Danh sách câu hỏi
Có 961 câu hỏi trên 20 trang
Ghép mỗi mục ở cột bên trái với một mục ở cột bên phải cho phù hợp.
1) Chữ và hình ảnh
a) giúp làm nổi bật ý nghĩa của dữ liệu, dễ dàng nhận biết mối tương quan giữa các dữ liệu.
2) Sử dụng cỡ chữ, màu sắc hài hoà, hợp lí
b) trực quan, gây ấn tượng, thu hút sự chú ý của người xem.
3) Hình ảnh thường được sử dụng để minh hoạ, giúp trình bày thông tin
c) là hai dạng thông tin thường được sử dụng trong văn bản, bài trình chiếu.
4) Trực quan hoá dữ liệu bằng biểu đồ
d) giúp văn bản rõ ràng, dễ đọc. trang chiếu sinh động, hấp dẫn, nâng cao hiệu quả truyền đạt thông tin.
Ghép mỗi lĩnh vực ở cột bên trái với một mục đích ở cột bên phải cho phù hợp.
Lĩnh vực
Mục đích
1) Nghiên cứu
a) Cho phép phân tích, thiết kế, kiểm tra, đánh giá các chức năng, mức độ an toàn, hiệu quả hoạt động của các thiết bị, hệ thống kĩ thuật trước khi đưa vào sử dụng. Ví dụ: Các phần mềm LTSpice – mô phỏng mạch điện tử, ANSYS – mô phỏng kết cấu, SolidWorks - mô phỏng thiết kế kĩ thuật.
2) Kinh tế
b) Giúp người học tiếp thu dễ dàng hơn thông qua việc trực quan hoá các khái niệm, hiện tượng. Ví dụ: Các phần mềm Solar System mô phỏng hệ mặt trời, Virtual Chemistry Lab. thí nghiệm do hoá học, Virtual Physics Lab – thí nghiệm ảo vật lí.
3) Giáo dục
c) Cho phép tìm hiểu, khám phá, dự đoán các hiện tượng, quá trình. Ví dụ: GMS (mô phỏng nguồn nước ngầm), LS-DYNA (mô phỏng va chạm, va đập), GROMACS (mô phỏng chuyển động của các phân tử).
4) Y học
d) Giúp dự đoán, phân tích rủi ra, đánh giá tác động của các quyết định kinh tế. Ví dụ: AnyLogic (mô phỏng mô hình sản xuất. kinh doanh), MoSes (mô phỏng mô hình bảo hiểm, kinh doanh), Risk Simulator (mô phỏng, phân tích, đánh giá rủi ro tài chính).
5) Kĩ thuật
e) Cho phép chẩn đoán hình ảnh, mô hình hoá bệnh lí, thử nghiệm tác động của thuốc, các phương pháp điều trị trước khi tiến hành trên cơ thể người. Ví dụ: Các phần mềm 3D Slicer – phân tích hình ảnh y học, Simcyp - tính toán tác động của thuốc trên cơ thể người. OpenSim - mô phỏng chuyển động của cơ bắp, khung xương.
Ghép mỗi phần mềm, ứng dụng mô phỏng ở cột bên trái với một mô tả ở cột
bên phải cho phù hợp.
Phần mềm,
ứng dụng mô phỏng
Mô tả
1) Phần mềm Anatomy
a) Có các ứng dụng mô phỏng cho phép người dùng tương tác để tìm hiểu, khám phá tri thức trong các lĩnh vực Vật lí, Hoá học, Sinh học, Khoa học Trái Đất và Toán học.
2) Trang web PhET
b) Mô phỏng hệ thống giao thông thực tế trong những điều kiện khác nhau bằng cách thay đổi lưu lượng giao thông, lập đặt hệ thống đèn giao thông, điều chỉnh thời gian chờ khi tín hiệu đèn màu đỏ, đặt thời gian di chuyển của các phương tiện, .. để phân tích, đánh giá tác động của các yếu tố, xác định nguyên nhân, đề xuất phương án giải quyết vấn đề giao thông trong thực tiễn.
