Khoahoc.VietJack.com cập nhật Phương án tuyển sinh trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 năm 2025 mới nhất, chi tiết với đầy đủ thông tin về mã trường, thông tin về các ngành học, thông tin về tổ hợp xét tuyển, thông tin về học phí, …
Thông tin tuyển sinh trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Video giới thiệu trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
A. Giới thiệu trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
- Tên trường: Đại học Sư phạm Hà Nội 2
- Tên tiếng Anh: Hanoi Pedagogical University No 2
- Mã trường: SP2
- Loại trường: Công lập
- Hệ đào tạo: Đại học - Sau đại học
- Địa chỉ: Số 32 đường Nguyễn Văn Linh, phường Xuân Hoà, TP. Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
- SĐT: 0211.3863.416
- Email: dhsphn2@hpu2.edu.vn
- Website: http://www.hpu2.edu.vn/
- Facebook: www.facebook.com/DHSPHN2
B. Thông tin tuyển sinh trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (HPU2) công bố đề án tuyển sinh năm 2025. Theo đó, trường xét tuyển theo 10 phương thức và 4.131 chỉ tiêu cho 26 ngành đào tạo.
1. Các phương thức tuyển sinh năm 2025
- Xét tuyển sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025 (PT100).
- Xét tuyển sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025 kết hợp với điểm thi năng khiếu (PT405).
- Xét tuyển sử dụng kết quả kỳ thi độc lập của Trường ĐHSP Hà Nội 2 (PT401).
- Xét tuyển sử dụng kết quả kỳ thi độc lập của Trường ĐHSP Hà Nội 2 kết hợp với điểm thi năng khiếu (PT401-NK).
- Xét tuyển sử dụng kết quả học tập cấp THPT (học bạ) (PT200).
- Xét tuyển sử dụng kết quả học tập cấp THPT (học bạ) kết hợp với điểm thi năng khiếu (PT406).
- Xét tuyển sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực (PT402).
- Xét tuyển sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực kết hợp với điểm thi năng khiếu (PT402-NK).
- Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển (PT301).
- Xét chuyển diện học sinh hoàn thành chương trình dự bị đại học; xét tuyển cử tuyển, lưu học sinh hiệp định hoặc ngoài hiệp định (PT301- DB)
- Lưu ý:
Các phương thức PT405, PT401-NK, PT402-NK, PT406 chỉ áp dụng cho các ngành Giáo dục Mầm non, Giáo dục Thể chất và Quản lý thể dục thể thao.
Môn GDKT&PL: Giáo dục Kinh tế và Pháp luật.
2. Chỉ tiêu tuyển sinh
3. Ngưỡng đầu vào
3.1 Điều kiện chung
- Thí sinh đã tốt nghiệp cấp THPT.
- Đối với nhóm ngành sư phạm (đào tạo giáo viên):
+ Tuyển những thí sinh có kết quả rèn luyện/hạnh kiểm lớp 10, 11, 12 đạt từ loại khá trở lên.
+ Không tuyển những thí sinh bị dị hình, dị tật, nói ngọng, nói lắp.
+ Ngành Giáo dục Thể chất chỉ tuyển thí sinh thể hình cân đối: Nam cao 1,60m nặng 45kg trở lên, nữ cao 1,50m nặng 40kg trở lên.
3.2. Điều kiện khác cụ thể cho các phương thức xét tuyển
a) Xét tuyển thẳng
Đáp ứng yêu cầu tại Khoản II.1.3.1.1.1
b) Ưu tiên xét tuyển
Đáp ứng yêu cầu tại Khoản II.1.3.1.1.3.
c) Xét tuyển sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT
- Thí sinh sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 để đăng ký xét tuyển đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên không yêu cầu về kết quả học tập/học lực giỏi.
- Đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định đối với các ngành thuộc nhóm đào tạo giáo viên.
- Đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Trường ĐHSP Hà Nội 2 quy định đối với các ngành ngoài sư phạm.
- Thí sinh không bị điểm liệt trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. Cụ thể:
+ Điểm liệt của mỗi bài thi độc lập (theo thang 10 điểm): Từ 1,0 điểm trở xuống.
+ Điểm liệt của mỗi môn thi thành phần (theo thang 10 điểm) của các bài thi tổ hợp: Từ 1,0 điểm trở xuống.
- Đối với ngành Giáo dục Mầm non, Giáo dục Thể chất:
+ Đối với tổ hợp môn đăng ký xét tuyển có 2 môn văn hóa thì tổng điểm các môn văn hóa + [(ĐƯT theo khu vực + ĐƯT theo đối tượng chính sách) x 2/3] (làm tròn đến 2 chữ số thập phân) ≥ 2/3 số điểm theo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Trường ĐHSP Hà Nội 2.
