Danh sách câu hỏi

Có 25,984 câu hỏi trên 520 trang
* Đọc văn bản  Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:   1. Theo dõi: Sự xuất hiện của nhân vật Kim Trọng.  - Kim Trọng xuất hiện trong hoàn cảnh gặp chị em Thúy Kiều ở mộ Đạm Tiên.  - Kim Trọng xuất hiện toát lên vẻ:  + Nền phú hậu bậc tài danh.  + Văn chương nết đất thông minh tính trời.  + Phong tư tài mạo tót vời.  + Vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa.  - Sự xuất hiện của Kim Trọng đã khiến Thúy Kiều này sinh tình cảm với Kim Trọng, mở đầu cho mối tình Kim - Kiều.  2. Theo dõi: Những từ ngữ, hình ảnh miêu tả cảm xúc, tâm trạng của các nhân vật.  - Từ ngữ, hình ảnh miêu tả cảm xúc, tâm trạng Thúy Kiều;  + E lệ.  + Ngổn ngang.  + Một mình nặng ngắm bóng nga.  + Nỗi xa bời bời.  + Tình trong như đã mặt ngoài còn e.  - Từ ngữ, hình ảnh miêu tả cảm xúc, tâm trạng của Kim Trọng:  + Tình trong như đã mặt ngoài còn e.  + Chập chờn cơn tỉnh cơn mê.  + Rốn ngồi chẳng tiện dứt về chỉn khôn.  + Cơn buồn.  + Khách đà lên ngựa người còn nghé theo.  - Từ ngữ, hình ảnh miêu tả cảm xúc, tâm trạng Thúy Vân:   + E lệ.  + Tình trong như đã mặt ngoài còn e.  3. Hình dung: Bức tranh thiên nhiên.  - Bức tranh thiên nhiên trong bài tươi sáng, tràn đầy sức sống nhưng không kém vẻ yên bình, tĩnh lặng, thể hiện qua hình ảnh “bên cầu tơ liễu’, “giọt sương”, ‘mặt trời gác núi”, “chiêng đà thu không”  - Đó còn là bức tranh đêm trăng thơ mộng, trữ tình, thể hiện qua hình ảnh “dưới cầu nước chảy”, “gương nga”, “bóng nga”.  - Không đơn thuần chỉ là bức tranh thiên nhiên đẹp như tranh thủy mặc, bức tranh ấy còn ẩn chứa nỗi tương tư của Thúy Kiều với Kim Trọng, thể hiện qua hành động ngắm trăng của Thúy Kiều.  4. Theo dõi: Lời người kể chuyện và lời nhân vật.  - Lời nhân vật: Là hai câu thơ than thở của Thúy Kiều: “Người mà đến thế thì thôi,/ Đời phồn hoa cũng là đời bỏ đi!/ Người đâu gặp gỡ làm chi,/ Trăm năm biết có duyên gì hay không?”. Lời nhân vật trực tiếp bộc lộ suy nghĩ, tâm trạng, cảm xúc của nhân vật đó.  - Lời người kể chuyện: Gồm toàn bộ những câu thơ còn lại. Lời người kể chuyện dùng để giới thiệu các nhân vật và dẫn dắt câu chuyện, đôi lúc sẽ bình phẩm về suy nghĩ, tâm trạng của các nhân vật.  * Sau khi đọc  Nội dung chính: Văn bản kể về cuộc gặp gỡ giữa Kim Trọng và chị em Thúy Kiều. Qua đó, nhà thơ thể hiện tình yêu trong sáng giữa Kim - Kiều và nỗi tương tư thầm kín của Thúy Kiều với Kim Trọng.     Đoạn trích có những nhân vật nào và kể về sự việc gì? 
