Danh sách câu hỏi
Có 9,587 câu hỏi trên 192 trang
Đọc đoạn thông tin sau:
Trong một quần xã biển ở Nam Cực, sinh vật sản xuất chủ yếu là thực vật phù du, chúng là nguồn thức ăn của các động vật phù du, đặc biệt là tôm biển và thủy tao (động vật chân kiếm), tôm biển cũng có thể sử dụng thuỷ tao làm thức ăn. Các loài động vật phù du lại tiếp tục là thức ăn của các động vật ăn thịt như: động vật phù du ăn thịt, chim cánh cụt và cá. Tôm còn là thức ăn của loài hải cẩu ăn cua và cá voi Baleen. Mực ống cũng là động vật ăn thịt, chúng ăn cá, các động vật phù du ăn thịt và thủy tao. Cá cũng có thể ăn mực và động vật phù du ăn thịt. Tiếp theo, mực ống lại là thức ăn của hải cẩu voi, hải cẩu Leopard, chim cánh cụt và một số loài cá voi như cá voi răng nhỏ. Cá voi răng nhỏ sử dụng nhiều nguồn thức ăn khác nhau như: hải cẩu ăn cua, chim, hải cẩu Leopard và hải cẩu voi. Khi con người đánh bắt cá và mực để làm thức ăn thì họ trở thành mắt xích của bậc dinh dưỡng cao nhất trong lưới thức ăn.
a) Vẽ sơ đồ lưới thức ăn thể hiện mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài có trong đoạn thông tin trên.
b) Với lưới thức ăn vừa vẽ được, hãy cho biết:
- Chuỗi thức ăn nào dài nhất? Có bao nhiêu mắt xích?
- Mắt xích nào tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn nhất?
- Loài mực có bậc dinh dưỡng là bao nhiêu?
- Trong lưới thức ăn này, loài nào là sinh vật ăn tạp?
Bảng 25.2 là thông tin về các khu sinh học trên cạn (cột A) và đặc điểm của các khu sinh học này (cột B).
Bảng 25.2
A
B
1. Rừng nhiệt đới
a. Phân bố nhiều ở vùng xích đạo và cận xích đạo, chủ yếu là cây cỏ và động vật ăn cỏ có kích thước lớn như bò rừng và các loài ăn thịt như sư tử, linh cẩu.
2. Sa mạc
b. Đồng cỏ rộng lớn, nghèo về thành phần loài, chiếm ưu thế là các loài cỏ có kích thước thấp. Động vật sống theo đàn, chạy nhanh, chủ yếu là ăn cỏ như bò bison, ngựa rừng,...
3. Savan
c. Lượng mưa thấp và biến động mạnh, thực vật gồm những loài có khả năng thích nghi với nhiệt độ cao và khô hạn, động vật hoạt động vào ban đêm.
4. Thảo nguyên
d. Nhiệt độ và lượng mưa cao; đa dạng sinh học cao, thực vật phân thành nhiều tầng.
Thông tin cột A phù hợp với cột B là
A. 1.d, 2.c, 3.b, 4.a.
B. 1.d, 2.a, 3.с, 4.b.
C. 1.d, 2.c, 3.a, 4.b.
D. 1.c, 2.d, 3.a, 4.b.
Trong hệ sinh thái, tại sao thuật ngữ "chu trình" được dùng để mô tả sự vận chuyển vật chất, trong khi thuật ngữ "dòng" được dùng để mô tả sự trao đổi năng lượng?
A. Vật chất không được tái sinh, luôn phải nhận từ Mặt Trời truyền qua các bậc dinh dưỡng và đi ra khỏi hệ sinh thái, trong khi năng lượng được quay vòng bên trong hệ sinh thái.
B. Năng lượng không được tái sinh, luôn phải nhận từ năng lượng Mặt Trời truyền qua các bậc dinh dưỡng và đi ra khỏi hệ sinh thái, trong khi vật chất được quay vòng bên trong hệ sinh thái.
