Khoahoc.VietJack.com cập nhật Phương án tuyển sinh trường Đại học Giao thông Vận tải năm 2024 mới nhất, cập nhật ngay khi trường Đại học Giao thông Vận tải thông báo điểm chuẩn.
Thông tin tuyển sinh trường Đại học Giao thông Vận tải
Video giới thiệu trường Đại học Giao thông Vận tải
A. Giới thiệu trường Đại học Giao thông Vận tải
- Tên trường: Đại học Giao thông Vận tải
- Tên tiếng Anh: University of Transport and Communications (UTC)
- Mã trường: GHA
- Loại trường: Công lập
- Hệ đào tạo: Đại học - Sau đại học - Văn bằng 2 - Liên thông - Tại chức
- Địa chỉ: số 3 phố Cầu Giấy, Quận Đống Đa, Hà Nội
- SĐT: (84.24) 37663311
- Email: dhgtvt@utc.edu.vn
- Website: https://www.utc.edu.vn/
- Facebook: www.facebook.com/utc.edu.vn
B. Thông tin tuyển sinh Đại học Giao thông Vận tải năm 2024
Thông tin tuyển sinh trường Đại học giao thông vận tải năm 2024 đã được công bố. Trường tuyển 6.000 chỉ tiêu, trong đó tại Hà Nội: 4.500, tại Phân hiệu TP. HCM: 1.500.
1. ĐỐI TƯỢNG, ĐIỀU KIỆN TUYỂN SINH
- Người đã được công nhận tốt nghiệp THPT;
- Đạt ngưỡng đầu vào theo quy định của Trường Đại học GTVT;
- Có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành;
- Có đủ thông tin cá nhân, hồ sơ dự tuyển theo quy định.
2. PHẠM VI TUYỂN SINH: Trong cả nước.
3. PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH: Xét tuyển theo 4 phương thức
3.1. Phương thức 1 (PT1): Xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 và học sinh đoạt giải quốc gia, quốc tế.
3.1.1. Sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 để xét tuyển. Điểm xét tuyển là tổng điểm 3 môn của tổ hợp đăng ký xét tuyển và điểm ưu tiên (nếu có).
3.1.2. Xét tuyển thẳng học sinh đoạt giải quốc gia, quốc tế. Cụ thể:
Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, quốc tế hoặc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, quốc tế do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức, cử tham gia; thời gian đoạt giải không quá 3 năm tính tới thời điểm xét tuyển thẳng đã tốt nghiệp THPT được xét tuyến thắng vào trường theo ngành phù hợp với môn thi.
3.2. Phương thức 2 (PT2):
3.2.1. Tuyển sinh và đào tạo tại Hà Nội (mã GHA): Sử dụng kết quả học tập THPT (theo học bạ THPT) để xét tuyển với hầu hết các ngành tuyển sinh. Thí sinh tốt nghiệp THPT có tổng điểm ba môn học trong tổ hợp xét tuyển (điểm trung bình lớp 10 cộng điểm trung bình lớp 11 cộng điểm trung bình lớp 12) cộng điểm ưu tiên (nếu có) từ ngưỡng điểm được nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển trở lên (ngưỡng điểm được nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào từng ngành sẽ thông báo chi tiết sau), trong đó điểm của ba môn trong tổ hợp xét tuyển không có điểm trung bình môn nào dưới 5.50 điểm. Với thí sinh dùng tổ hợp xét tuyển có môn tiếng Anh có thể sử dụng chứng chỉ IELTS từ 5.0 trở lên (còn hiệu lực đến ngày xét tuyển) thay thế cho điểm học bạ môn tiếng Anh và được quy đổi theo quy định của Nhà trường (tham khảo tại www.tuyensinh.utc.edu.vn).
3.2.1. Tuyển sinh và đào tạo tại Phân hiệu tại TP.HCM (mã GSA): Sử dụng kết quả học tập THPT để xét tuyển với hầu hết các ngành tuyển sinh. Thí sinh tốt nghiệp THPT có tổng điểm ba môn học trong tổ hợp xét tuyển (điểm trung bình lớp 10 cộng điểm trung bình lớp 11 cộng điểm trung bình học kỳ I lớp 12) cộng điểm ưu tiên (nếu có) từ ngưỡng điểm được nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển trở lên (ngưỡng điểm được nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào từng ngành sẽ thông báo chi tiết sau), trong đó ba môn trong tổ hợp xét tuyển không có điểm trung bình môn nào dưới 5.50 điểm.
3.3. Phương thức 3 (PT3): Xét tuyển theo kết quả đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội (ĐHBK Hà Nội) với một số ngành tuyển sinh và đào tạo tại Hà Nội và xét tuyển theo kết quả đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM) với một số ngành tuyển sinh và đào tạo tại Phân hiệu TP.HCM.
3.4. Phương thức 4 (PT4): Xét kết hợp chứng chỉ tiếng Anh IELTS từ 5.0 trở lên (còn hiệu lực đến ngày xét tuyển) và tổng điểm hai môn học (môn Toán và 01 môn không phải Ngoại ngữ) trong tổ hợp xét tuyển (điểm trung bình lớp 10 cộng điểm trung bình lớp 11 cộng điểm trung bình lớp 12) cộng điểm ưu tiên (nếu có) đạt từ 15.00 điểm trở lên, áp dụng với một số ngành tuyển sinh và đào tạo tại Hà Nội. Ngưỡng điểm được nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào từng ngành sẽ thông báo chi tiết sau.
