Danh sách câu hỏi

Có 1,542 câu hỏi trên 31 trang
Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi. Trong các phụ lưu của hệ thống sông Hồng thì sông Đà có lượng dòng chảy lớn nhất. Nước lũ sông Hồng mang đặc điểm của sông miền núi, lên nhanh, xuống nhanh, biên độ lớn. Lũ trên lưu vực chủ yếu do mưa gây ra,... Vào tháng 8, dải hội tụ nhiệt đới thường nằm ngang trên lưu vực nên hay có mưa lớn và gây ra lũ. Sự xuất hiện lũ lớn trên hệ thống sông Hồng có tính chất phân kì rõ rệt do chế độ mưa trên lưu vực biến đổi cả về không gian và thời gian. Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10; ở phía đông bắc có thể xảy ra lũ vào tháng 11; ở Tây Bắc mùa lũ có thể sớm hơn. Mùa cạn trên lưu vực thường từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau. Trong các tháng mùa cạn vẫn còn có lượng mưa chiếm khoảng 20 – 25% lượng mưa cả năm, tập trung vào 3 tháng 11, 4 và 5. 1. Phụ lưu nào của hệ thống sông Hồng có lưu lượng dòng chảy lớn nhất? 2. Vì sao nói “nước lũ sông Hồng mang đặc của sông miền núi”? 3. Những loại thời tiết nào có thể gây mưa lớn trên lưu vực sông Hồng? 4. Sông Hồng thường có lũ lớn vào thời gian nào trong năm? Vì sao? 5. Vì sao thời gian mùa lũ của sông Hồng không đều trên toàn bộ lưu vực sông? 6. Mùa cạn trên lưu vực sông Hồng thường kéo dài bao nhiêu tháng? 7. Thời gian nào lưu lượng dòng chảy sông Hồng thấp nhất?
Điền từ hoặc cụm từ thích hợp cho sẵn vào chỗ trống (…....) để hoàn chỉnh đoạn thông tin dưới đây. nước mưa      Mê Công       Lục Nam       Lô      Kinh Môn      Kinh Thầy           Luộc             Biển Đông     Đuống          Đáy    không đều     nước ngầm            đều Sông Hồng là con sông lớn thứ hai (sau sông. ………………….) chảy qua Việt Nam và đổ ra ……………... Sông Hồng được hình thành từ các sông nhánh lớn là sông Đà, sông ............................ Sông Thái Bình cũng được hình thành từ 3 nhánh sông lớn là sông Cầu, Sông Thương và sông………………. Hai hệ thống sông được nối thông với nhau bằng sông………………. và sông ……………. tạo thành lưu vực sông Hồng – sông Thái Bình. Dòng chảy trên lưu vực sông Hồng – sông Thái Bình được hình thành chủ yếu từ .................. và có lưu lượng khá dồi dào. Tuy nhiên, do địa hình chia cắt, lượng mưa phân bố………………… nên dòng chảy trên các phần lưu vực cũng rất khác nhau.
Câu 6 trang 63 SBT Địa lí 8 CTST. Xác định thông tin đúng hoặc sai bằng cách đánh dấu (x) vào ô tương ứng STT Thông tin Đúng Sai 1 Phần lớn các đảo của nước ta là đảo nhỏ.     2 Hoạt động của gió mùa đã hình thành các dòng biển bao gồm dòng biển lạnh theo gió tây nam và dòng biển nóng theo gió đông bắc.     3 Nhiệt độ nước biển có xu hướng tăng dần từ Bắc vào Nam và từ ven bờ ra ngoài khơi.     4 Vùng biển ven bờ nước ta có nhiều chế độ thuỷ triều khác nhau. Trong đó, ở khu vực phía bắc, chế độ bán nhật triều được coi là điển hình nhất.     5 Nước ta có đường bờ biển dài, biển có độ muối trung bình cao, kết hợp nền nhiệt độ cao và nhiều nắng nên có điều kiện thuận lợi để sản xuất muối.     6 Băng cháy (đá cháy) có thể cung cấp nguồn năng lượng cao gấp 2 – 5 lần khí tự nhiên, tuy nhiên bằng cháy gây ô nhiễm môi trường hơn so với khí tự nhiên.     7 Hai khu vực có tiềm năng lớn về năng lượng thuỷ triều có thể xây dựng các nhà máy điện để phục vụ sinh hoạt và sản xuất là: 1) khu vực từ Quảng Ninh đến Thanh Hoá 2) khu vực từ Ninh Thuận đến Cà Mau.    
Câu 4 trang 58 SBT Địa lí 8 CTST. Hãy nối tên vùng biển (ở cột A) với phạm vi vùng biển (ở cột B) cho phù hợp. Cột A   Cột B   1. Lãnh hải a. Vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở. 2. Thềm lục địa b. Vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam. 3. Vùng đặc quyền kinh tế c. Vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lí tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải. 4. Nội thuỷ d. Vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa. 5. Vùng tiếp lãnh hải e. Vùng biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của bộ phận này là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.
Câu 2 trang 56 SBT Địa lí 8 CTST. Dựa vào hình 14.1 trang 143 trong SGK, hãy điền từ hoặc cụm từ thích hợp cho sẵn vào chỗ trống (......) để hoàn chỉnh đoạn thông tin dưới đây. Biển Đông               1 triệu km2              Thái Bình Dương               In-đô-nê-xi-a vịnh Bắc Bộ             Phi-líp-pin Biển Đông là biển ven lục địa, nằm ở trung tâm của khu vực Đông Nam Á, thông với …………………và Ấn Độ Dương qua các eo biển. Biển nằm ở khoảng giữa các vĩ độ 3°N – 26°B và các kinh độ 100°Đ – 121°Đ. Bờ phía tây là phần đất liền của các nước Việt Nam, Cam-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po; phía bắc là phần đất liền của Trung Quốc; phía đông ngăn cách với Thái Bình Dương bởi quần đảo…………………. và phía nam ngăn cách với Ấn Độ Dương bởi quần đảo……………………. Tổng diện tích của ........................ là khoảng 3 447 nghìn km2. Biển có 2 vịnh lớn là ………………..và vịnh Thái Lan. Vùng biển Việt Nam là một phần của Biển Đông, có diện tích khoảng....................................
Câu 2 trang 51 SBT Địa lí 8 CTST. Hãy điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống (......) để hoàn chỉnh đoạn thông tin dưới đây. Việt Nam có đầy đủ các hệ sinh thái tự nhiên ………………... và ……………………Hệ sinh thái tự nhiên trên cạn tiêu biểu là ……………………..Ngoài ra, những nơi có địa hình cao sẽ có rừng ôn đới trên núi. Hệ sinh thái tự nhiên dưới nước bao gồm hệ sinh thái nước mặn và nước ngọt. Tiêu biểu của hệ sinh thái nước mặn là……………………. Ngoài các hệ sinh thái…………………. con người tiến hành các hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản, dần dần hình thành nên các hệ sinh thái............................... Các hệ sinh thái này có mặt ở hầu hết các vùng lãnh thổ và có xu hướng………………….