Danh sách câu hỏi
Có 25,984 câu hỏi trên 520 trang
Sắp xếp các văn bản sau theo phân loại: văn học Việt Nam và văn học nước ngoài.
Dế Mèn phiêu lưu kí, Cô bé bán diêm, Sự tích Hồ Gươm, Ông lão đánh cá và con cả vàng, Người đàn ông cô độc giữa rừng, Vụ cải trang bất thành, Dọc đường xứ Nghệ, Ông đồ, Dể chọi, Làng, Ông lão bên chiếc cầu, Tiếng gà trưa, Cái kính, Những cánh buồm, , Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục, Đẽo cày giữa đường, Bạch tuộc Tôi đi học, Nắng mới, Chất làm gỉ, Người mẹ vườn cau, Đổi tên cho xã, Buổi học cuối cùng, Chiếu dời đô, Thời thơ ấu của Hon-đa, Treo biển, Chuyện người con gái Nam Xương, Gói thuốc lá, Người thứ bảy.
Sắp xếp các văn bản sau theo hai bộ phận: văn học dân gian và văn học viết.
Thánh Gióng, Dế Mèn phiêu lưu kí, Sự tích Hồ Gươm, À ơi tay mẹ, Về thăm mẹ, Trong lòng mẹ, Ca dao Việt Nam, Người đàn ông cô độc giữa rừng, Dọc đường xứ Nghệ, Ông đồ, Tiếng gà trưa, Ếch ngồi đáy giếng, Những cánh buồm, Mẹ và quả, Đẽo cày giữa đường, Cây tre Việt Nam, Trưa tha hương, Tôi đi học, Nắng mới, Người mẹ vườn cau, Đổi tên cho xã, Hịch tướng sĩ, Nam quốc sơn hà, Thi nói khoác, Chiếu dời đô, Treo biển, Chuyện người con gái Nam Xương, Gói thuốc lá, Quê hương.
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Đây là bài thơ khóc bạn rất tha thiết cảm động của Nguyễn Khuyến, cũng là bài thơ khóc bạn rất nổi tiếng trong nền thơ ca dân tộc. Dương Khuê là bạn đồng khoa với Nguyễn Khuyến tại khoa thi Hương năm 1864. Dương Khuê đỗ tiến sĩ, làm quan to, để lại nhiều bài thơ hát nói tuyệt bút. Từ bạn đồng khoa đã phát triển thành bạn tri âm tri kỉ nên Nguyễn Khuyến mới có thơ khóc bạn cảm động và tha thiết như vậy. Có thể xem đây cũng là một bài văn tế được viết bằng thể thơ song thất lục bát, giọng thơ réo rắt thấm đầy lệ, gồm 38 dòng thơ.
Mở đầu bài thơ là một tiếng than, tiếng nấc đau đớn:
Bác Dương thôi đã thôi rồi,
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.
Một sự thảng thốt xót thương cất lên, tưởng như bất ngờ bị đánh rơi mất một cái gì vô cùng quý báu. Nhóm từ “thôi đã thôi rồi” thay cho khái niệm “đã mất”, “đã chết”, “đã qua đời”,... – một lối nói bình dị, làm giảm bớt đi nỗi đau đớn ghê gớm đối với tuổi già. Theo cách tính tuổi của các cụ ngày trước thì Dương Khuê mật lúc 63 tuổi, khi đó Nguyễn Khuyến đã 68 tuổi rồi. Đúng là tiếng khóc bạn của những bậc cao niên. Hai chữ “nước mây” chỉ hai sự vật cách xa. Nước chảy, mây trôi, Xã nhau vời vợi, nghìn trùng cách trở, có mấy khi gặp nhau. Song, lòng nước chảy, dù đi đâu về đâu vẫn ôm ấp bóng mây trôi. Hình ảnh “nước mây” được liên kết với từ láy “man mác”, “ngậm ngùi” diễn tả một trời thương xót, một không gian cách trở bao la, âm dương đôi đường, buồn đau, nặng trĩu.
Chữ “bác” trong thơ Nguyễn Khuyến mang tính biểu cảm sâu sắc. Nhà thơ luôn luôn gọi bạn bằng bác, thể hiện một tấm lòng kính trọng và thân mật. Chữ “kính và chữ “lễ” in đậm trong phong cách ứng xử của Tam nguyên Yên Đỗ: “Bác Dương thôi đã thôi rồi.. Kể tuổi tôi còn hơn tuổi bác ... Bác chẳng ở, dẫu van chẳng ở ...”.