3) Phần mềm SimTraffic
c) Thông qua mô phỏng trực quan, sinh động, giúp khám phá, tìm hiểu về cấu trúc, chức năng, hoạt động của các bộ phận trong cơ thể người.
Hãy ghép mỗi hành vi vi phạm ở cột bên trái với một quy định tương ứng về hành vi đó ở cột bên phải.
Hành vi vi phạm
Quy định
1) Tạo dựng một tình huống không có thật rồi đăng tải, chia sẻ qua mạng xã hội nhằm mục đích làm mất uy tin, danh dự của người khác.
a) Cấm xâm nhập trái phép, chiếm quyền điều khiển hệ thống thông tin của tổ chức Cấm cản trở trái pháp luật việc cung cấp thông tin trên Internet của tổ chức.
2) Lợi dụng lỗ hổng bảo mật, một nhóm người xâm nhập, tấn công hệ thống website của nhà trường dẫn đến website bị ngừng hoạt động.
b) Có thể vi phạm quy định: Cung cấp, chia sẻ thông tin nhằm kích động bạo lực, xúc phạm uy tín, danh dự cá nhân.
3) Chia sẻ địa chỉ trang web có nội dung không phủ hợp với lứa tuổi.
c) Cấm cung cấp, chia sẻ thông tin số nhằm xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự của cá nhân.
4) Đưa lên mạng xã hội video quay cảnh hai bạn học sinh đánh nhau.
d) Hành vi thiếu văn hoá, vi phạm đạo đức trên mạng: Vi phạm quy định bị cấm khi chia sẻ thông tin theo quy định của pháp
Đánh dấu ü vào ô trống để xác định mỗi hành vi trên mạng là bị cấm hoặc không bị cấm trong Bảng 3.
Bảng 3. Một số hành vi trên mạng
Hành vi trên mạng
Bị cấm
Không bị cấm
1) Cung cấp, chia sẻ cách giải bài tập của bản thân cho các bạn cùng lớp tham khảo.
2) Cung cấp, chia sẻ, lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm: Kích động bạo lực, gây hận thù: Tiết lộ bí mật của tổ chức, cá nhân.
3) Cản trở trái pháp luật việc cung cấp, truy cập thông tin trên Internet của tổ chức, cá nhân.
4) Gửi địa chỉ trang web của nhà trường về việc thông báo họp phụ huynh cho bố mẹ.
5) Sử dụng mật khẩu, thông tin, dữ liệu trên Internet cầu tổ chức, cá nhân khi chưa được cho phép.
6) Chia sẻ quan điểm, sở thích của mình với bạn bè.
7) Sử dụng một mật khẩu mạnh cho tài khoản mạng xã hội.
8) Tạo, cài đặt, phát tán phần mềm độc hại, virus máy tỉnh; xâm nhập trái phép, chiếm quyền điều khiển hệ thống thông tin của tổ chức, cá nhân.
Trong Bảng 2, đánh dấu üvào ô trống để xác định mỗi mục minh hoạ tác động tiêu cực hoặc tích cực của công nghệ số.
Bảng 2. Một số tác động của công nghệ số:
Tác động của công nghệ số
Tích cực
Tiêu cực
1) Người dung có thể bị giảm thị lực, thính lực,đau xương khớp, thể lực suy giảm,nguy cơ béo phì, trầm cảm,….
2) Giúp giữ liên lạc với bạn bè, người thân.
3) Khiến con người có xu hướng nhớ cách lấy thông tin hơn là nhớ nội dung thông tin và trở nên thụ động hơn.
4) Một số người cảm thấy buồn chán, bực bội, thậm chí là bị trầm cảm khi không được truy cập Internet, sử dụng mạng xã hội, chơi trò chơi trực tuyến.
5) Cho phép giao tiếp bằng lời nói (voice call) và hình ảnh (video call) qua mạng.
6) Tinh ẩn danh làm người dùng có xu hướng mạnh bạo hơn, dễ dãi hơn trong việc phát ngôn, thực hiện những hành vi thiếu văn hoá, vi phạm đạo đức, pháp luật.
7) Thiết bị số bị loại bỏ trở thành chất thải điện tử nguy hại hại cho môi trường: lối sống chạy đua mua sắm thiết bị số đời mới gây lãng phí.
