Danh sách câu hỏi
Có 9,587 câu hỏi trên 192 trang
Sử dụng thông tin sau để trả lời các câu hỏi từ 24.1 đến 24.10.
Trong buổi tham quan, trải nghiệm thực tế kết hợp với nội dung thực hành tìm hiểu một số đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật trong tự nhiên, các học sinh đã được tham quan một quần xã ruộng lúa nước (Hình 24.1). Thông qua ghi chép của học sinh cho thấy kết quả quan sát các loài có mặt trong quần xã ruộng lúa nước gồm: lúa nước, cỏ dại, trâu, bò, cò, chim sáo, rắn, chuột, cá, sâu hại, bèo hoa dâu (thực vật cộng sinh với vi khuẩn lam), rệp lúa, đĩa, ếch, cua, vịt, cào cào, chuồn chuồn, ốc bươu vàng, chim sẻ,...
Trong quần xã ruộng lúa nước, quan sát của học sinh thiếu nhóm sinh vật nào?
A. Sinh vật sản xuất.
B. Sinh vật tiêu thụ.
C. Sinh vật phân giải.
D. Sinh vật ưu thế.
Sử dụng thông tin sau để trả lời các câu hỏi từ 24.1 đến 24.10.
Trong buổi tham quan, trải nghiệm thực tế kết hợp với nội dung thực hành tìm hiểu một số đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật trong tự nhiên, các học sinh đã được tham quan một quần xã ruộng lúa nước (Hình 24.1). Thông qua ghi chép của học sinh cho thấy kết quả quan sát các loài có mặt trong quần xã ruộng lúa nước gồm: lúa nước, cỏ dại, trâu, bò, cò, chim sáo, rắn, chuột, cá, sâu hại, bèo hoa dâu (thực vật cộng sinh với vi khuẩn lam), rệp lúa, đĩa, ếch, cua, vịt, cào cào, chuồn chuồn, ốc bươu vàng, chim sẻ,...
Sinh vật tiêu thụ của quần xã ruộng lúa nước gồm những sinh vật nào?
A. Trâu, bò, cò, chim sáo, rắn, chuột, cá, sâu hại, bèo hoa dâu, rệp lúa, đỉa, ếch, cua, vịt, cào cào, chuồn chuồn, ốc bươu vàng, chim sẻ.
B. Trâu, bò, cò, chim sáo, rắn, chuột, cá, sâu hại, rệp lúa, đỉa, ếch, cua, vịt, cào cào, chuồn chuồn, ốc bươu vàng, chim sẻ.
C. Trâu, bò, cò, cỏ dại, chim sáo, rắn, chuột, cá, sâu hại, ếch, cua, vịt, cào cào, chuồn chuồn, ốc bươu vàng, chim sẻ.
D. Trâu, bò, cò, cỏ dại, chim sáo, rắn, chuột, cá, sâu hại, rệp, đỉa, ếch, cua, vịt, cào cào, chuồn chuồn, ốc bươu vàng, chim sẻ.
Sử dụng thông tin sau để trả lời các câu hỏi từ 24.1 đến 24.10.
Trong buổi tham quan, trải nghiệm thực tế kết hợp với nội dung thực hành tìm hiểu một số đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật trong tự nhiên, các học sinh đã được tham quan một quần xã ruộng lúa nước (Hình 24.1). Thông qua ghi chép của học sinh cho thấy kết quả quan sát các loài có mặt trong quần xã ruộng lúa nước gồm: lúa nước, cỏ dại, trâu, bò, cò, chim sáo, rắn, chuột, cá, sâu hại, bèo hoa dâu (thực vật cộng sinh với vi khuẩn lam), rệp lúa, đỉa, ếch, cua, vịt, cào cào, chuồn chuồn, ốc bươu vàng, chim sẻ,...
Có bao nhiêu sinh vật sản xuất hiện diện trong quần xã ruộng lúa nước này?
A. 2.
В. 3.
С. 1.
D. 4.
Sử dụng thông tin sau để trả lời các câu hỏi từ 24.1 đến 24.10.
Trong buổi tham quan, trải nghiệm thực tế kết hợp với nội dung thực hành tìm hiểu một số đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật trong tự nhiên, các học sinh đã được tham quan một quần xã ruộng lúa nước (Hình 24.1). Thông qua ghi chép của học sinh cho thấy kết quả quan sát các loài có mặt trong quần xã ruộng lúa nước gồm: lúa nước, cỏ dại, trâu, bò, cò, chim sáo, rắn, chuột, cá, sâu hại, bèo hoa dâu (thực vật cộng sinh với vi khuẩn lam), rệp lúa, đĩa, ếch, cua, vịt, cào cào, chuồn chuồn, ốc bươu vàng, chim sẻ,...
