Danh sách câu hỏi
Có 22,399 câu hỏi trên 448 trang
Đọc.
THÚ CHƠI SÁCH CỦA NGƯỜI HUẾ
Ở Huế từ lâu đã có nhiều người chơi sách.
Người chơi sách ngoài bỏ tiền ra mua sách, lập tủ sách, thư viện tại gia còn phải là nhà sưu tầm, coi sách như hiện vật được tập hợp theo chủ đề nào đó. Họ bỏ thời gian, công sức và tiền bạc để săn đuổi một bản sách mà họ thích với niềm đam mê bất tận và với giá mua không lường trước.
Người chơi sách sẵn sàng "xới tung" tất cả các hiệu sách, các chiếu sách cũ vỉa hè, các tủ sách gia đình,... để mua hay đối lấy bản sách mà họ cần.
Ở Huế từ những năm ba mươi của thế kỉ trước đã có những nhà xuất bản tiếng tăm như Đắc Lập, Anh Minh, Phúc Sinh, Tiếng Dân,... Về sau, những ấn phẩm của họ trở thành đối tượng săn lùng của những người Huế chơi sách.
Người chơi sách ngoài việc đầu tư tiền bạc, thời gian và công sức còn phải nhờ vào cái “duyên” nữa. Có người từng vào Sài Gòn, ra Hà Nội để tìm mua một bản sách mà không được, nhưng một sớm mai đi ngang qua chiếu sách cũ ở vỉa hè đường Nguyễn Thái Học hay Hai Bà Trưng lại bắt gặp cuốn sách mà họ đang tìm và mua được với giá phải chăng.
Có nhiều trường phái chơi sách. Có người chơi sách theo loại – văn chương, lịch sử hay khoa học,... Có người theo tác giả. Có người theo nhà xuất bản. Có người chỉ sưu tầm sách về Huế. Có người lại chuyên săn lùng sách có thủ bút.
Trước đây người chơi sách thường là những bậc thức giả lớn tuổi. Gần đây xuất hiện thêm người chơi sách trẻ. Có bạn trẻ hiện sở hữu bộ sưu tập tới 14 000 cuốn đủ các thể loại. Có bạn trẻ có tới 6 000 cuốn chuyên về dân tộc học, văn hoá dân gian, lịch sử,... viết về Huế.
(Theo Trần Đức Anh Sơn)
Thủ bút: chữ viết tay, ở đây chỉ chữ kí và lời đề tặng của tác giả hoặc người mua sách để tặng.
Thức giả: người có kiến thức sâu rộng, được nể trọng.
Đọc.
THÚ CHƠI SÁCH CỦA NGƯỜI HUẾ
Ở Huế từ lâu đã có nhiều người chơi sách.
Người chơi sách ngoài bỏ tiền ra mua sách, lập tủ sách, thư viện tại gia còn phải là nhà sưu tầm, coi sách như hiện vật được tập hợp theo chủ đề nào đó. Họ bỏ thời gian, công sức và tiền bạc để săn đuổi một bản sách mà họ thích với niềm đam mê bất tận và với giá mua không lường trước.
Người chơi sách sẵn sàng "xới tung" tất cả các hiệu sách, các chiếu sách cũ vỉa hè, các tủ sách gia đình,... để mua hay đối lấy bản sách mà họ cần.
Ở Huế từ những năm ba mươi của thế kỉ trước đã có những nhà xuất bản tiếng tăm như Đắc Lập, Anh Minh, Phúc Sinh, Tiếng Dân,... Về sau, những ấn phẩm của họ trở thành đối tượng săn lùng của những người Huế chơi sách.
Người chơi sách ngoài việc đầu tư tiền bạc, thời gian và công sức còn phải nhờ vào cái “duyên” nữa. Có người từng vào Sài Gòn, ra Hà Nội để tìm mua một bản sách mà không được, nhưng một sớm mai đi ngang qua chiếu sách cũ ở vỉa hè đường Nguyễn Thái Học hay Hai Bà Trưng lại bắt gặp cuốn sách mà họ đang tìm và mua được với giá phải chăng.
Có nhiều trường phái chơi sách. Có người chơi sách theo loại – văn chương, lịch sử hay khoa học,... Có người theo tác giả. Có người theo nhà xuất bản. Có người chỉ sưu tầm sách về Huế. Có người lại chuyên săn lùng sách có thủ bút.