8) Tạo ra nhiều việc làm mới.
9) Làm phát sinh bạo lực, bắt nạt, lừa đảo qua mạng.
10) Việc gian lận trong học tập khó kiểm soát hơn.
Trong Bảng 1, đánh dấu ü vào ô trống để xác định mỗi mục minh hoạ lợi ích
hoặc mặt trái của việc sử dụng thiết bị số, Internet.
Bảng 1. Lợi ích và mặt trái của việc sử dụng thiết bị số, Internet
Sử dụng thiết bị số, Internet
Lợi ích
Mặt trái
1) Thu thập, lưu trữ, xử lí, cung cấp, chia sẻ thông tin dễ dàng, nhanh chóng.
2) Có thể bị nghiện Internet, trò chơi trực tuyến.
3) Xuất hiện những hành vi thiếu văn hoá, trái đạo đức, vi phạm pháp luật trong môi trường số.
4)Giúp tự động hoá, tăng năng suất, hiệu quả lao động sản xuất, kinh doanh.
5) Dễ dàng giữ liên lạc với bạn bè, gia đình và làm việc từ xa.
6) Lạm dụng thiết bị số có thể gây hại cho sức khoẻ.
7) Xuất hiện bạo lực, bắt nạt, lửa đảo qua mạng.
8) Nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học.
9) Học sinh có thể tìm lời giải trên Internet thay vì tự làm các bài tập.
10) Rác thải công nghệ số ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.
Gia đình Phong có ý định đi du lịch Nha Trang nên Phong lên mạng tìm hiểu thông tin để có thể đặt vé cho chuyến du lịch 4 ngày 3 đêm Hà Nội - Nha Trang và nhận được ba ý kiến nhận xét về dịch vụ của Công ty du lịch H như sau:
A. Ý kiến thứ nhất: Hai năm trước, tôi tham gia chuyến du lịch Hà Nội – Nha Trang của Công ty du lịch H. Tôi thấy đội ngũ hướng dẫn viên chưa chuyên nghiệp, phòng khách sạn không được sạch sẽ, món ăn không được ngon.
B. Ý kiến thứ hai: Tuần trước, bạn tôi vừa tham gia chuyển du lịch 4 ngày 3 đêm do Công ty du lịch H cung cấp. Lịch trình tham quan không hợp lí, gây bức xúc cho khách du lịch.
C. Ý kiến thứ ba: Cách đây 2 tuần, tôi tham gia chuyến du lịch 4 ngày 3 đêm Hà Nội – Nha Trang với lịch trình tham quan Vinpearl, du ngoạn vịnh biển, tắm bùn, ... của công ty du lịch H tổ chức. Tôi thấy chất lượng dịch vụ rất tốt. Xe đưa đón đời mới, sạch sẽ; lịch trình tham quan phong phú; khách sạn, nhà hàng sạch sẽ, món ăn vừa miệng, giá cả hợp lí.
Theo em, thông tin nào có chất lượng tốt hơn? Vì sao?
Đánh dấu ü vào ô trống để xác định đặc điểm của các thiết bị có và không có bộ xử lí thông tin trong Bảng 5, Bảng 6.
a) Bảng 5. Một số đặc điểm của loa
Đặc điểm
Có bộ xử lí thông tin
Không có bộ xử lí thông tin
1) Có thể bật, tắt, điều chỉnh âm lượng bằng giọng nói.
2) Phải dùng công tắc nguồn để ngắt điện.
3) Có thể kết nối Bluetooth để truyền phát nhạc tử điện thoại thông minh, máy tính bảng.
4) Chỉ có thể thay đổi âm lượng bằng cách xoay núm điều chỉnh (cơ học).
b) Bảng 6. Một số đặc điểm của nồi cơm điện
Đặc điểm
Có bộ xử lí thông tin
Không có bộ xử lí thông tin
1) Có thể hẹn giờ nấu chín cơm.
2) Có thể chọn chế độ khác nhau như: nấu cơm thường, nấu nhanh, nấu cháo, hâm nóng, giữ ấm, ...
