Học phí Học viện Chính sách và Phát triển năm 2023 - 2024

Khoahoc.VietJack.com cập nhật thông tin về học phí Trường Học viện Chính sách và Phát triển năm 2023 - 2024, chi tiết với đầy đủ thông tin học phí của từng ngành học.

1 485 lượt xem


A. Học phí Học viện Chính sách và phát triển năm 2023 - 2024

Học viện thu Học phí theo hình thức tín chỉ, thu theo quy định hiện hành của nhà nước đối với trường đại học công lập. Do chưa tự chủ tài chính nên học phí chương trình đại trà của trường còn ở mức thấp.

Học phí chương trình đại học hệ chuẩn: 300.000 VNĐ/tín chỉ tương đương 9.500.000 VNĐ/năm học, 38.000.000 đồng/khoá học.

Học phí chương trình chuẩn quốc tế dự kiến 730.000 VNĐ/tín chỉ, tương đương 27.000.000 VNĐ/năm, 108.000.000 đồng/khoá học (Các ngành: Ngành Kinh tế quốc tế, chuyên ngành Kinh tế đối ngoại chuẩn quốc tế; Ngành Tài chính – Ngân hàng, Chuyên ngành Tài chính chuẩn quốc tế; Ngành Tài chính – Ngân hàng, Chuyên ngành Đầu tư chuẩn quốc tế; Ngành Quản trị kinh doanh, chuyên ngành Quản trị kinh doanh chuẩn quốc tế)

Như vậy Học phí học viện chính sách và phát triển 2023 có thể nằm trong dự kiến:

– Chương trình chuẩn: 300.000 đồng/tín chỉ ~ 9.500.000 đồng/năm học

– Chương trình chuẩn quốc tế: 730.000 đồng/tín chỉ ~ 27.000.000 đồng/năm học

B. Học phí Học viện Chính sách và phát triển năm 2021

- Học phí chương trình đại học hệ chuẩn: 300.000 VNĐ/tín chỉ tương đương 9.500.000 VNĐ/năm học, 38.000.000 đồng/khoá học.

- Học phí  chương trình chuẩn quốc tế dự kiến 730.000 VNĐ/tín chỉ, tương đương 27.000.000 VNĐ/năm, 108.000.000 đồng/khoá học (Các ngành: Ngành Kinh tế quốc tế, chuyên ngành Kinh tế đối ngoại chuẩn quốc tế; Ngành Tài chính – Ngân hàng, Chuyên ngành Tài chính chuẩn quốc tế; Ngành Tài chính – Ngân hàng, Chuyên ngành Đầu tư chuẩn quốc tế; Ngành Quản trị kinh doanh, chuyên ngành Quản trị kinh doanh chuẩn quốc tế)

C. Học phí Học viện Chính sách và phát triển năm 2020

 - Học phí chương trình đại trà năm 2020 – 2021 khoảng 8,000,000 đồng/năm học (270,000 đồng/Tín chỉ).

- Học phí của chương trình Chuẩn quốc tế năm học 2020-2021 dự kiến là 700.000 VNĐ/tín chỉ, tương đương với khoảng 26 triệu đồng/năm học (tùy vào số lượng tín chỉ/năm học mà sinh viên lựa chọn). Các ngành: Ngành Kinh tế quốc tế, chuyên ngành Kinh tế đối ngoại chuẩn quốc tế; Ngành Tài chính – Ngân hàng, Chuyên ngành Tài chính chuẩn quốc tế; Ngành Tài chính – Ngân hàng, Chuyên ngành Đầu tư chuẩn quốc tế; Ngành Quản trị kinh doanh, chuyên ngành Quản trị kinh doanh chuẩn quốc tế

D. Học phí Học viện Chính sách và phát triển năm 2019

- Học phí chương trình hệ chuẩn là: 250.000 đồng/tín chỉ tương đương 8.000.000 đồng/năm học, 32.000.000 đồng/khoá học. Lộ trình tăng học phí tối đa cho từng năm: thực hiện theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ.