Trước đây người chơi sách thường là những bậc thức giả lớn tuổi. Gần đây xuất hiện thêm người chơi sách trẻ. Có bạn trẻ hiện sở hữu bộ sưu tập tới 14 000 cuốn đủ các thể loại. Có bạn trẻ có tới 6 000 cuốn chuyên về dân tộc học, văn hoá dân gian, lịch sử,... viết về Huế.
(Theo Trần Đức Anh Sơn)
Thủ bút: chữ viết tay, ở đây chỉ chữ kí và lời đề tặng của tác giả hoặc người mua sách để tặng.
Thức giả: người có kiến thức sâu rộng, được nể trọng.
Tìm ý cho đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về câu chuyện trên.
G: Tham khảo lời bình của người kể câu chuyện trên:
Khi nói đến ông già Nô-en bao giờ người ta cũng hình dung đó ít nhất phải là người đứng tuổi, giọng nói ấm áp, vui tính, hiền hậu, bụng to,... Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp bây giờ tạo ra những ông già Nô-en gầy gò, bụng xẹp,... Làm sao mà ông già Nô-en còn có thể đáng yêu trong bộ dạng các "anh già" mà trẻ con có thể thấy trên đường phố?
Ông già Nô-en là hiện thân của sự bí ẩn và diệu kì, vậy mà bây giờ...
Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu bên dưới.
Câu chuyện này có tới ba người: anh, tôi và cô em gái Đất Mũi rặt ri. Em tôi nhắn anh rằng Đất Mũi không có núi cao, không có biển xanh cát trắng, không có cung đình cổ kính, không có phố cổ đìu hiu. Đất Mũi chỉ có bùn sình, rừng thầm và biến. Biển không xanh ngằn ngặt mà đục ngầu phù sa.
Nhưng biển ở đây nhiều lắm. Biển đằng trước, biển bên phải, biển bên trái. Bình minh, mặt trời từ biển quẫy nước ngoi lên. Chiều về, mặt trời chín đỏ già nua lại ngụp về biến sau một ngày tự cháy.
(Theo Nguyễn Ngọc Tư)
Đất Mũi rặt ri: mang những đặc điểm rất rõ của người Đất Mũi (Cà Mau).
Biển ở đây nhiều lắm: vùng Đất Mũi (Cà Mau) là một bán đảo, ba mặt giáp biển.
a. Tìm các điệp từ, điệp ngữ trong đoạn văn.
b. Nêu tác dụng của việc sử dụng các điệp từ, điệp ngữ đó.
Đọc
CÁNH ĐỒNG LÀNG
Mỗi làng xã ở đồng bằng Bắc Bộ có nhiều cánh đồng, dân làng gọi là các “đỗi ruộng” hay “xứ đồng, đất có thể rộng hẹp, tốt xấu khác nhau và chúng đều mang những cái tên dân dã.
Ngoài các ruộng để cấy lúa, trồng màu, trên mỗi cánh đồng có khi còn có các thùng đấu, ao đầm, đìa lạch, bãi chăn thả,... đều là những thứ đất hoang hoá của chung làng xã mà mỗi người dân đều có thể khai thác được cái gì đó cho cuộc sống của mình.
Cánh đồng làng không bằng phẳng mà dày đặc các loại bờ, luống và rãnh. Bờ to cho cả cánh đồng là "bờ đỗi", bờ nhỏ cho từng thửa ruộng là "bờ con". Trong các bờ bụi có cua mà, ếch mà, hang chuột, hang rắn. Công việc nhà nông nào là phát bờ, cuốc góc, đắp vạ, be bờ, lên luống, dựng giàn.
Tuy có nhiều xứ đồng nhưng thường mỗi làng có một xứ đồng tốt nhất, gọi là "bờ xôi ruộng mật", lúa ngô, rau quả ở đây xanh tốt bời bời. Màu sắc của cánh đồng thay đổi theo mùa, mùa nào cũng đẹp. Dân làng quanh năm đầy ắp công việc:
Tháng Chạp là tháng trồng khoai
Tháng Giêng trồng đậu tháng hai trồng cà
Tháng Ba cày vỡ ruộng ra
Tháng Tư làm mạ mưa sa đấy đồng...
