Danh sách câu hỏi
Có 22,361 câu hỏi trên 448 trang
Điền từ ngữ nối thích hợp vào chỗ trống để tạo sự liên kết giữa các câu.
a. Ở miền Bắc, Tết đến, hoa đào nở rộ. ………………………... ở miền Nam, khi Tết về, hoa mai khoe sắc.
b. Đến Huế, du khách thích được ngắm cảnh trên sông Hương. ………………….., mọi người còn mong muốn được thưởng thức ẩm thực Huế.
c. Nhiều người thích cốm làng Vòng vì nhiều lí do. Thứ nhất, cốm ở đây rất ngon. ………………………..., cốm còn là hình ảnh gợi liên tưởng đến mùa thu Hà Nội.
d. Đi du lịch ở miền Tây Nam Bộ, du khách sẽ có được trải nghiệm thú vị với nhiều hoạt động hấp dẫn như: chèo xuồng ba lá, đi cầu khỉ, thăm các chợ nổi. ………………………..., du khách còn có thể thỏa thích hái trái cây khi ghé thăm các miệt vườn.
Đọc đoạn văn ở bài tập 1 (SHS Tiếng Việt 5, tập hai, trang 46) và thực hiện các yêu cầu sau:
a. Đoạn văn nói đến sự việc gì? Người viết có ấn tượng chung về sự việc đó thế nào?
b. Nối nội dung với phần tương ứng của đoạn văn.
Phần
Nội dung
Mở đầu
Nêu ý nghĩa của sự việc; khẳng định lại tình cảm, cảm xúc đối với sự việc.
Triển khai
Nêu tên sự việc; thời gian, địa điểm diễn ra sự việc; ấn tượng chung về sự việc.
Kết thúc
Nêu tình cảm, cảm xúc về những chi tiết nổi bật của sự việc (khung cảnh, hoạt động, người tham gia,...)
c. Trong phần triển khai, những chi tiết nào nói về ngày hội gây được ấn tượng với người viết?
Những chi tiết nói về ngày hội gây được ấn tượng với người viết
Khung cảnh của ngày hội
Một số hoạt động tiêu biểu của ngày hội
d. Viết vào bảng từ ngữ, câu văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của người viết về ngày hội.
Từ ngữ, câu văn thể hiện tình cảm, cảm xúc trực tiếp
Từ ngữ, câu văn thể hiện tình cảm, cảm xúc gián tiếp
M: Tiếng trống, tiếng chiêng rộn rã khiến tôi cảm thấy háo hức lạ thường.
.............................................................
.............................................................
.............................................................
M: Tôi chăm chú dõi theo quả còn bay vút lên cao, lơ lửng trên không trung.
.............................................................
.............................................................
.............................................................
Nối các ví dụ với nhóm đại từ phù hợp:
Nhóm đại từ
Ví dụ
a) Đại từ xưng hô
thế, vậy, đó, đấy, bấy nhiêu
b) Đại từ nghi vấn
tôi, ta, ngươi, nó, họ,
c) Đại từ thay thế
ai, gì, nào, đâu, bao nhiêu