- Học phí hệ đào tạo chất lượng cao là 650.000 VNĐ/tín chỉ, tương đương với 24 triệu đồng/1 năm học (các ngành: Ngành Kinh tế quốc tế, chuyên ngành Kinh tế đối ngoại;  Ngành Tài chính – Ngân hàng Chuyên ngành Tài chính, Chuyên ngành Đầu tư; Ngành Quản trị kinh doanh, chuyên ngành Quản trị kinh doanh)

E. Các thông tin tuyển sinh của năm 2021

1. Đối tượng tuyển sinh

1.1. Quy định chung

Theo quy định chung của GD&ĐT.

- Đã tốt nghiệp THPT, tốt nghiệp THPT năm 2021 hoặc tương đương;

- Có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành;

- Không bị vi phạm pháp luật; không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Đối tượng thuộc diện xét tuyển thẳng và ưu tiên cộng điểm: Theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT.

- Đối tượng xét tuyển thẳng dựa vào kết quả học tập THPT: Những thí sinh học ở các trường THPT trên toàn quốc có hạnh kiểm 3 năm đạt loại Khá.

- Đối tượng xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021: Tất cả thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021.

2. Phạm vi tuyển sinh

Tuyển sinh trong cả nước.

3. Phương thức tuyển sinh

3.1. Phương thức xét tuyển thẳng

Theo quy định trong Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3.2. Phương thức xét tuyển riêng

- Xét tuyển thẳng:

+ Đối tượng 1: Thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba tại các kỳ thi học sinh giỏi cấp Tỉnh/Thành phố một trong các môn thuộc tổ hợp xét tuyển của Học viện

+ Đối tượng 2: Thí sinh học tại các trường chuyên, có điểm trung bình chung học tập lớp 12 từ 7,0 trở lên.

+ Đối tượng 3: Thí sinh học tại các trường THPT có điểm trung bình chung học tập lớp 12 từ 7,0 điểm trở lên và có chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế trong thời hạn (tính đến ngày xét tuyển) đạt IELTS 4.5 trở lên hoặc tương đương (TOEIC 450, TOEFL: 450 ITP; 133 CBT; 45 iBT; ...)

+ Thời gian nhận hồ sơ: Từ 01/04/2021 – 31/07/2021

+ Thời gian công bố kết quả xét tuyển: Tháng 08/2021

- Xét tuyển dựa trên điểm trung bình chung học tập 03 học kỳ:

+ Điều kiện đăng ký xét tuyển: Thí sinh có điểm trung bình cộng (TBC) của điểm trung bình chung học tập 03 học kỳ (2 học kỳ lớp 11 và HK1 lớp 12) từ 7,0 trở lên (riêng ngành QLNN từ 6,5 trở lên).

+ Điểm xét tuyến = (TBCHK1 lớp 11 + TBCHK2 lớp 11 + TBCHK1 lớp 12 + điểm ưu tiên nếu có)/3.

+ Thời gian nhận hồ sơ: Từ 01/03/2021 – 31/05/2021

+ Thời gian công bố kết quả xét tuyển: Tháng 06/2021

- Xét tuyển dựa trên tổng điểm trung bình chung học tập lớp 12 của các môn nằm trong tổ hợp xét tuyển của Học viện:

+ Điều kiện đăng ký xét tuyển: Thí sinh có điểm trung bình cộng 03 môn thuộc tổ hợp xét tuyển (Điểm học tập lớp 12) từ 7,0 trở lên, riêng ngành QLNN từ 6,5 điểm.

+ Thời gian nhận hồ sơ: Từ 10/06/2021 – 30/06/2021.

+ Thời gian công bố kết quả xét tuyển: Tháng 07/2021.

- Xét tuyển kết hợp giữa điểm trung bình chung học tập lớp 12 và điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2021 (Học viện sẽ thông báo xét tuyển nếu còn chỉ tiêu):

+ Thí sinh có điểm trung bình chung học tập lớp 12 từ 7,0 điểm trở lên và có điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2021 của môn Toán hoặc Ngữ văn hoặc Tiếng Anh từ 7,0 trở lên;

+ Thời gian nhận hồ sơ: 10/07/2021 – 31/07/2021.