C. Năng lượng được truyền qua các bậc dinh dưỡng theo dòng, sau khi ra khỏi hệ sinh thái sẽ quay lại thông qua sinh vật sản xuất, vật chất được truyền được quay vòng bên trong hệ sinh thái.
D. Vật chất được truyền qua các bậc dinh dưỡng theo dòng, sau khi ra khỏi hệ sinh thái sẽ quay lại thông qua sinh vật sản xuất, năng lượng được truyền được quay vòng bên trong hệ sinh thái.
Lưới thức ăn của một hệ sinh thái trên cạn được minh hoạ như Hình 25.3. Quan sát lưới thức ăn và ghép thông tin cột A phù hợp với cột B.
Thông tin cột A phù hợp với cột B là
A. 1.d, 2.c, 3.b, 4.a.
B. 1.c, 2.d, 3.b, 4.a.
C. 1.d, 2.c, 3.a, 4.b.
D. 1.c, 2.d, 3.a, 4.b.
Phát biểu nào sau đây không đúng về hệ sinh thái?
(1) Trong hệ sinh thái thường xuyên có sự trao đổi trong nội bộ quần xã và giữa quần xã với sinh cảnh nên hệ sinh thái là một hệ thống kín.
(2) Trong giới hạn sinh thái nhất định, hệ sinh thái có khả năng tự điều chỉnh để duy trì trạng thái cân bằng ổn định.
(3) Đa số kích thước của một hệ sinh thái thường rất lớn.
(4) Giữa các hệ sinh thái không có sự trao đổi vật chất, chỉ có sự trao đổi năng lượng.
A. (1), (2), (3).
B. (1), (2), (4).
C. (2), 3), (4).
D. (1), (3), (4).
Sử dụng thông tin sau để trả lời các câu hỏi từ 24.1 đến 24.10.
Trong buổi tham quan, trải nghiệm thực tế kết hợp với nội dung thực hành tìm hiểu một số đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật trong tự nhiên, các học sinh đã được tham quan một quần xã ruộng lúa nước (Hình 24.1). Thông qua ghi chép của học sinh cho thấy kết quả quan sát các loài có mặt trong quần xã ruộng lúa nước gồm: lúa nước, cỏ dại, trâu, bò, cò, chim sáo, rắn, chuột, cá, sâu hại, bèo hoa dâu (thực vật cộng sinh với vi khuẩn lam), rệp lúa, đĩa, ếch, cua, vịt, cào cào, chuồn chuồn, ốc bươu vàng, chim sẻ,...
Sơ đồ Hình 24.2 mô tả tóm tắt mối quan hệ của một số loài trong quần xã ruộng lúa nước. Quan sát sơ đồ và cho biết có bao nhiêu phát biểu dưới đây đúng?
(1) Trong mối quan hệ số (1) nếu A là lúa nước thì B là bèo hoa dâu.
(2) Mối quan hệ giữa chim sáo (loài A) và trâu (loài B) được minh hoạ như số (4).
(3) Nếu A là đĩa, B là bò thì mối quan hệ giữa các sinh vật này minh hoạ như số (2).
(4) Rắn và chuột có mối quan hệ như minh hoạ số (3).
A. 2.
B. 4.
C. 3.
D. 1.
Sử dụng thông tin sau để trả lời các câu hỏi từ 24.1 đến 24.10.
Trong buổi tham quan, trải nghiệm thực tế kết hợp với nội dung thực hành tìm hiểu một số đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật trong tự nhiên, các học sinh đã được tham quan một quần xã ruộng lúa nước (Hình 24.1). Thông qua ghi chép của học sinh cho thấy kết quả quan sát các loài có mặt trong quần xã ruộng lúa nước gồm: lúa nước, cỏ dại, trâu, bò, cò, chim sáo, rắn, chuột, cá, sâu hại, bèo hoa dâu (thực vật cộng sinh với vi khuẩn lam), rệp lúa, đĩa, ếch, cua, vịt, cào cào, chuồn chuồn, ốc bươu vàng, chim sẻ,...
