Danh sách câu hỏi

Có 715 câu hỏi trên 15 trang
Em hãy cùng các bạn thào luận và đưa ra cách thực hiện quán lí thời gian hiệu quả trong các tình huống dưới đây: Tình huống 1. Mỗi ngày, V đều tất bật với lịch học tập,choi thé thao,Sau khi ăn uống, vệ sinh cá nhân, bạn lại làm bài tập tới tận đêm khuya., kết quá học tập c cǔng cám tháy bối rối không biết phái làm gì trước, sau. Tình huống 2. Mỗi khi làm bài về nhà, những môn không yêu thích G thưòng để lại cuối cùng, hoặc tới gần hạn chót mới làm. Do đó, nhiều lần G không hoàn thành được bài tập như dự định hoặc phải thức rất muộn mới hoàn thành được. Tinh huống 3. B có thể hoàn thành phiếu bài tập về nhà trong thời gian 1 giờ nhung B thường vừa làm bài, vừa nói chuyện với các bạn trên mang Internet, vừa chơi điện tử nên mất đến 3 giờ mới hoàn thành phiế u. Tình huống 4. Hai tuần nữa T sẽ thi học kì, T cũng nhận lời giúp bạn thàn làm video cho cuộc thi thiết kế video mà bạn tham dự. Những tuần gần đây, sau giờ tan học từ 16 giờ đến 18 giờ, T ở lại trường cùng bạn lên ý tưởng, tiến hành dựng video. Sau khi ǎn tối, T lai tiếp tuc ngồi làm video tục làm video cho tới giờ hộc, thậm chí giữa các khoảng thời gian làm bài tập, T vẫn tiếp tục làm video.
Ngoài những công việc thường nhật, A dự định sẽ làm xông thiệp sinh nhật cho bạn và học thuộc từ tiếng Anh trong 3 ngày tới. Để hôanf thành công việc này, A đã xây dựng thời gian biểu chi tiết. Ngày đầu tiên thực hiện kế hoạch, A rất vui vì mọi việc diễn ra rất thuận lợi, những việc đặt ra đều được hoàn thành như dự kiến. Ngày thứ hai, A đi mua truyện cùng bạn và về nhà trễ 1 tiếng so với kế hoạch. Tối hôm đó, vì có việc đột xuất, mẹ nhờ A trông em đến tối muộn. A vừa làm bài tập, vừa trông em nên không làm được thiệp cũng như học từ mới. Ngày thứ ba, A quyết định sẽ thức muộn hơn 1 tiếng vào cuoois ngày để làm thiệp bù chô hôm qua. Nhưng đến 22 giờ bạn mới hoàn thành hết bài tập về nhà, chưa kịp học từ mới tiếng Anh. A tự nhủ: “Thôi ưu tiên làm thiệp trước vì ngày mai phải tặng bạn rồi, từ mới tiếng Anh thì học lúc nào chẳng được!”. A bắt tay vào hoàn thiện tấm thiệp, vài phút sau, cơn buồn ngủ ập đến, A nghĩ “Thôi đi ngủ đã, sáng mai mình sẽ cố gắng dậy sớm để hoàn thành. Chắc là xong thôi.” . Sáng hôm sau, A lại thức dậy vào 6h30 như mọi ngày a) Theo em, bạn A đã làm gì để quản lí thời gian cúa mình trong trường hợp trên? Trong những việc làm đó, việc làm nào là phù họp và việc làm nào chưa phù hợp để quản lí thời gian hiệu quả? Vì sao? b) Việc quản lí thời gian của bạn A trong trường hợp trên sẽ dẫn tới kết quả nào?