+ Thời gian công bố kết quả xét tuyển: tháng 08/2021.

3.3. Phương thức xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021

Theo Quy định của Bộ Giáo dục.

4. Chỉ tiêu tuyển sinh

- Tổng chỉ tiêu tuyển sinh của Học viện: 1200, trong đó tuyển sinh theo phương thức xét tuyển thẳng và phương thức xét tuyển riêng dự kiến 50% tổng chỉ tiêu, còn lại 50% chỉ tiêu xét tuyển theo phương thức dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021.

- Trường hợp tuyển sinh theo một phương thức chưa đủ chỉ tiêu thì số chỉ tiêu còn lại được chuyển sang xét tuyển theo các phương thức còn lại.

5. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận hồ sơ ĐKXT

- Phương thức xét tuyển riêng:

+ Đợt 1 (xét tuyển dựa trên điểm trung bình chung học tập 03 học kỳ): Thí sinh có điểm trung bình cộng (TBC) của điểm trung bình chung học tập 03 học kỳ (2 học kỳ lớp 11 và HK1 lớp 12) từ 7,0 trở lên (riêng ngành QLNN từ 6,5 trở lên).

+ Đợt 2 (xét tuyển dựa trên tổng điểm trung bình chung học tập lớp 12 của các môn nằm trong tổ hợp xét tuyển của Học viện): Thí sinh có điểm trung bình cộng 03 môn thuộc tổ hợp xét tuyển (Điểm học tập lớp 12) từ 7,0 điểm. Riêng ngành QLNN từ 6,5 điểm trở lên.

+ Đợt 3 (xét tuyển kết hợp giữa điểm trung bình chung học tập lớp 12 và điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2021): Thí sinh có điểm trung bình chung học tập lớp 12 từ 7,0 điểm trở lên và có điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2021 của môn Toán hoặc Ngữ văn hoặc Tiếng Anh từ 7,0 trở lên.

 - Phương thức Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021: Học viện sẽ có thông báo cụ thể sau khi có kết qua thi tốt nghiệp THPT năm 2021.

- Nguyên tắc xét tuyển:

+ Xét tuyển theo ngành, chỉ tiêu của mỗi ngành và điểm xét tuyển của thí sinh;

+ Xét tuyển theo thứ tự nguyện vọng ưu tiên (NV1 ưu tiên cao nhất, sau đó đến các nguyện vọng tiếp theo);

+ Điểm xét tuyển lấy từ cao xuống thấp, không phân biệt thứ tự nguyện vọng giữa các thí sinh với mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng duy nhất, nếu đã trúng tuyển một nguyện vọng sẽ không xét tiếp các nguyện vọng còn lại.

6. Các thông tin cần thiết khác

- Mã Trường: HCP

- Ngành, tên ngành, mã ngành, chỉ tiêu và tổ hợp xét tuyển:

Ngành/ Chuyên ngành

Mã ngành

Chỉ tiêu

Môn/bài thi xét tuyển dựa                 trên kết quả thi tốt nghiệp THPTnăm 2021