Để tăng năng suất cho lúa nước, cần loại bỏ một số loài ra khỏi quần xã ruộng lúa nước. Trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Cần loại bỏ sinh vật sản xuất là cỏ dại và bèo hoa dâu vì chúng cạnh tranh ánh sáng và chất dinh dưỡng với lúa.
(2) Các loài sinh vật tiêu thụ ăn trực tiếp lúa cần có biện pháp ngăn chặn hoặc loại ra khỏi quần xã như: rệp lúa, chuột, ốc bươu vàng, cào cào, đỉa,…
(3) Rắn ăn chuột nên sự có mặt của rắn giúp bảo vệ lúa nước.
(4) Cào cào và sâu là thức ăn của chim nên việc loại bỏ chim sẽ giúp bảo vệ lúa nước.
А. 3.
B. 1.
C. 2.
D. 4.
Sử dụng thông tin sau để trả lời các câu hỏi từ 24.1 đến 24.10.
Trong buổi tham quan, trải nghiệm thực tế kết hợp với nội dung thực hành tìm hiểu một số đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật trong tự nhiên, các học sinh đã được tham quan một quần xã ruộng lúa nước (Hình 24.1). Thông qua ghi chép của học sinh cho thấy kết quả quan sát các loài có mặt trong quần xã ruộng lúa nước gồm: lúa nước, cỏ dại, trâu, bò, cò, chim sáo, rắn, chuột, cá, sâu hại, bèo hoa dâu (thực vật cộng sinh với vi khuẩn lam), rệp lúa, đĩa, ếch, cua, vịt, cào cào, chuồn chuồn, ốc bươu vàng, chim sẻ,...
Loài sinh vật nào của quần xã ruộng lúa nước là loài ngoại lai?
A. Bò.
B. Ốc bươu vàng.
C. Vịt.
D. Bèo hoa dâu.
Sử dụng thông tin sau để trả lời các câu hỏi từ 24.1 đến 24.10.
Trong buổi tham quan, trải nghiệm thực tế kết hợp với nội dung thực hành tìm hiểu một số đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật trong tự nhiên, các học sinh đã được tham quan một quần xã ruộng lúa nước (Hình 24.1). Thông qua ghi chép của học sinh cho thấy kết quả quan sát các loài có mặt trong quần xã ruộng lúa nước gồm: lúa nước, cỏ dại, trâu, bò, cò, chim sáo, rắn, chuột, cá, sâu hại, bèo hoa dâu (thực vật cộng sinh với vi khuẩn lam), rệp lúa, đĩa, ếch, cua, vịt, cào cào, chuồn chuồn, ốc bươu vàng, chim sẻ,...
Mối quan hệ giữa chuột và lúa trong quần xã ruộng lúa nước là kiểu mối quan hệ nào?
A. Hội sinh.
B. Sinh vật này ăn sinh vật khác.
C. Ức chế - cảm nhiễm.
D. Kí sinh - vật chủ.
Sử dụng thông tin sau để trả lời các câu hỏi từ 24.1 đến 24.10.
Trong buổi tham quan, trải nghiệm thực tế kết hợp với nội dung thực hành tìm hiểu một số đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật trong tự nhiên, các học sinh đã được tham quan một quần xã ruộng lúa nước (Hình 24.1). Thông qua ghi chép của học sinh cho thấy kết quả quan sát các loài có mặt trong quần xã ruộng lúa nước gồm: lúa nước, cỏ dại, trâu, bò, cò, chim sáo, rắn, chuột, cá, sâu hại, bèo hoa dâu (thực vật cộng sinh với vi khuẩn lam), rệp lúa, đĩa, ếch, cua, vịt, cào cào, chuồn chuồn, ốc bươu vàng, chim sẻ,...
Trong mối quan hệ giữa các sinh vật trong quần xã, mối quan hệ nào dưới đây không phải là quan hệ cạnh tranh?
A. Cỏ dại và lúa nước.
B. Trâu và bò.
C. Cào cào và sâu.
D. Chim sẻ và cua.