nghe được các hạ âm và siêu âm

Câu 7

Đối với một dây đàn, khi bấm phím ở các vị trí khác nhau, âm phát ra trầm bổng khác nhau. Tại sao

Lời giải

Tần số của âm thanh do dây đàn phát ra tỉ lệ nghịch với chiều dài của dây đàn (tính từ đầu cố định của dây đến vị trí bấm phím). Vì vậy khi bấm phím ở các vị trí khác nhau, âm phát ra có tần số khác nhau, tức là độ trầm bổng khác nhau

Câu 8

Tại sao khi kiểm tra nhanh lốp xe máy hay ô tô đã căng hay chưa, người ta thường dùng vật cứng hay lấy tay búng vào bên cạnh của lốp xe?

Lời giải

Khi kiểm tra lốp xe máy, ô tô đã bơm đủ căng chưa, người ta thường dùng vật cứng gõ vào lốp xe. Vì khi gõ vào lốp xem làm lốp xe dao động phát ra âm: Khi lốp xe căng sẽ phát ra tiếng “bong bong” do tần số dao động cao hơn, âm bổng hơn. Khi lốp xe non, sẽ phát ra tiếng “bịch bịch” do tần số dao động thấp hơn, âm trầm hơn.

Còn ở các trạm dịch vụ sửa chữa xe, người thợ còn dùng áp kế để do áp suất khí bên trong lốp xe (như hình)

4.6

252 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%