Điểm trúng tuyển

Năm 2019

Năm 2020

1. Ngành Kinh tế:

- Chuyên ngành Đầu tư

- Chuyên ngành Kinh tế và Quản lý công

- Chuyên ngành Đấu thầu và quản lý dự án

7310101

230

1/ Toán, Vật lý, Hóa học

2/ Toán, Vật lý, Tiếng Anh

3/ Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh

4/ Toán, Vật lý, Ngữ văn

18,0

20.00

2. Ngành Kinh tế quốc tế:

- Chuyên ngành Kinh tế đối ngoại

- Chuyên ngành Thương mại quốc tế và Logistics

7310106

200

1/ Toán, Vật lý, Hóa học

2/ Toán, Vật lý, Tiếng Anh

3/ Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh

4/ Toán, Hóa học, Tiếng Anh

20,0

22.75

3. Ngành Kinh tế phát triển:

- Chuyên ngành Kinh tế phát triển

- Chuyên ngành Kế hoạch phát triển

7310105

100

1/ Toán, Vật lý, Hóa học

2/ Toán, Vật lý, Tiếng Anh

3/ Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh

4/ Toán, Hóa học, Ngữ văn

17,2 – 20,0

19.00

4. Ngành Quản trị kinh doanh:  

- Chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp

- Chuyên ngành Quản trị kinh doanh du lịch

- Chuyên ngành Quản trị Marketing

7340101

200

1/ Toán, Vật lý, Hóa học

2/ Toán, Vật lý, Tiếng Anh

3/ Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh

4/  Toán, Vật lý, Ngữ Văn

19,5-20,0

22.50

5. Ngành Tài chính – Ngân hàng:

- Chuyên ngành Tài chính

- Chuyên ngành Ngân hàng

- Chuyên ngành Thẩm định giá

7340201

 

120

1/  Toán, Vật lý, Hóa học

2/ Toán, Vật lý, Tiếng Anh

3/ Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh

4/ Toán, Hóa học, Tiếng Anh

19,0 – 20,0

22.25

6. Ngành Quản lý Nhà nước

- Chuyên ngành Quản lý công

7310205

50

1/ Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý

2/ Toán, Vật lý, Tiếng Anh

3/ Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh

4/ Toán, Lịch sử, Tiếng Anh

17,15-18,0

18.25

7. Ngành Luật Kinh tế

- Chuyên ngành Luật Đầu tư - Kinh doanh

7380107

100

1/ Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý

2/ Toán, Vật lý, Tiếng Anh

3/ Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh

4/ Toán,  Lịch sử, Tiếng Anh

17,15-18,0

21.00

8. Ngành Kế toán

- Chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán

7340301

100

1/ Toán, Vật lý, Hóa học

2/ Toán, Vật lý, Tiếng Anh

3/ Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh

4/ Toán, Ngữ văn, Vật lý

 

20.25

9. Ngành Kinh tế số *

- Chuyên ngành Kinh tế và Kinh doanh số

- Chuyên ngành Phân tích dữ liệu lớn trong Kinh tế và Kinh doanh

7310112

100

1/ Toán, Vật lý, Hóa học

2/ Toán, Vật lý, Tiếng Anh

3/ Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh

4/  Toán, Ngữ Văn, Vật lý

Tuyển sinh từ năm 2021

TỔNG

1200

 

Ghi chú: (*) Tuyển sinh theo Quyết định số 978/QĐ-BGDĐT ngày 16/03/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

7. Tổ chức tuyển sinh

- Thời gian: theo lịch trình chung của Bộ GD&ĐT;

- Hình thức nhận đăng ký xét tuyển theo phương thức xét tuyển riêng: Nhận hồ sơ theo thông báo của Học viện.

- Hình thức nhận đăng ký xét tuyển theo kết quả thi THPT năm 2021: Theo lịch chung của Bộ GD&ĐT.

8. Chính sách ưu tiên

8.1. Xét tuyển thẳng

Theo quy định của Bộ GD&ĐT

8.2. Ưu tiên xét tuyển

Thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành, thí sinh không sử dụng quyền tuyển thẳng được ưu tiên xét tuyển bằng cách cộng điểm thưởng vào tổng điểm xét tuyển của thí sinh căn cứ theo giải thí sinh đạt được. Mức ưu tiên cụ thể:

- Giải nhất:                được cộng 3,0 (ba) điểm

- Giải nhì:                  được cộng 2,0 (hai) điểm

- Giải ba:                   được cộng 1,0 (một) điểm

- Giải khuyến khích: được cộng 0,5 (không phẩy năm) điểm.

9. Lệ phí xét tuyển

- Lệ phí xét tuyển riêng: 20.000đ/thí sinh/nguyện vọng

- Lệ phí xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021: Thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

 
1 485 lượt xem