Đọc câu chuyện CHIẾC BÌNH THỜI GIAN Trong một buổi diễn thuyết về chủ đề sử dụng thời gian, một diễn giả đã làm cả khán phòng bất ngờ. Khi đang thuyết trình, ông dừng lại và lấy ra một chiếc bình, bên cạnh một chiếc đĩa to trên đó có một số viên đá bằng nắm tay. Thế rồi ông lần lượt cho các viên đá vào bình, hết viên này người:“Chiếc bình đã đầy chưa?”. Mọi người nhìn vào cái bình rồi nói:“Đây rồi a!”. Ông cúi xuống bàn và kéo ra một rổ sỏi và đổ sỏi vào bình và lắc cho các viên sỏi chui vào các kẽ hở giữa các viên đá. Thế rồi ông mim cười và hỏi: “Bây giờ đầy thật chưa?”. Đến lúc này mọi người không bị mắc lừra nữa. “Có lẽ là không”, nhiều người lên tiếng. Ông mim cười rồi lại cúi xuống bàn lấy ra một túi cát. Sau đó ông bắt đầu rắc cát vào các kẽ hở nhỏ giữa các viên đá và sỏi. Một lần nữa ông nhìn mọivà hỏi:“Bây giờcái bình đã đầy chưa nào?”. “Chưa ạ!”, mọi người thốt lên. “Tốt lắm!”,ông nói và cầm một ca nước đổ vào chiếc bình. Rồi ông hỏi: “Vậy, vấn đề ở đây là gì?”. Thờigian cũng giống như chiếc bình, nó có giới hạn. Những việc quan trọng như những viên đá lớn, những việc ít quan trọng hơn là những viên đá nhỏ, những việc không quan trọng khác chính là những hạt cát. Nếu chúng ta bỏ trống chiếc bình thì thật lãng phí nhưng nếu ta lấp đầy chiếc bình thời gian một cách không phù hợp mọi thứ sẽ trở lên hỗn độn, khó kiểm soát hoặc không còn khoảng trống cho những gì quan trong. Nhưng nếu khéo léo, ưu tiên sử dụng thời gian cho những việc quan trọng trước, chúng ta sẽ luôn hoàn thành công việc thuận lợi và còn có thêm thời gian cho các công việc kém quan trọng hơn hoặc để nghi ngơi. (Theo Tư duy tối ưu, Stephen R. Covey,NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh) a) Em hãy nhận xét cách sắp xếp thời gian theo mô tả của diễn giả trong câu chuyện. Vì sao cách sắp xếp này thể hiện việc quản lí thời gian hiệu quả? b) Em hãy chỉ ra sự khác biệt về kết quả của việc quản lí thời gian hiệu quả, không hiệu quả được mô tả ở hình ảnh 1, 2 và cho biết tại sao cần quản lí thời gian hiệu quả.
Chiến tranh thế giới thú hai (1939 - 1945) là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người (bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1 000 năm trước đó cộng lại). Bảng so sánh hai cuộc chiến tranh thế giới   Chiến tranh thế giới thứ nhất Chiến tranh thế giới thứ hai Những nước tuyên bố tình trạng chiến tranh 36 76 Số người bị động viên vào quân đội (triệu người) 74 110 Số người chết (triệu người) 13,6 60 Số người bị thương và tàn tật (triệu người) 20 90 Thiệt hai về vật chất (tỉ đô la),trong đó chi phí quân sự trực tiếp(tỉ đô la) 388 208 4 000 1384         Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc đụng đầu và sự thử thách quyết liệt,toàn diện giữa hai thế lực tiến bộ và phản động trên phạm vi toàn thế giới, mở ra một thời kì mới của lịch sử thế giới hiện đại. Thắng lợi của cuộc chiến tranh chống phát xít có ý nghĩa lịch sử trọng đại, làm thay đổi căn bản tình hình thế giới, đã tạo ra những tiền đề thuận lợi để sự nghiệp đấu tranh vìhoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội phát triển sang một thời kì mới. Theo Nguyễn Anh Thái (Chủ biên), Lịch sử thế giới hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006) Em hãy làm rõ những hậu quả của chiến tranh được thể hiện qua thông tin trên và cho biết ý nghĩa của bảo vệ hoà bình đối với cuộc sống con người, quốc gia, dân tộc và nhân loại.