+ Đối với tổ hợp môn đăng ký xét tuyển có 1 môn văn hóa thì điểm môn văn hóa
+ [(ĐƯT theo khu vực + ĐƯT theo đối tượng chính sách) x 1/3] (làm tròn đến 2 chữ số thập phân) ≥ 1/3 số điểm theo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Trường ĐHSP Hà Nội 2.
d) Xét tuyển sử dụng kết quả học tập ở cấp THPT
- Thí sinh sử dụng kết quả học tập ở cấp THPT (Ghi trong học bạ) để đăng ký xét tuyển đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên (trừ ngành Giáo dục thể chất) phải có:
+ Điểm trung bình cộng các môn trong tổ hợp đăng ký xét tuyển tối thiểu là 8,0;
+ Kết quả học tập/học lực lớp 12 xếp loại Giỏi/Tốt hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 8,0 trở lên.
- Thí sinh sử dụng kết quả học tập ở cấp THPT (Ghi trong học bạ) để đăng ký xét tuyển đối với ngành Giáo dục thể chất thí sinh phải có:
+ Điểm trung bình cộng các môn trong tổ hợp đăng ký xét tuyển tối thiểu là 6,5;
+ Kết quả học tập/học lực lớp 12 xếp loại từ Khá trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 6,5 trở lên.
- Thí sinh là vận động viên cấp 1, kiện tướng, vận động viên đã từng đoạt huy chương tại Hội khỏe Phù Đổng, các giải trẻ quốc gia và quốc tế có điểm thi năng khiếu do cơ sở đào tạo tổ chức đạt loại xuất sắc (từ 9,0 trở lên theo thang điểm 10,0) khi đăng ký xét tuyển vào các ngành Giáo dục Thể chất, Quản lý thể dục thể thao không phải áp dụng ngưỡng đầu vào.
- Điểm liệt của môn Năng khiếu (theo thang điểm 10): Từ 1,0 điểm trở xuống.
- Thí sinh chỉ được phép đăng ký 01 tổ hợp môn xét tuyển/ngành, không giới hạn số nguyện vọng ngành đăng ký xét tuyển (Nhà trường xét tuyển theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp, nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất).
đ) Xét tuyển sử dụng kết quả đánh giá năng lực
- Đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về kết quả học tập cấp THPT đối với các ngành thuộc nhóm đào tạo giáo viên
- Đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Trường ĐHSP Hà Nội 2 quy định đối với các ngành ngoài sư phạm.
- Đối với ngành Giáo dục Thể chất: kết quả học tập/học lực lớp 12 xếp loại từ Khá trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 6,5 trở lên.
- Đối với các ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên (trừ ngành Giáo dục thể chất): kết quả học tập/học lực lớp 12 xếp loại Giỏi/Tốt hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 8,0 trở lên.
- Thí sinh là vận động viên cấp 1, kiện tướng, vận động viên đã từng đoạt huy chương tại Hội khỏe Phù Đổng, các giải trẻ quốc gia và quốc tế có điểm thi năng khiếu do cơ sở đào tạo tổ chức đạt loại xuất sắc (từ 9,0 trở lên theo thang điểm 10,0) khi đăng ký xét tuyển vào các ngành Giáo dục Thể chất, Quản lý thể dục thể thao không phải áp dụng ngưỡng đầu vào.
- Điểm liệt của môn Năng khiếu (theo thang điểm 10): Từ 1,0 điểm trở xuống.
- Thí sinh chỉ được phép đăng ký 01 tổ hợp môn xét tuyển/ngành, không giới hạn số nguyện vọng ngành đăng ký xét tuyển (Nhà trường xét tuyển theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp, nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất).
e) Xét tuyển sử dụng kết quả kỳ thi độc lập của Trường ĐHSP Hà Nội 2
- Đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về kết quả học tập cấp THPT đối với các ngành thuộc nhóm đào tạo giáo viên.
- Đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Trường ĐHSP Hà Nội 2 quy định đối với các ngành ngoài sư phạm.
- Đối với ngành Giáo dục Thể chất: kết quả học tập/học lực lớp 12 xếp loại từ Khá trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 6,5 trở lên.
- Đối với các ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên (trừ ngành Giáo dục Thể chất): kết quả học tập/học lực lớp 12 xếp loại Giỏi/Tốt hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 8,0 trở lên.
- Thí sinh là vận động viên cấp 1, kiện tướng, vận động viên đã từng đoạt huy chương tại Hội khỏe Phù Đổng, các giải trẻ quốc gia và quốc tế có điểm thi năng khiếu do cơ sở đào tạo tổ chức đạt loại xuất sắc (từ 9,0 trở lên theo thang điểm 10,0) khi đăng ký xét tuyển vào các ngành Giáo dục Thể chất, Quản lý thể dục thể thao không phải áp dụng ngưỡng đầu vào.
- Điểm liệt của môn Năng khiếu (theo thang điểm 10): Từ 1,0 điểm trở xuống.
- Thí sinh chỉ được phép đăng ký 01 tổ hợp môn xét tuyển/ngành, không giới hạn số nguyện vọng ngành đăng ký xét tuyển (Nhà trường xét tuyển theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp, nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất).