Danh sách câu hỏi

Có 25,984 câu hỏi trên 520 trang
* Yêu cầu khi viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (con người trong mối quan hệ với tự nhiên)  - Nêu được vấn đề thể hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên để bàn luận.   - Trình bày được mối quan hệ hai chiều giữa con người với tự nhiên (trong phạm vi vấn đề nghị luận), triển khai hệ thống luận điểm chặt chẽ, sử dụng lí lẽ sắc bén, bằng chứng xác thực và tiêu biểu.  - Nêu được quan điểm trái chiều về vấn đề hoặc khía cạnh nào đó của vấn đề và phản bác một cách có cơ sở.   - Đề xuất được giải pháp khả thi để giải quyết những bất ổn trong ứng xử của con người với tự nhiên.  * Phân tích bài viết tham khảo  Văn bản: Con người đã làm gì với tự nhiên?    - Giới thiệu vấn đề nghị luận: Mối quan hệ giữa con người với tự nhiên; ý nghĩa của mối quan hệ này; sự nhận thức chưa thấu đáo của 1 số người về điều đó; nhu cầu bàn luận sâu hơn về vấn đề.   - Trình bày ý kiến về vấn đề: Quả vậy, giữa con người với tự nhiên có mối quan hệ phong phú, đa chiều. Đó là vấn đề muôn thuở. Tuy nhiên, không phải bao giờ con người cũng nhận thức được một cách sâu sắc, thấu đáo để biết ứng xử đúng đắn với tự nhiên.  - Dùng lí lẽ và bằng chứng làm sáng tỏ luận điểm 1: Thể chất của con người mang tính tự nhiên.   - Dùng lí lẽ và bằng chứng làm sáng tỏ luận điểm 2: Tự nhiên là thế giới bao quanh con người.   - Dùng lí lẽ và bằng chứng làm sáng tỏ luận điểm 3: Tự nhiên còn là nguồn sống của tâm hồn con người.   - Dùng lí lẽ và bằng chứng làm sáng tỏ luận điểm 4: Con người đã đối xử tệ bạc với tự nhiên.   - Dùng lí lẽ và bằng chứng làm sáng tỏ luận điểm 5: Con người phải trả giá vì đã tác động vào tự nhiên 1 cách thiếu khoa học.   - Phản bác ý kiến trái chiều về 1 khía cạnh của vấn đề.   - Khái quát lại vấn đề nghị luận, nêu trách nhiệm của mọi người và đề xuất phương hướng hành động. 
* Đọc văn bản   1. Theo dõi: Thời gian, không gian và sự việc liên quan đến nhan đề của truyện.     - Thời gian: đời Tuyên Đức nhà Minh  - Không gian: trong cung.  2. Theo dõi: Hoàn cảnh của nhân vật chính trong truyện.   - Trong huyện có Thành đã dự khoa Đồng tử nhưng lâu không thi đỗ, tính chất phác nên bị bọn lí dịch gian giảo ép làm chức lí chính, tìm đủ cách chối từ mà không được, chưa đầy một năm thì chút ít gia sản đã cạn kiệt.  3. Theo dõi: Bà đồng bói toán có liên quan đến những sự việc nào trong truyện?   - Liên quan đến sự việc chỉ địa điểm để đi tìm dế chọi.   4. Dự đoán: Điều gì xảy ra sau khi con Thành sống lại nhưng “thần thái ngây ngốc như người gỗ, cứ ngủ mê mệt”?   - Dự đoán là hồn của con Thành đã nhập vào chú dế, nên khi con Thành sống lại nhưng “thần thái ngây ngốc như người gỗ, cứ ngủ mê mệt”.   5. Theo dõi: Con dế mới bắt được có gì kì lạ?   - Vừa nhỏ, vừa ngắn mà màu tía.  - Hình dáng như con chó, cánh hoa mai, đầu vuông chân dài.  6. Đối chiếu: Điều em dự đoán ở trên có chính xác không?   - Điều em dự đoán bên trên hoàn toàn chính xác.   * Sau khi đọc  Nội dung chính:   Tác phẩm Dế chọi kể về câu chuyện gia đình Thành Danh tìm bắt, nuôi nấng dế chọi để cống nạp cho nhà vua. Đồng thời tác giả đã lên án phê phán chế độ chính trị tàn bạo đương thời đã đè nén, áp bức, gây ra bao đau cho những người dân hiền lành lương thiện.  Nêu các sự kiện tạo nên cốt truyện và nhận xét ngắn gọn về không gian, thời gian, nhân vật chính trong truyện.  
1. Theo dõi: Những chi tiết giới thiệu nhân vật Vũ Thị Thiết và Trương Sinh.    - Vũ Thị Thiết – người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp.   - Trương Sinh – Con nhà hào phú, nhưng không có học; có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức.   2. Dự đoán: Theo em, kết cục của cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương sẽ như thế nào?   - Dự đoán: bé trai ra đời, Trương Sinh sau khi đi lính về đoàn tụ hạnh phúc bên vợ con.   3. Dự đoán: Trương Sinh có thái độ và hành động như thế nào sau khi nghe những lời nói của con?   - Trương Sinh đinh ninh là vơ hư, thái độ giận dữ về nhà chàng la um lên cho hả giận.   4. Đối chiếu: Kết cục cuộc hôn nhân của Vũ Nương và Trương Sinh có đúng như dự đoán của em không?   - Kết cục cuộc hôn nhân của Vũ Nương và Trương Sinh không đúng như dự đoán của em.   5. Suy luận: Câu chuyện sẽ như thế nào nếu không xuất hiện nhân vật Phan Lang?   - Nếu không xuất hiện nhân vật Phan Lang thì Vũ Nương sẽ không được giải oan.   6. Theo dõi: Điều gì khiến Vũ Nương muốn tìm về gặp chồng?   - Vũ Nương muốn tìm về gặp chồng vì:   + Không muốn trốn ở đây mãi để mang tiếng xấu xa.   + Nỗi nhớ nhà, nỗi nhớ quê hương chan chứa nên muốn tìm về.  * Sau khi đọc  Nội dung chính:  Câu chuyện khẳng định vẻ đẹp tâm hồn truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Đồng thời thể hiện niềm cảm thương cho số phận bi kịch của người phụ nữ; lên án tố cáo các lễ giáo phong kiến vô nhân đạo, các hủ tục hà khắc trong chế độ phong kiến đương thời.  Trình bày cốt truyện và nêu bố cục của tác phẩm.