* Đọc văn bản  Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:   1. Hình dung: Những sự vật, hiện tượng phụ họa cùng mưa  - Hoa xuân rụng.  - Thềm lan.  - Nước non.  - Ý khách.  - Bóng dương tà.  - Bóng tà dương.  - Khách tha hương.  - Hàng lệ rơi.  2. Theo dõi: Những nơi mưa rơi xuống.  - Lầu.  - Thềm lan.  - Nẻo dặm ngàn.  - Nước non.  - Ngoài nội trên ngàn.  - Đầm, nẻo đồi.  3. Theo dõi: Cách sử dụng các biện pháp tu từ.  - Các biện pháp tu từ được sử dụng:  + Điệp ngữ: “mưa hoa rụng”, “mưa xuống”, “mưa rơi”, “bóng dương”, “mưa trong ý khách”  + Ẩn dụ: “thềm lan”, “giọng đàn mưa xuân”, “bóng tà dương”, “mưa trong ý khách”,…  - Nhận xét cách sử dụng các biện pháp tu từ:  + Tác giả sử dụng rất nhiều biện pháp tu từ điệp ngữ và ẩn dụ trong bài thơ bằng cách hợp lý, dễ hiểu.  + Sử dụng khéo léo, ý nhị, vừa thể hiện nội dung bài thơ rất sâu sắc, vừa làm bài thơ nhịp nhàng, bay bổng.  4. Suy luận: Nguyên nhân khiến nhân vật “khách tha hương” rơi lệ.  - Do “khách tha hương” thấy được bóng tà dương trong một buổi chiều, nhớ lại quê hương nên mới rơi lệ.  - Rộng hơn nữa, “khách tha hương” đã xa quê lâu năm được chứng kiến một cơn mưa, và hàng loạt cảnh vật của cố hương hiện ra trong cơn mưa qua tâm tưởng của “khách”. Chính vì vậy, “khách” đã bồi hổi, xúc động, nhớ nhung về quê hương.  * Sau khi đọc  Nội dung chính: Bài thơ tái hiện lại một chiều mưa xuân êm ả, thơ mộng cùng tiếng đàn du dương trong cơn mưa. Khi chứng kiến hình ảnh ấy, người khách xa quê bồi hồi, xúc động, sầu đau khi nhớ lại quê hương của mình.    Chỉ ra những đặc điểm của thể thơ song thất lục bát thể hiện trong bài thơ Tiếng đàn mưa. 
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong các trường hợp dưới đây:  a. Một nghề cho chín còn hơn chín nghề. (Tục ngữ)  b. Nấu đậu phụ cho cha ăn  Sắc ích mẫu cho mẹ uống.                                  (Câu đối)  c. Giậu rào mắt cáo, mèo chui lọt  Rổ rức lòng tôm, tép nhảy qua.                        (Nguyễn Huy Lượng)  d. Bánh cả thùng sao gọi là bánh ít?  Trầu cả khay sao gọi là trầu không?                           (Ca dao)  e. Thấy nếp thì lại thèm xôi  Ngồi bên thùng gạo nhớ nồi cơm thơm.                         (Ca dao)  g. Con ngựa đá con người đá, con ngượi đá không đá con ngựa. (Vế đối cổ)   h. Anh Hươu đi chợ Đồng Nai  Bước qua Bến Nghé, ngồi nhai thịt bò.                        (Ca dao)  i. Con cá đối bỏ vào trong cối đá;  Con mèo cái nằm trên mái kèo.  Trách cha mẹ em nghèo, anh nỡ phụ duyên em.                         (Ca dao)  k. Một trăm thứ dầu, dầu xoa không ai thắp;  Một trăm thứ bắp, bắp chuối chẳng ai rang;  Một trăm thứ than, than thân không ai quạt;  Một trăm thứ bạc, bạc tình chẳng ai mua.                             (Ca dao)           
* Đọc văn bản  Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:   1. Hình dung: Cảnh người chinh phụ tiễn biệt người chinh phu.  - Người chinh phụ đang tiễn người chinh phu ra trận, địa điểm tiễn đưa có thể ở Hàm Dương, gần vườn dâu.  - Người chinh phụ có thể là một cô gái trẻ đang bịn rịn, quyến luyến không muốn xa chồng. Hai vợ chồng luyến lưu nhìn nhau, một bước đi lại một bước dừng.  - Sau khi người chồng đã đi xa, người vợ sầu não, cô đơn, đau đớn khi vừa nhớ thương, vừa lo lắng cho chồng. Nàng nhìn mãi, ngóng theo chồng nhưng chỉ thấy vườn dâu xanh ngắt trải dài.    2. Theo dõi: Các từ ngữ miêu tả cảm xúc của người chinh phụ.  - Ngẩn ngơ nỗi nhà.  - Sầu.    3. Hình dung: Tâm trạng của người chinh phụ sau khi chia li người chinh phu  - Cảm xúc của người chinh phụ:  + Thẫn thờ, ngẩn ngơ nhìn chồng rời đi.  + Sầu não, u buồn và nhớ chồng da diết.  + Lo lắng cho chồng khi chồng ở chiến trường.  + Bồi hồi ngóng chồng trở về.  * Sau khi đọc  Nội dung chính: Bài thơ tái hiện cảnh chia li của người chinh phụ và người chinh phu trước khi ra trận qua lời tâm sự của người chinh phụ, qua đó nhà thơ thể hiện tình cảm nhớ nhung, buồn sầu của những người phụ nữ trong thời chiến khi tiễn chồng ra trận.    Chỉ ra những đặc điểm của thể thơ song thất lục bát thể hiện trong đoạn trích Nỗi niềm chinh phụ. Những đặc điểm này cho thấy thể thơ song thất lục bát có gì khác với thể thơ lục bát?