Đọc câu chuyện và quan sát hình ảnh Câu chuyện 1. Trong thập niên 50 của thế kỉ XX, nhân dân Pháp trên toàn quốc sôi nổi tham gia phong trào chống chiến tranh do thực dân Pháp tiến hành ở Việt Nam và Đông Dương. Bà Raymonde Dien là một trong những người có tiếng nói mạnh mẽ nhất ủng hộ khát vọng hoà bình, độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam. Ngày 23/02/1950, tại một nhà ga tàu hoá ở Paris, bà Raymonde Dien đã vận động một nhóm người tới chặn đoàn tàu chở vũ khí của thực dân Pháp sang Việt Nam. Khi đoàn tàu tiến vào ga, cô gái Raymonde Dien, khi đó mới 21 tuổi, đã nằm xuống đường ray tàu, lấy thân mình ngǎn đoàn tàu chạy đi. Đoàn tàu dùng lại khấn cấp khi mũi tàu chỉ cách bà vài gang tay. Bà Raymonde Dien sau đó bị bắt. Toà án quân sự kết án bà một nǎm tù giam. Câu chuyện xả thân quả cảm của bà Raymonde Dien đã gây nên sự xúc đoongj mạnh mẽ cho nhân dân yêu chuộc hoà bình trên khắp thế giới. Phong trào đấu tranh đòi thả bà Raymondr Dien đã lan rộng tới mức thược dân Pháp đã phải trả tự do cho bà sau 10 tháng kể từ ngày bà bị bắt giữ. (Theo báo điện tử nhandan.vn, Raymonde Dien - biểu tượng cho phong trào đoàn kết quốc tế ủng hộ nhân dân Việt Nam, ngày 20/08/2022) Câu chuyện 2. Sadako Sasaki là một nạn nhân của vụ ném bom nguyên tử ở tỉnh Hiroshima và tỉnh Nagasaki. Cô bé bị nhiễm phóng xạ của bom nguyên tử, phát bệnh ung thư bạch cầu vào năm 10 tuổi và qua đời chỉ 2 năm sau đó. Tuy nhiên, sự kiên cường chiến đấu với bệnh tật của Sadakoo Sasaki đã truyền cảm hứng chô nhiều người, cô bé đã trở thành một nhân vật biểu tượng cho hoà bình ở tỉnh Hiroshima. Trong thời gian chữa trị tại bệnh viện, có một hôm Sadakoo Sasaki nhận được 1000 côn hạc giấy do người dân Nagoya gửi tặng cho bệnh viện với lời chúc sức khoẻ cho các bệnh nhân, vì theo truyền thuyết, nếu ai gấp được 1000 con hạc giấy thì điều ước của người đó sẽ trở thành sự thật. Với niềm tin vào truyền thuyết đó, Sadako Sasaki đã đặt ra thú thách gấp 1 000 con hạc giấy với điều ước mình sẽ khoẻ lại. Tuy nhiên, dù đã rất nghị lực để chống lại bênh tật, ngày 25/10/1955, Sadako Sasaki dã ra di sau 8 tháng nàm viên,...Sau khi Sadako Sasaki mất đi, phong trào “Phản đối vũ khí hạt nhân và chạy đua vũ trang” đã diễn ra trên toàn nước Nhật. Người dân Nhật Bản quyết định xây dựng một tượng đài trẻ em vì hoà bình thế giới để tưởng niệm Sadako Sasaki và những trẻ em đã chết vì bom nguyên tử. Tượng đài với biểu tượng cô bé Sadako Sasaki đúng trên qua bom nguyên tử, tay giơ cao con hạc giấy,... tượng trưng cho hoà bình, khát vọng sống, nghị lực, niềm tin và hi vọng. (Theo Sadako Sasaki, Cô bé giàu nghị lực, Báo Tây Ninh online, baotayninh.vn) a) Theo em, hành dộng của bà Raymonde Dien và những người đồng chí cúa mình thể hiện điều gì? b) Từ câu chuyện 2, em hãy cho biết nguyên nhân nào dẫn đến bệnh tật và cái chét của cô bé Sadako Sasaki. Em hãy chia sẻ thêm những hiểu biết cúa em về nhǔng hậu quả của chiến tranh để lại.