Sự phân bố của các loài trong quần xã ruộng lúa nước theo hình thức nào trong không gian?
A. Phân bố ngang.
B. Phân bố theo chiều thẳng đứng.
C. Phân bố ngẫu nhiên.
D. Phân bố đồng đều.
Sử dụng thông tin sau để trả lời các câu hỏi từ 24.1 đến 24.10.
Trong buổi tham quan, trải nghiệm thực tế kết hợp với nội dung thực hành tìm hiểu một số đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật trong tự nhiên, các học sinh đã được tham quan một quần xã ruộng lúa nước (Hình 24.1). Thông qua ghi chép của học sinh cho thấy kết quả quan sát các loài có mặt trong quần xã ruộng lúa nước gồm: lúa nước, cỏ dại, trâu, bò, cò, chim sáo, rắn, chuột, cá, sâu hại, bèo hoa dâu (thực vật cộng sinh với vi khuẩn lam), rệp lúa, đĩa, ếch, cua, vịt, cào cào, chuồn chuồn, ốc bươu vàng, chim sẻ,...
Trong quần xã ruộng lúa nước mà học sinh tham quan và trải nghiệm, loài ưu thế là sinh vật nào?
A. Con người.
B. Lúa nước.
C. Cỏ dại.
D. Ốc bươu vàng.
Có thể đánh giá mức độ đa dạng về thành phần loài cấu tạo nên quần xã bằng chỉ số đa dạng (số loài trong quần xã) và độ phong phú tương đối của mỗi loài (tỉ lệ cá thể của mỗi loài trên tổng số các cá thể có trong quần xã). Hình 23.8 mô phỏng các loài cây (kí hiệu là A, B, C và D) của hai quần xã rừng thu nhỏ.
a) Xác định chỉ số đa dạng và độ phong phú tương đối của mỗi loài ở hai quần xã mô phỏng trên hình.
b) Để so sánh độ đa dạng của các quần xã khác nhau theo thời gian và không gian, các nhà sinh thái học sử dụng nhiều công cụ định lượng. Chỉ số được sử dụng phổ biến là độ đa dạng Shannon (H), chỉ số đa dạng dựa vào độ giàu loài và độ phong phú tương đối.
H = -(pA lnpA + pB lnpB + pC lnpC + ...)
Trong đó A, B, C,… là các loài trong quần xã, p là độ phong phú tương đối của mỗi loài, và ln là logarit tự nhiên. Giá trị H cao hơn cho thấy quần xã đa dạng hơn. Dựa vào chỉ số Shannon, xác định quần xã rừng nào có độ đa dạng hơn?
Ở nước ta, sinh vật nào dưới đây là loài ngoại lai xâm lấn?
A. Ốc bươu vàng, cây mai dương, cây dâu tây, cây khoai tây.
B. Ốc bươu vàng, cây mai dương, cây ngũ sắc, cây bèo tây.
C. Gà Đông Tảo, cá dọn bể, cây hoa sen, rùa tai đỏ.
D. Gà Đông Tảo, cây mai dương, cây dâu tây, rùa tai đỏ.
Quy ước các kí hiệu như sau:
(+): loài được lợi;
(-): loài bị hại;
(0): loài không được lợi nhưng cũng không bị hại.
Hãy xác định mỗi ví dụ trong bảng dưới đây phù hợp với kiểu tương tác tương ứng nào.
Ví dụ
Kiểu tương tác
1. Nấm rễ Mycorrhizae và rễ cây thông ba lá.
a. +/-
2. Bọ ve chó kí sinh trên chó.
b. +/0
3. Cá ép sống bám trên cá lớn.
c. -/-
4. Linh cẩu và sư tử canh tranh giành thức ăn.
d. +/+
A. 1.d, 2.a, 3.c, 4.b.
B. 1.a, 2.d, 3.b, 4.c.
C. 1.d, 2.b, 3.a, 4.c.
D. 1.d, 2.a, 3.b, 4.c.
Sự phân hóa về ổ sinh thái thức ăn của ba loài được kí hiệu là A, B, C như Hình 23.3. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về sự phân hóa ổ sinh thái này?