Khi tính tổng điểm xét tuyển, sử dụng quy đổi điểm từ chứng chỉ Ielts theo quy định tham khảo tại www.tuyensinh.utc.edu.vn
4. CHỈ TIÊU TUYỂN SINH: Chỉ tiêu tuyển sinh các chương trình đại trà và chất lượng cao là 6.000
(Tại HN: 4500, tại Phân hiệu TP. HCM: 1500). Chỉ tiêu tuyển sinh các chương trình liên kết quốc tế: 90.
Ghi chú:
Tổ hợp xét tuyến:
A00: Toán, Vật lí, Hóa học
A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
B00: Toán, Hóa học, Sinh học
D01: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh
D03: Toán, Ngữ văn, Tiếng Pháp
D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh
V00: Toán, Vật lí, Vẽ Mỹ thuật
V01: Toán, Ngữ văn, Vẽ Mỹ thuật
Quy định chênh lệch điểm xét tuyển giữa các tổ hợp: Trường Đại học GTVT lấy điểm trúng tuyển theo từng mã ngành xét tuyển và không có sự chênh lệch điểm giữa các tổ hợp xét tuyển. Trường hợp các thí sinh có tổng điểm xét tuyển bằng ngưỡng điểm trúng tuyển thì ưu tiên thí sinh có điểm Toán cao hơn.
5. Một số lưu ý với thí sinh khi đăng ký xét tuyển:
5.1. Cách tính điểm ưu tiên:
- Căn cứ Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT, ngày 06/6/2022 của Bộ GDĐT ban hành Quy chế
tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non, Điều 7.
- Cách tính điểm ưu tiên từ năm 2023 và tiếp tục áp dụng cho năm 2024:
- Thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên khu vực trong năm tốt nghiệp THPT (hoặc trung
cấp) và một năm kế tiếp.
- Điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 điểm trở lên (theo thang 10 điểm và
tổng điểm 3 môn tối đa là 30) được xác định như sau:
Điểm ưu tiên = [(30–Tổng điểm đạt được)/7,5] × Mức điểm ưu tiên theo quy định (*)
- Thí sinh được tổng điểm dưới 22,5 điểm (theo thang 10 điểm cho mỗi môn) được cộng
đủ điểm ưu tiên khu vực và đối tượng theo quy định, không cần tính theo công thức (*).
5.2. Cách tính tổng điểm xét tuyển theo phương thức xét tuyển dựa vào kết quả học bạ THPT:
[Tổng điểm trung bình cả năm học 3 môn theo tổ hợp xét tuyển của 3 năm THPT/3]
+ điểm ưu tiên (nếu có)
Ví dụ:
Tổ hợp xét tuyển A00: Toán + Vật lý + Hoá học
A=[Toán10+Lý10+Hoá10+Toán11+Lý11+Hoáll+ Toán12+Lý12+Hoá12]/3
Một thí sinh có tổng điểm học bạ của tổ hợp xét tuyển A=26,5 điểm, thí sinh này ở khu vực ưu tiên 1 (KV1, diểm ưu tiên là 0,75đ) và thuộc đối tượng ưu tiên 01 (ĐTUT01, điểm ưu tiên là 2đ)
Điểm ưu tiên khu vực: [(30-26,5)/7,5] x 0,75 = 0,35
Điểm ưu tiên đối tượng: [(30-26,5)/7,5] × 2 = 0,93
Vậy tổng điểm xét tuyển của thí sinh sẽ là: ĐXT = 26,5+0,35 + 0,93 = 27,78
5.3. Cách tính tổng điểm xét tuyển theo phương thức xét tuyển kết hợp chứng chỉ IELTS với điểm học bạ 2 môn và trường hợp thí sinh dùng chứng chỉ IELTS thay thế điểm học bạ môn Tiếng Anh trong xét tuyển học bạ:
Bảng quy đổi điểm từ chứng chỉ ngoại ngữ IELTS
- Tính tổng điểm (theo thang điểm 40) theo công thức
A= điểm học bạ môn Toán+ điểm học bạ môn Lý hoặc Hoá hoặc Văn + điểm IELTS quy đổi x hệ số 2;
- Quy đổi tổng điểm A về thang điểm 30 theo công thức: B = A x 30/40;
- Tổng điểm xét tuyển ĐXT=B + điểm ưu tiên (nếu có)
Ví dụ:
Một thí sinh ở khu vực ưu tiên 2 (KV2, diểm ưu tiên là 0,25đ) và thuộc đối tượng ưu tiên 06 (ĐTUT06, điểm ưu tiên là 1đ) có điểm môn Toán 8,5; môn Lý 9,0 và IELTS 6.0 sẽ có tổng điểm thang 40 như sau:
A=8,5+9,0 + 9,0 x2 = 35,5 (vì 6.0 IELTS quy đổi = 9,0);
Quy đổi tổng điểm A về thang điểm 30: B = 35,5 x 30/40= 26,625
Điểm ưu tiên khu vực KV2: : [(30-26,625)/7,5] x 0,25 = 0,1125
Điểm ưu tiên đối tượng 01: [(30-26,625)/7,5] x 1 = 0,45
Vậy tổng điểm xét tuyển của TS là: ĐXT=26,625 +0,1125 +0,45 = 27.1875 (làm tròn bằng 27,19);