GA-LI-LÊ VÀ THÍ NGHIỆM RƠI TỰ DO Ga-li-lê (Galileo Galilei, 1564-1642) sinh ra và lớn lên tại thành phốPisa,nước Ý. Ga-li-lê luôn nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu khoa học, dù là hiện tượng không còn mới lạ ông cũng muốn nghiên cứu đến tận gốc rễ ván đề. Trước đó, nhà khoa học người Hy Lạp - A-ri-stốt (Aristotle) đã từng cho rằng tốc độ rơi của vật thể là không giống nhau, vật thể càng nặng thi tốc độ rơi càng nhanh. 1 800 năm trước đó, mọi người luôn coi học thuyết này là một chân lí không có) gì phải nghi ngờ. Nhưng Ga-li-lê đã dựa vào kiến thức khoa học của mình để đặt nghi vấn với học thuyết của A-ri-stót.Sau khi suy nghĩ kĩ càng, Ga-li-lê đã lựa chọn một toà tháp chuông đểtiến hành thí nghiệm. Ông mang theo hai quả cầu sắt có kích thước giống nhau nhưng trọng lượng khác nhau. Một quả cầu sắt đặc lòng có trọng lượng 100 kilôgam; quả cầu sắt còn lại rỗng bên trong nặng 1 kilôgam.Ông đứng trên toà tháp nhìn xuống. Bên dưới mọi người bàn tán xôn xao,có người chế giễu: “Ông ta đúng là không biết tự lượng sức mình, làm sao mà học thuyết của A-ri-stốt có thể sai được chứ!”. Cuộc thí nghiệm bắt đầu, Ga-li-lê hét lớn: “Mọi người hãy nhìn rõ,quả cầu sắt sẽ rơi xuống bây giờ.”. Dứt lời, hai tay ông cùng lúc buông ra,hai quả cầu rơi xuống cùng một lúc, đồng thời gần như cũng chạm đất cùng một lúc. Tất cả mọi người đều kinh ngạc. Thí nghiệm này đã đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển Vật lí học. (Theo Truyện hay mỗi ngày, bồi duỡng tính cách tốt, NXB Phụ nữ Việt Nam,2023) a) Em hãy xác định biểu hiện của khách quan trong câu chuyện trên và giải thích ý nghīa của nhūng biểu hiện dó. b) Chi tiết nào trong câu chuyên thể hiện sự thiếu khách quan? Nếu thiếu sự khách quan thì điều gì sẽ xảy ra? Vì sao?
HAI CON CHIM Hai con chim đang sống hạnh phúc trên một cây liễu. Một con đậu trên cành cây cao nhất, còn con kia đậu ở cành thấp hơn. Một buổi sáng, con chim đậu ở cành cao cất tiếng phá vỡ sự im lặng: - Ôi,những chiếc lá xanh ở đây mới đẹp làm sao! - Mắt làm sao thế, anh không thấy chúng trắng bệch ra hay sao? Con chim ở cành cao buồn bã trả lời: - Chính mắt anh mới có vấn đề! Những chiếc lá xanh rì! Con chim ở cành dưới hướng lên đáp trả: - Tôi xin cược bộ lông đuôi của tôi rằng, những chiếc lá màu trắng, anh chả biết gì cả. Con chim ở cành cao bừng bừng nổi giận, nó lao xuóng cành dưới với ý định dạy cho con chim kia một bài học. Bỗng, con chim lao xuống từ cảnh cao nói: - Thật lạ lùng. Hãy nhìn những chiếc lá mà xem, chúng là màu trắng. Rồi nó mời con chim kia: - Hãy nhìn những chiếc lá mà xem, chúng xanh thế kia! (Theo Diane Tillman, Những giá tri sống cho tuổi trẻ, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2011) a) Em hãy cho biết điều gì có thể xáy ra nếu hai con chim trong câu chuyên có tình không công nhân những gì mà đối phương nhìn thấy. b) Từ câu chuyện trên, em hãy rút ra bài học cho bản thân và phân tích ý nghĩa của khách quan, công bằng. Nêu tác hại của thiếu khách qua, công bằng.
Đọc câu chuyện TRẦN THỦ ĐỘ - CÔNG THẦN HIẾM CÓ Trần Thủ Độ (1194 - 1264), người Lưu Xá, huyện Ngự Thiên,lộLong Hưng (nay là xã Canh Tân, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình),ông là người sáng lập và trực tiếp lãnh đạo công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước những năm đầu thời kì nhà Trần. Trần Thủ Độ là người thẳng thắn,nghiêm túc, ông không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, bất cứ ai, dù là đối tượng nào, ở vị trí nào đi chăng nữa, nếu vi phạm đều bị xử lí theo đúng pháp luật. Sử sách có ghi lại: Vợ của Trần Thủ Độ có lần ngồi kiệu đi qua thềm cấm, bị quân hiệu ngăn lại, về khóc và mách với Trần Thủ Độ. Ông sai đi bắt người quân hiệu đó và vặn hỏi, người quân hiệu ấy cú theo sự thực tra lời. Trần Thủ Độ nói: “Ngươi ở chức thấp mà giữ được luật pháp, ta còn trách gì nữa.”. Ông lấy vàng, lụa thưởng rồi cho về. Có lần Quốc mẫu xin riêng cho một người làm câu đương (người giữ việc bắt bớ, áp giải trong làng). Trần Thủ Độ gật đầu, rồi ghi họ tên, quê quán của người đó. Khi xét đến xã ấy, hỏi tên ấy ở đâu, người đó mùng rỡ chạy đến. Thủ Độ nói: “Ngươi vì có công chúa xin cho được làm câu đương, không thể ví với những câu đương khác được, phải chặt một ngón chân để phân biệt với người khác.”. Người đó kêu van xin, mãi ông mới tha cho. Khi vua Trần Thái Tông muốn cho người anh của Trần Thủ Độ là An Quốc làm Tể tướng. Ông tâu: “An Quốc là anh thần, nếu cho giỏi hơn thần thì thần xin trí sĩ (nghỉ việc), nếu cho thần giỏi hơn An Quốc thì không thể cử An Quốc...”.                                 (Theo Đại Việt sử kí toàn thư, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội,1993) a) Ai là người khách quan và công bằng, ai thiếu khách quan, công bằng? Hãy nêu những biểu hiện để làm rõ điều đó. b) Vì sao Trần Thủ Độ lại thưởng vàng, lụa cho người quân hiệu? Hành động này có ý nghĩa gì? Nếu Trần Thủ Độ chấp thuận và làm theo mong muốn của Quốc mẫu và sự sắp xếp của Vua thì điều gì sẽ xảy ra? Vì sao?