Phần thứ hai gồm 24 dòng thơ, tác giả nhắc lại, nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc với người đã quá cố. Với nhà nho thì bạn đồng khoa là bạn đẹp nhất, tự hào nhất Nguyễn Khuyến và Dương Khuê cùng đỗ đạt, cùng làm quan, tình bạn ấy là “duyên trời” tác hợp nên:
Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước,
Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau.
Kinh yêu từ trước đến sau,
Trong khi gặp gỡ khác đâu duyên trời.
Các từ ngữ “sớm hôm”, “cùng nhau”, “từ trước đến sau” thể hiện một tình bạn vô cùng thân thiết, chung thuỷ. Mỗi một kỉ niệm là một mảnh tâm hồn của nhà thơ được nhắc lại với bao nhiêu giọt lệ. Nguyễn Khuyến như vẫn thấy Dương Khuê đang cùng mình hiển hiện. Phải là bạn tâm đầu ý hợp, phải là những tạo nhân mặc khách mới có những kỉ niệm cầm ca, thi tửu đẹp và đáng nhớ như vậy.”
(Theo thivien.net)
a) Cách phân tích bài thơ Khóc Dương Khuê ở trên có gì giống cách phân tích bài thơ này của tác giả Hoàng Hữu Yên trong văn bản Phân tích bài “Khóc Dương Khuê” ở Bài 10?
b) Trong đoạn trích trên, người viết tập trung phân tích yếu tố hình thức nào của bài thơ?
c) Dẫn ra một số câu văn trong đoạn trích thể hiện tính biểu cảm của văn nghị luận.
Chỉ ra những câu nêu lí lẽ và những câu nêu bằng chứng của tác giả Nguyễn Văn Long trong đoạn trích sau (trích Về truyện “Làng” của Kim Lân):
“Ngay từ những dòng đầu, truyện đã mở ra với tâm trạng của ông Hai ở nơi tản cư: Tối nào cũng vậy, cứ đến lúc nhà lên đèn và bà Hai ngồi lầm rầm tính toán những tiền cua, tiền bún, tiền kẹo,... thì một tâm trạng buồn bực lại dậy lên trong lòng ông Hai khiến ông phải vùng dậy sang bên bác Thứ nói chuyện. Cái việc ông Hai cứ tối tối lại tìm sang bác hàng tản cu cũng là người tản cư để nói chuyện chính là một cách để giải toả những nỗi buồn bực, nghĩ ngợi vẩn vơ và nhất là để thổ lộ nỗi nhớ da diết cái làng của ông. Bởi vậy, trong cuộc trò chuyện, chỉ có ông Hai nói và bác Thứ ngồi nghe. Mà thực ra thì ông Hai cũng chẳng để ý lắm đến việc người cùng trò chuyện có nghe ông nói hay không, ông chỉ cốt nói để trút vợi tâm trạng và nhất là cho đỡ nhớ cái làng của mình. “Ông nói chuyện về cái làng ấy một cách say mê và náo nức lạ thường. Hai con mắt ông sáng hẳn lên, cái mặt biến chuyển, hoạt động.”.
Ngòi bút miêu tả tâm lí của Kim Lân càng tỏ ra sâu sắc khi đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống thử thách để làm bộc lộ chiều sâu tâm trạng của nhân vật, đó là tình huống ông Hai đột ngột nghe tin dữ: Làng Chợ Dầu của ông theo giặc lập tề.”
Xác định những câu văn nêu vấn đề khách quan, ý kiến chủ quan trong đoạn văn sau (trích Nghĩ thêm về “Chuyện người con gái Nam Xương” – Nguyễn Đình Chú) và lí giải vì sao:
“Trong Chuyện người con gái Nam Xương, hình tượng trung tâm là Vũ Nương đã được xây dựng với tính cách một phụ nữ đẹp người, đặc biệt là đẹp nết nhưng lại phải chịu một nỗi oan khiên tày trời. Nàng là hiện thân cho thân phận đau khổ của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Nói thế hoàn toàn không sai nhưng chưa đủ để phân biệt được giá trị của Chuyện người con gái Nam Xương với các tác phẩm khác cùng nói về phẩm chất tốt đẹp và nỗi khổ của người phụ nữ ở thời trung đại. Muốn thấy được cái độc đáo và cũng là cao siêu của Chuyện người con gái Nam Xương, phải nói thêm điều này. Đó là cái mong manh vô cùng mong manh, mong manh tới độ với tư duy thông thường, trên thế gian này, chẳng ai có thể nghĩ tới. Nhưng đó là sự thật. Sự thật quá ư khắc nghiệt đối với hạnh phúc của đàn bà, chẳng riêng gì ở Việt Nam thời phong kiến, mà còn là với nữ giới muôn nơi, muôn thuở.”