Hầu hết ca dao, tục ngữ của người Việt đều nảy sinh trên cánh đồng làng. Trong lúc làm ruộng, thợ cày, thợ cấy hát đối nhau. Trên cánh đồng làng, người nông dân “trông trời trông đất trông mây”, trông trăng quầng biết trời hạn, thấy trăng tán biết sắp có mưa, trông tua rua mà chuẩn bị mạ mùa sao cho kịp thời vụ.
Vừa tình yêu của con người trên cánh đồng làng cứ lớn dần theo tháng năm.
(Theo Chu Huy)
Thùng đấu: chỗ đất bị lấy đất để đắp đê, làm gạch ngói,… thành những hố sâu rộng, vuông vức.
Ao đầm, đìa lạch: chỉ những vũng nước tự nhiên nhỏ.
Cua mà, ếch mà: cua, ếch nằm trong hang, ngoài cửa hang thường có một ít đất viền cao lên.
Trông trăng quầng... có mưa: lấy ý câu tục ngữ" Trăng quảng thì hạn, trăng tán thì mưa"; trăng quáng là trăng có một vành tròn sáng nhiều màu bao quanh, có ranh giới rõ ràng (do ánh sáng khúc xạ qua các tinh thể băng); trăng tán thì gồm nhiều vành sáng nhưng yếu hơn, không có ranh giới rõ ràng (do ánh sáng khúc xạ qua các hạt nước), mặt trăng cũng mờ hơn trăng quầng.
Tua rua: một chùm sao nhỏ kết thành một đám mở, xuất hiện vào sáng sớm khoảng đầu tháng 5 âm lịch.
Đọc.
MÀU PHƯỢNG THẮM
Tối thứ Bảy, trăng sáng vằng vặc. Như thường lệ, lũ trẻ xóm Đông tụ tập ở gốc phượng đầu xóm để nô đùa. Bỗng, Hùng xuất hiện, giọng hớt hải: "Nguy rồi các cậu ơi! Cây phượng này sẽ bị chặt để xã mở rộng đường. Hôm nay, chú Tâm đến nói chuyện với bố tớ. Tớ nghe lỏm được..
Thế là cây phượng già sắp mất. Cây phượng có từ rất lâu. Góc phượng xù xì, cành lá xum xuê rợp mát cả một vùng. Bọn con trai chơi chọi gà bằng hoa phượng, lũ con gái chơi chuyền, nhảy dây, chơi ô ăn quan dưới gốc phượng. Tuổi thơ của chúng tôi thật êm đềm vì có cây phượng chở che, ấp ủ...
Đối diện với cây phượng là ngôi nhà nhỏ – quán hàng của cụ Tạo. Đoạn đường liên xóm đến đây bị thất lại như cổ chai: một bên là cây phượng, một bên là quán hàng. Để mặt đường đạt chuẩn, chỉ có cách chặt cây phượng già hoặc dời quán của cụ Tạo. Cụ Tạo tuổi cao, không người thân thích, dời quán thì cụ ở đâu. Thế nên chỉ còn cách hạ cây phượng.
Tối ấy, cụ Tạo rất ngạc nhiên vì trăng sáng mà lũ trẻ không nô đùa như mọi khi, chỉ túm tụm thầm thì. Cụ chậm rãi ra sau cây phượng và nghe hết cả. Lặng lẽ về nhà, cụ trần trọc suy nghĩ. Mệt mỏi, cụ thiếp đi. Trong giấc mơ, cụ thấy cây phượng đã bị chặt, chỉ còn một khoảng trời nắng chói loá, nhức nhối. Cụ giật mình choàng dậy, bật đèn, tìm cây bút và tờ giấy trắng viết đơn xin hiến nhà để giải toả
mặt đường.
Hè năm ấy, cây phượng ra hoa nhiều lắm, màu hoa đỏ rực. Lũ trẻ rủ nhau hái một cành hoa phượng thật đẹp đi thăm cụ Tạo ở nhà dưỡng lão. Cụ Tạo run run nhận món quà giản dị nhưng đầy ý nghĩa từ tay bọn trẻ. Lòng cụ thanh thản vì đã làm được một việc có ý nghĩa cho lũ trẻ.
( Theo Phạm Thị Bích Hường)