Phân tích suy nghĩ, hành động của các nhân vật trong ừng trường hợp dưới đây để làm rõ ý nghĩa của khách quan,công bǎng tác hại của thiếu Biểu hiện của khách quan Biểu hiện của thiếu khách quan Biểu hiện của công bằng Biểu hiện của thiếu công bằng - Bác Hồ khuyến khích cán bộ có ý kiến trái với mình để thảo luận, đảm bảo mỗi người đều hiểu rõ trước khi thực hiện. - Những cán bộ không nêu ý kiến trái với Bác và ghi vào sổ mà trong lòng chưa rõ, làm việc qua loa, không khách quan. - Bác Hồ nhấn mạnh rằng mỗi người, bất kể giới tính, độ tuổi, vị trí hay vai trò, đều có thể học hỏi từ người khác, thể hiện sự tôn trọng và công bằng giữa mọi người. - Một số cán bộ để chủ nghĩa cá nhân phát triển, "phấn đấu" để có xe đẹp hơn, chiếm phần của người khác. - Bác Hồ đưa ra quan điểm rằng mọi người đều cần học hỏi lẫn nhau, kể cả cấp trên học từ cấp dưới và ngược lại. - Phân chia vai trò, công nhận chỉ những cá nhân nổi bật trong ngành mà không khuyến khích sự học hỏi lẫn nhau giữa các nhóm người. - Bác Hồ khuyến khích cán bộ tự rèn luyện và giáo dục bản thân hàng ngày, không để chủ nghĩa cá nhân chi phối, giúp duy trì sự công bằng trong phân chia lợi ích và quyền lợi. - Một số cán bộ đã có xe nhưng vẫn cố gắng đạt được những phương tiện tốt hơn, bỏ qua sự công bằng với người khác.   Câu 7 trang 32 SBT GDCD 9 CD: Phân tích suy nghĩ, hành động của các nhân vật trong ừng trường hợp dưới đây để làm rõ ý nghĩa của khách quan,công bǎng tác hại của thiếu khách quan. Trường hợp 1: Anh H phát hiện thấy trong quy trình sản xuất của đối tác có lỗi kĩ thuật. Vì là người mới chuyển đến, lại sợ ảnh hưởng đến mối quan hệ với đối tác nên anh H phân vân về việc có nên báo sự việc này với công ty không. Cuối cùng anh quyết định đến gặp Ban Giám đốc để báo cáo. Sau đó, đối tác đã có những hoạt động khắc phục và bồi hoàn tổn thất do lỗi kĩ thuật, mối quan hệ giữa công ty và đối tác vẫn ngày càng tốt đẹp. Anh H cảm thấy tự tin hơn trong công việc và các mối quan hệ ở công ty mới. Trường hợp 2: Cô M được phân công chủ nhiệm lớp 9A1, cô luôn đánh giá học sinh dựa trên năng lực và sự cố gắng thực sự của mỗi em. Việc làm của cô M giúp học sinh thấy mình được tôn trọng, các em cố gắng, tự giác hơn trong học tập và tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng. Nhờ đó, lớp 9A1 đã trở thành tập thể đoàn kết, gắn bó, yêu thương nhau, các em luôn tin tưởng và tôn trọng giáo viên của mình. Trường hợp 3: Chị V thường xuyên đăng tải các bài viết trên mạng xã hội thể hiện quan điểm cá nhân về các vấn đề phát sinh trong khu dân cư. Một số cư dân đồng tình, ủng hộ quan điểm của chị V, trong khi một số khác thì đặt nghi vấn về tính chân thực và động cơ của chị V. Gần đây, chị V đã đưa tin trong khu dân cư có anh N có dính dáng đến một vụ án, tuy sau đó đã xác định anh N không có liên quan gì, nhưng những thông tin sai lệch mà chị V đăng đã gây phiền toái và bất an cho anh N và gia đình, mối quan hệ giữa chị V và anh N theo đó mà trở nên căng thẳng. Sự việc này đã làm tăng thêm khó khăn khi giải quyết các vấn đề phát sinh trong khu dân cư, gây ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các cư dân trong khu dân cư.