(Bài tập 3, SGK) Chỉ ra sự khác biệt về nghĩa giữa các yếu tố Hán Việt dưới đây:
- đồng: đồng âm, đồng bào, đồng ca / đồng dao, mục đồng, thần đồng.
- giai: giai nhân, giai phẩm, giai thoại / giai cấp, giai đoạn, giai tầng / giai lão, bách niên giai lão.
- minh: minh châu, minh quân, minh tinh / chứng minh, thuyết minh, minh oan / đồng minh, liên minh.
- tân: lễ tân, tân khách, tiếp tân / tân binh, tân dược, tân thời.
- vị: định vị, hoán vị, kế vị / vị quốc, vị tha / vị lai, vị tất, vị thành niên.
Đọc đoạn trích sau (trích Đình công và nổi dậy – Vi Huyền Đắc) và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Tiếng ở dưới đường (Lại ồn ào hơn trước) – Anh em ơi! Ông ấy gọi lính về để bắn chết anh em... Bắn thì bắn... không sợ... Có giỏi cứ bắn chết cả đi xem nào... Anh em ơi! Đừng đợi lính đến, phá, phá cái nhà này đi cho ông... Phá... đốt... phá!
Rồi ở trong những tiếng ồn ào bỗng có tiếng nổ to hơn. Dứt tiếng nổ thì thấy ông Chung giơ tay phải bưng lấy trán, còn tay trái, ông vịn vào vai bà Ba. Bà nhìn lên thấy máu ở trán ông chảy ròng ròng xuống tay ông thì kêu rú lên.
Bà Ba – Ối giời ơi, nó bắn chết chồng tôi rồi... (Bà vừa kêu vừa khóc, vừa dìu ông, đỡ ông ngồi xuống ghế. Ông vừa ngồi xuống ghế xong thì xoài tay ra, gục đầu xuống bàn, bất tỉnh nhân sự. Bà cuống quýt, rờ vào chỗ vết thương, ngước mắt nhìn quanh quẩn để cầu cứu, nhưng không thấy ai. Bà lại lay ông) Ông ơi! Ông ơi! Ông ơi! Ới ông ơi! (Ông nấc lên một cái rồi xoài hẳn người ra, một tay buông thõng xuống. Bà ôm chặt lấy ông, mặt ngơ ngác như hoá điên) Ới giời ơi! Giời đất ơi! Chồng tôi chết rồi! Có ai cứu chúng tôi... Ới giời ơi! (Bà rờ trán ông, rồi lại rờ tay ông. Bà chạy đi, chạy lại, rồi lại đứng dừng lại, ngẫm nghĩ một lát. Sau vụt đến bên ông, thò tay móc túi ông, túi bên phải, túi bên trái, rồi bà rút ra một chùm chìa khoá. Bà đi ra tủ két tìm chìa khoá cho vào lỗ khoa. Ngay lúc bấy giờ, cái cửa kính phía tay phải bỗng bật tung ra, kính vỡ rơi loảng xoảng. Bà giật mình, dừng tay nhìn ra. Một người đàn ông bận đồ Tây nhảy xuống sàn. Người ấy đứng nhìn các phía rồi chạy xông lại phía tủ két. Bà Ba hình như đã nhìn rõ người đàn ông nên kêu rú lên) Cả Bích! Mày... (thì vừa bị người đàn ông nhảy xổ vào giơ hai tay bóp cổ. [...] Cả Bích, vì chính người đàn ông ấy là cả Bích, đẩy bà Ba ngã ra đấy, rồi ra tủ két mở tủ. Cả Bích vừa xoay cái chìa thì có tiếng rầm rộ ở buồng kế toán. Cửa bị phá tung ra. Kẻ xẻng, người cuốc, kẻ dao, người gây ùa vào). [...]
Màn hạ thật nhanh.”
a) Nhận biết và dẫn ra ví dụ cụ thể của các yếu tố: tên nhân vật, lời nhân vật, chỉ dẫn sân khấu trong đoạn trích trên.
b) Điều gì khiến người đọc bất ngờ khi đọc đoạn trích trên? Dẫn ra chi tiết mà em thấy bất ngờ nhất.
c) Trong đoạn trích trên, vì sao tác giả chủ yếu sử dụng các chỉ dẫn sân khấu?
d) Em hãy hình dung về kết cục của câu chuyện gia đình Trần Thiết Chung.