(3) Có thể kết nối Internet, điều khiển từ xa qua ứng dụng trên điện thoại thông minh.
4) Sử dụng rơ le nhiệt để ngắt điện khi đạt đến nhiệt độ nhất định.
Đánh dấu ü vào ô trống để xác định mỗi ví dụ trong Bảng 4 minh hoạ tác động
của công nghệ thông tin đối với xã hội hoặc giáo dục.
Bảng 4. Một số ví dụ về tác động của công nghệ thông tin đối với xã hội, giáo dục:
Ví dụ
Tác động của công nghệ thông tin
Đối với xã hội.
Đối với giáo dục
a) Sử dụng máy tính, điện thoại thông minh để xem tin tức trên báo điện tử; chia sẻ, giao lưu trên mạng xã hội
b) Ứng dụng đa phương tiện, mô phỏng giúp để tiếp thu kiến thức hơn.
c) Mua, bán trực tuyến, khám chữa bệnh từ xa, ứng dụng ngân hàng số, dịch vụ công trực tuyến.
d) Phần mềm quản lí học tập, quản lí thi cho phép dễ dàng tra cứu lịch học, kết quả học tập, điểm thị trên Internet, . ..
e) Công nghệ in theo kiểu sắp chữ được thay thế bằng chế bản trên máy tính.
g) Chụp ảnh dùng phim được thay thế bằng chụp ảnh kĩ thuật số.
h) Trang trại thông minh, nhà máy thông minh.
i) Xuất hiện phương thức dạy học mới là E-Learning.
k) Xuất hiện bạo lực, lừa đảo, vi phạm bản quyền trên mạng.
I) Sử dụng các thiết bị số, dịch vụ tìm kiếm, trí tuệ nhân tạo để gian lận trong học tập.
Ghép mỗi định hướng với một đặc trưng cơ bản, yêu cầu công việc cho phù hợp.
Định hướng
Đặc trưng cơ bản
Yêu cầu công việc
I. Khoa học
Máy tính
1) Trên cơ sở công nghệ, giải pháp có sẵn, triển khai các ứng dụng tin học đáp ứng nhu cầu của người dùng.
a) Cần có tư duy lôgic, khả năng phân tích, thiết kế, thành thạo về ngôn ngữ lập trình,…
II. Tin học
ứng dụng
2) Nghiên cứu nguyên
lí hoạt động của máy tính, thuật toán, cấu
trúc dữ liệu; phát
triển các giải pháp,
công nghệ mới về
phần cứng, phần
mềm máy tính.
b) Cần tìm hiểu nhu cầu, nghiệp vụ của khách hàng để đưa ra giải pháp ứng dụng tin học phù hợp.
Ghép mỗi nhóm nghề với sản phẩm chính, công việc đặc thù cho phù hợp.
Nhóm nghề
Sản phẩm chính
Công việc đặc thù
I. Phát triển
Phần mềm
1) Hệ thống máy tính, mạng máy tính hoạt động ổn định, hiệu quả an toàn, bảo mật, đáp ứng nhu cầu của tổ chức, cá nhân.
a)
- Thu nhập, phân tích, mô tả yêu cầu về phần mềm.
- Thiết kế phần mềm.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu, lập trình.
- Kiểm thử, đưa phần mềm vào sử dụng.
II. Quản trị
Và thiết kế cơ sở dữ liệu
2) Cơ sở dữ liệu được tổ chức, quản lí hiệu quả, đảm bảo hoạt động của tổ chức, cá nhân.
b)
- Giám sát, duy trì hoạt động.
- Phòng chống tấn công mạng, virus máy tính,sao lưu, khôi phục dữ liệu.
- Khắc phục lỗi, hỗ trợ người dung.
- Nâng cấp.
III. Quản trị
Hệ thống
3) Các phần mềm máy tính đáp ứng nhu cầu sử dụng của tổ chức và cá nhân trong làm việc, sinh hoạt, giải trí.
c)
- Thiết kế cơ sở dữ liệu.
- Phân quyền, cấp quyền sử dụng.
- Giám sát, duy trì hoạt động.
- Khôi phục dữ liệu, khắc phục sự cố.
- Nâng cấp.