Đọc câu chuyện dưới đây và chọn đúng hoặc sai trong mỗi ý a, b.c,d. Giải thích vì sao. Có một nguòi nông dân trổng ngô ở thôn quê, vụ nào cũng bội thu. Khi được hỏi bí quyết thành công, người nông dân nói rằng, ông đã chia nhūng hạt gióng tốt cho láng giềng của mình. "Tại sao ông lại làm nhu thể khi giữa ông và họ có sự cạnh tranh thành quá thu hoạch sau vụ mùa với nhau?" Trước câu hỏi ngạc nhiên của mọi nguời, người nông dân bình thàn nói: “Có gi đâu. Chẳng nhē mọi người không biết rằng mỗi làn những cơn gió thối qua cánh đồng ngô này, phấn hoa sẽ bị cuốn theo chiều gió, rải đều khắp nơi từ cánh đồng ngô này đến cánh đồng ngô khác. Nếu những người láng giếng của tôi tròng những giông ngô kém chất lượng thì sự gieo phấn trên cánh đồng ngô của tôi cũng sẽ đem đến những bắp ngô kém chất lượng. Do đó nếu tôi muốn trồng được giống ngô tốt thì trước hết, tôi phải giúp những người làng giềng của tôi có những hạt giống tốt” (Theo Hà Yên,Gieo mầm tính cách, NXB Trẻ,2023) a.Người nông dân chia sẻ hạt giống tốt cho láng giềng của mình, tạo điều kiện cho họ có cơ hội trồng được ngô chất lượng là biểu hiện của công bằng. b. Tính khách quan biểu hiện ở việc người nôn dân đã áp dụng mọt phương pháp trồng ngô dựa trên một quy luật tự nhiên - sự phân phối của cơn gió. c. Thông điệp trong câu chuyện “khi cho đi, bao giờ người cho cũng được nhận lại” đó là biểu hiện của sự công bằng. d. Nhận thức của người nông dân rằng sự thành công của láng giềng sẽ ảnh hưởng đến kết quả thu hoạch của ông là biểu hiện của khách quan.
Từ báng gợi ý kế hoạch tham gia hoạt động cộng đồng dưói đây, em hãy xây dựng kế hoạch tham gia một hoạt động công đồng (ở lớp, trường, địa phương) mà em có thể thực hiện được. Em hãy xác định trách nhiệm của bán thân khi tham gia vào các hoạt động cộng đồng đó.   Mục tiêu - Nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp của cộng đông; - Góp phẩn xây dựng nếp sống văn hoá tại khu dân cư.   Nội dung thực hiện - Quét dọn đường làng, ngõ xóm, vỉa hè; - Cắt tỉa cây, nhổ cỏ dại, trổng thêm cây xanh; - Thu gom rác, gạch đá, chai lọ; bao bì, túi ni lông,..   Người tham gia - Học sinh, thanh thiếu niên trong khu dân cu; - Người dân sinh sống trên địa bàn. Thoi gian,dia diểm -Từ 8h00-10h30 Chủ nhật hằng tuẩn; -Tại thôn/làng/tổ dân phố/... Công tác chuẩn bị - Thông báo trước kế hoạch vào mỗi tối thứ Bảy hằng tuẩn; - Chuẩn bị dụng cụ: chổi quét, túi đựng rác và các dụng cụ cẩn thiết khác. Phân công trách nhiệm - Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm; - Quy định trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ được giao và hỗtrợ những người cùng tham gia.   Dự kiến kết quả - Thay đổi cách ứng xử của cộng đổng đối với môi trường; - Giúp đỡ người thân, bạn bè hoàn thành nhiệm vụ được giao;- Góp ý với những biểu hiện thờ ơ, thiếu trách nhiệm với cộng đồng,..