(1) Sự phân hóa ổ sinh thái này làm giảm sự cạnh tranh giữa các loài.
(2) Sự cạnh tranh thức ăn giữa ba loài trong ổ sinh thái là tương đương nhau.
(3) Hai loài kí hiệu A và B có nguồn thức ăn hoàn toàn giống nhau.
(4) Loài kí hiệu là B có kích thước cơ thể lớn nhất và ăn nhiều loại thức ăn hơn loài kí hiệu A và C.
A. (1), (2), (3).
B. (2), (3), (4).
C. (1), (3), (4).
D. (1), (2), (4).
Ba loại cây mọc phổ biến ở các cánh đồng bị bỏ hoang là cỏ thông, cây cẩm quỳ Ấn Độ và cỏ đuôi chồn có lông cứng. Rễ cỏ thông mọc sâu vào đất, rễ cây cẩm quỳ Ấn Độ phát triển đến độ sâu trung bình và rễ cỏ đuôi chồn có lông mọc nông. Đây là hiện tượng ...(1)..., nhờ hiện tượng này làm ...(2)... đối với cùng một nguồn tài nguyên đất, nước và khoáng chất bằng cách cho phép thực vật khai thác các phần tài nguyên ...(3)...
Vị trí (1), (2), (3) trong đoạn văn lần lượt là
A. (1) - phân chia nơi ở, (2) - giảm sự cạnh tranh, (3) - giống nhau.
B. (1) - phân chia nguồn sống, (2) - giảm sự hỗ trợ, (3) - khác nhau.
C. (1) - phân chia nguồn sống, (2) - giảm sự cạnh tranh, (3) - khác nhau.
D. (1) - phân chia nơi ở, (2) - giảm sự hỗ trợ, (3) - khác nhau.
Cho các sinh vật trong một quần xã gồm: vi khuẩn, cỏ dại, cào cào, chim, rắn, đại bàng, thỏ, nai, nấm. Các sinh vật được sắp xếp phù hợp với chức năng dinh dưỡng là
A. sinh vật sản xuất: cỏ dại; sinh vật tiêu thụ: cào cào, chim, rắn, đại bàng, thỏ, nai, nấm; sinh vật phân hủy: vi khuẩn.
B. sinh vật sản xuất: cỏ dại; sinh vật tiêu thụ: cào cào, chim, rắn, đại bàng, thỏ, nai; sinh vật phân hủy: vi khuẩn, nấm.
C. Sinh vật sản xuất: cỏ dại, nấm; sinh vật tiêu thụ: cào cào, chim, rắn, đại bàng, thỏ, nai; sinh vật phân hủy: vi khuẩn, đại bàng.
D. Sinh vật sản xuất: cỏ dại, nấm; sinh vật tiêu thụ: cào cào, chim, rắn, đại bàng, thỏ, nai; sinh vật phân hủy: vi khuẩn.
Tiến hành tính kích thước quần thể sinh vật bằng phương pháp "bắt, đánh dấu, thả, bắt lại" theo hướng dẫn sau đây.
- Bước 1: Quy ước cho mẫu vật.
+ Đậu xanh tượng trưng cho chuột đồng (loài cần tính kích thước quần thể).
+ Đậu đỏ tượng trưng cho chuột đồng được đánh dấu.
+ Đậu nành tượng trưng cho châu chấu.
+ Đậu trắng tượng trưng cho các loài sinh vật còn lại trên một cánh đồng.
- Bước 2: Dùng chén nhỏ đong hai chén đậu xanh, một chén đậu nành và dùng chén lớn đong một chén đậu trắng. Đổ chung tất cả các loại đậu vào trong đĩa nhựa lớn (đĩa số 1) và trộn đều (Hình 22.1).
- Bước 3: Tiến hành tính kích thước quần thể chuột đồng bằng phương pháp "bắt, đánh dấu, thả, bắt lại".
+ Sử dụng công thức để tính kích thước quần thể chuột đồng.
+ Lặp lại các bước thực hành với một chén nhỏ đậu xanh, hai chén nhỏ đậu nành và một chén lớn đậu trắng. So sánh kích thước quần thể chuột đồng giữa hai trường hợp và nhận xét.
- Bước 4: Ghi nhận kết quả tính kích thước của quần thể động vật di chuyển nhanh bằng phương pháp "bắt, đánh dấu, thả, bắt lại" theo mẫu sau.